Soi giấc ngủ để tìm ra tín hiệu không ổn mà cơ thể muốn nói với bạn

Soi giấc ngủ để tìm ra tín hiệu không ổn mà cơ thể muốn nói với bạn
HHT - Cơ thể không hề ngừng “giao tiếp” với bạn kể cả khi bạn ngủ, chỉ là chúng ta có đủ quan tâm đến những dấu hiệu bất thường này hay không.

Bạn không thể nằm ngửa mà ngủ được

Nếu bạn thấy nằm ngửa mà ngủ là rất khó, hoặc ban đầu thì bạn nằm ngửa, nhưng chẳng bao lâu sau bạn tự lăn nghiêng ra, thì rất có thể đang có một vấn đề “ẩn giấu”. Khi nằm ngửa, một số thay đổi sinh lý học thường ảnh hưởng tới việc bạn hít thở. Một số vấn đề có thể gây ra tắc nghẽn hoặc khó chịu ở mũi và họng bạn, gây khó khăn cho việc hít thở khi ngủ.

“Manh mối” bất ngờ: Những người có xương hàm/ cấu trúc khuôn mặt hẹp thường dễ bị hội chứng khó thở khi ngủ nhất. Cho nên việc đi phẫu thuật thẩm mỹ gọt hàm (đang là “mốt” trong giới showbiz) cực kỳ có hại về sau này đấy!

Soi giấc ngủ để tìm ra tín hiệu không ổn mà cơ thể muốn nói với bạn ảnh 1

Bạn đá và giật chăn    

Không gì khó chịu hơn một người ngủ cùng mà cứ giật chăn hoặc đá lung tung. “Thủ phạm” có thể là một rối loạn cử động chân tay có chu kỳ (PLMD). Những người bị rối loạn này thường đá, vung tay, ngọ nguậy, lăn quanh giường suốt đêm - và sáng dậy thấy vừa mệt mỏi vừa bực bội vì không được ngủ ngon.

Hội chứng này cũng gần giống với hội chứng chân không yên (RLS), nhưng những người bị hội chứng chân không yên thường có cảm giác không yên ở chân và nhất định muốn cử động khi họ đang thức. Còn hội chứng PLMD thường xảy ra khi bạn ngủ mà bạn chẳng biết gì. Nó cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc, như thuốc chống dị ứng, chống trầm cảm…

Soi giấc ngủ để tìm ra tín hiệu không ổn mà cơ thể muốn nói với bạn ảnh 2

Bạn ngáy rất to

Ngáy to không chỉ là làm phiền người khác. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc ngáy - nhất là ngáy rất to - có liên quan trực tiếp với các bệnh tim mạch, vừa là nguyên nhân vừa là kết quả.

Theo một nghiên cứu dùng siêu âm mới đây ở Bệnh viện Henry Ford (Detroit, Mỹ), thì những người ngáy to có nguy cơ bị dày thành động mạch hơn người bình thường, mà động mạch là con đường đưa dòng máu giàu oxy lên não. Đây là một trong những yếu tố cảnh báo về bệnh tim mạch.

Nếu sáng dậy mà miệng bạn thường xuyên khô khốc thì chứng tỏ ban đêm bạn thường phải thở bằng miệng - tức là bạn ngáy nhiều khi phổi bạn cố lấy đủ không khí đấy. Và nếu việc này nghiêm trọng đến mức khiến bạn thấy rất khó chịu thì tất nhiên là cần hỏi ý kiến bác sĩ rồi.

Soi giấc ngủ để tìm ra tín hiệu không ổn mà cơ thể muốn nói với bạn ảnh 3

Lúc đi ngủ thì bạn thấy lạnh nhưng lúc tỉnh dậy lại thấy nóng

Những người cảm thấy lúc nóng lúc lạnh thay đổi nhiều lần trong khi ngủ thường có vấn đề với tuyến giáp. Còn nếu khi bạn đi ngủ mà thấy tay và chân cực kỳ lạnh thì đó có thể là tín hiệu của một rối loạn tuần hoàn mà các mạch máu đưa máu đến chân tay (và đôi khi là mũi nữa) hẹp lại, khiến máu khó tới những bộ phận đó.

Bạn hay bị nhức đầu lúc ngủ dậy

Nếu những cơn nhức đầu buổi sáng xảy ra thường xuyên, thì lời giải thích đơn giản nhất là nhức đầu do căng cơ, là hậu quả của tư thế ngủ: Bạn kê gối quá cao, ví dụ thế, khiến các cơ cổ bị căng. Hoặc nếu bạn bị nghiến răng khi ngủ thì sự căng cơ hàm kéo dài cũng có thể khiến bạn bị nhức đầu kinh khủng. Những cơn nhức đầu do căng cơ kiểu này thường tập trung ở đỉnh hoặc hai bên đầu, hoặc bạn có thể cảm thấy như có cái kẹp siết vào hai bên đầu bạn. Vậy nhớ chú ý nhiều hơn đến tư thế ngủ nhé!

Theo tuần san hoa học trò
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đồ makeup có tuổi thọ hết đấy, hãy chú ý để không ảnh hưởng xấu đến làn da

Đồ makeup có tuổi thọ hết đấy, hãy chú ý để không ảnh hưởng xấu đến làn da

HHT - Đồ trang điểm không khác gì chiếc đũa thần của bà tiên có thể hô biến những nàng vịt thành thiên nga chỉ sau một khoảng thời gian ngắn ngủi. Nhưng không phải cứ đũa thần là được dùng khỏi nhìn hạn. Đồ makeup có tuổi thọ hết đấy. Cùng chú ý để thay mới, tuyệt đối không dùng đồ quá date vì chúng ảnh hưởng rất xấu đến làn da đấy!