Sở GD&ĐT Hà Nội phát động chương trình 'Máy tính cho em' hỗ trợ học sinh học trực tuyến

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội vừa ký công văn liên tịch gửi các Phòng GD&ĐT, các nhà trường, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức xã hội về việc vận động hưởng ứng chương trình “Máy tính cho em”.

Trước diễn biến phức tạp và kéo dài của dịch Covid-19, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai dạy học trực tuyến và dạy học trên truyền hình, giúp học sinh tạm dừng đến trường, không dừng học.

Tuy nhiên, tại nhiều địa bàn khó khăn của thành phố, còn nhiều học sinh chưa có phương tiện cần thiết để tham gia học trực tuyến.

Qua gần 2 năm triển khai, chương trình “Máy tính cho em” đã vận động, quyên góp được hơn 2.000 máy tính, điện thoại thông minh và các phương tiện học tập trực tuyến để hỗ trợ việc học tập cho học sinh Thủ đô.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ GD&ĐT, chỉ đạo của thành phố Hà Nội về việc trong bất cứ hoàn cảnh nào, không để học sinh bị bỏ lại phía sau, năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tiếp tục kêu gọi các đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành Giáo dục hưởng ứng chương trình “Máy tính cho em” nhằm giúp đỡ cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn thiếu thiết bị học tập.

Cũng theo ông Cương, các đơn vị, cá nhân có thể ủng hộ bằng nhiều hình thức như ủng hộ các thiết bị máy tính, điện thoại thông minh, ipad, ti vi (thiết bị mới hoặc đã qua sử dụng),...

“Sở cũng đề nghị các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh hưởng ứng chương trình; khuyến khích các đơn vị, nhà trường phát động và hỗ trợ trực tiếp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn”- ông Cương nói.

Đồng thời, các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường lập danh sách các học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa có thiết bị học trực tuyến, học trên truyền hình (ưu tiên học sinh lớp 9, lớp 12), gửi danh sách về Sở trước ngày 15-10-2021.

Trước đó, Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phát động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em” nhằm huy động mọi nguồn lực cho học sinh chưa có và không thể có khả năng mua thiết bị học tập trực tuyến.

Việc này trước mắt sẽ ưu tiên các địa phương khó khăn, vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Bộ đề nghị các GĐ Sở, Chủ tịch Công đoàn giáo dục địa phương; các đại học, học viện, đơn vị trực thuộc phát động quyên góp; vận động công chức, viên chức, người lao động ủng hộ ít nhất 1 ngày thu nhập.

MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.