Sự kiện người mẫu châu Á đầu tiên kết show Chanel cho thấy làn sóng ngầm trong thời trang cao cấp

HHT - Siêu mẫu Hàn Quốc Shin Hyun Ji đã ghi dấu ấn vào lịch sử thời trang khi là người mẫu châu Á đầu tiên kết show thời trang cao cấp Chanel. Từ đây, công thức "ngầm" về sử dụng người mẫu châu Á trong giới thời trang cao cấp cũng được tiết lộ.
Sự kiện người mẫu châu Á đầu tiên kết show Chanel cho thấy làn sóng ngầm trong thời trang cao cấp ảnh 1

Shin Hyun Ji đánh dấu cột mốc mới
về làn sóng châu Á trong thời trang cao cấp

Lần đầu tiên trong lịch sử Chanel, người mẫu châu Á được chọn là gương mặt "last face" duy nhất kết thúc show Haute Couture của nhà mốt Pháp. Điều này mang ý nghĩa quan trọng đối với giới thời trang, nâng tầm vị thế châu Á trên bản đồ thời trang xa xỉ. Từ trước đến nay, Chanel cũng là nhà mốt tiên phong trong việc trọng dụng người mẫu châu Á trong lịch sử phát triển của mình.

Sự kiện người mẫu châu Á đầu tiên kết show Chanel cho thấy làn sóng ngầm trong thời trang cao cấp ảnh 2

Siêu mẫu Hàn Quốc Shin Hyun Ji kết show Haute Couture Xuân - Hè 2023 của Chanel được tổ chức tại Grand Palais Ephemer, Paris vào ngày 24/1.

Ngành công nghiệp thời trang chưa bao giờ hết tranh cãi khi nói đến việc đại diện chính xác cho "con người thật". Thông thường, những lời chỉ trích tập trung vào những người mẫu có hình thể "mỏng" một cách phi thực tế và những vấn đề liên quan đến chủng tộc.

Sự kiện người mẫu châu Á đầu tiên kết show Chanel cho thấy làn sóng ngầm trong thời trang cao cấp ảnh 3

Kimora Lee Simmons - người mẫu Á đầu tiên ký với Chanel khi mới 13 tuổi dưới thời nhà thiết kế huyền thoại Karl Largerfeld.

Sự kiện người mẫu châu Á đầu tiên kết show Chanel cho thấy làn sóng ngầm trong thời trang cao cấp ảnh 4

Fei Fei Sun là người mẫu châu Á đầu tiên xuất hiện một mình trên Vogue Ý và cũng chính NTK Karl Largerfeld là người chắp cánh cho siêu mẫu Trung Quốc khi chọn cô diễn cho show Chanel 2009. Kể từ đó, Fei Fei Sun là gương mặt yêu thích của nhiều nhà mốt hàng đầu.

Với sự thay đổi của xã hội, người tiêu dùng đang dành sự chú ý thiện cảm đến các nhãn hiệu thời trang bền vững, quan tâm đến môi trường, quan tâm sâu sắc đến các phong trào xã hội. Vì thế gần đây, các chiến dịch thời trang, mỹ phẩm thường nhấn mạnh tính đa dạng không phân biệt trong ngành thể hiện ở nhiều khía cạnh: Ủng hộ các nhà thiết kế nữ, đặc biệt là các nhà thiết kế nữ đến từ châu Á, ủng hộ các thương hiệu do người da màu sáng lập, ủng hộ người mẫu châu Á, người mẫu da màu.

Sự kiện người mẫu châu Á đầu tiên kết show Chanel cho thấy làn sóng ngầm trong thời trang cao cấp ảnh 5

Liu Wen là người mẫu châu Á nổi tiếng nhất thế giới.

Trong đó hashtag #StopAsianHate được giới thời trang chiến đấu và đẩy lên rất mạnh mẽ trong suốt thời kỳ đại dịch. Và việc nhà mốt lớn như Chanel cũng không nằm ngoài xu hướng này là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đây không chỉ là phong trào xã hội, bênh vực người yếu thế, mà trái lại ở một góc nhìn khác, câu chuyện này đang khẳng định một sức mạnh mới, cán cân tiêu thụ đang dần nghiêng về thị trường châu Á khiến giới thời trang có một "công thức ngầm".

Công thức ngầm về sử dụng
người mẫu châu Á trong giới thời trang cao cấp

Theo phân tích của Fashion Model Directory (FMD), một cơ sở dữ liệu ngành, đã tiết lộ: Nhìn vào tỉ lệ người mẫu các chủng tộc trên sàn catwalk của một thương hiệu có thể biết được khá chính xác tỉ lệ khách hàng hiện tại của họ trên toàn cầu. Nói cách khác, sàn diễn thời trang đang thể hiện chân dung các tập khách hàng của họ.

Sự kiện người mẫu châu Á đầu tiên kết show Chanel cho thấy làn sóng ngầm trong thời trang cao cấp ảnh 6

Soo Joo Park - gương mặt yêu thích của rất nhiều nhà mốt lớn.

Tỷ lệ doanh thu của các thương hiệu thời trang xa xỉ kiếm được từ người tiêu dùng châu Á trong 15 năm qua đã tăng lên đáng kể. Iva Mirbach, nhà nghiên cứu và phân tích thời trang tại FMD và công ty nghiên cứu International Fashion Digital Automated Quantification, cho biết: "Khi ngày càng có nhiều thương hiệu chất lượng cao được sản xuất ở châu Á, các thương hiệu phương Tây suy nghĩ lại và tích cực giải quyết thị trường châu Á, nếu không họ sẽ mất một số của khách hàng của họ."

Sự kiện người mẫu châu Á đầu tiên kết show Chanel cho thấy làn sóng ngầm trong thời trang cao cấp ảnh 7

Hoyeon Jung, ngôi sao phim Trò Chơi Con Mực hiện là gương mặt đại diện của Louis Vuitton.

Số lượng người mẫu nữ châu Á tại các buổi trình diễn thời trang của Burberry thể hiện tỷ lệ tương đối về cơ sở khách hàng của hãng là 37%. Tỷ lệ người mẫu da màu tại các buổi trình diễn của Burberry cao hơn 13%. Nếu Prada muốn thuê những người mẫu phù hợp với nhóm khách hàng của mình, hãng sẽ phải tăng số lượng người mẫu châu Á lên 42%. Dior sẽ yêu cầu ít hơn 35% người mẫu da trắng, 2% người mẫu da màu và 36% người mẫu châu Á.

Theo tính toán của FMD, nếu tỷ lệ khách hàng châu Á tăng lên một đơn vị thì tỷ lệ người mẫu nữ châu Á cũng tăng tương ứng trong năm tiếp theo.

Sự kiện người mẫu châu Á đầu tiên kết show Chanel cho thấy làn sóng ngầm trong thời trang cao cấp ảnh 8

Edward Enninful - Tổng biên tập là nam và là người da màu đầu tiên của Vogue.

Tính đa dạng trong giới thời trang còn thể hiện ở xóa bỏ định kiến giới: Vogue UK gây chú ý khi bổ nhiệm Edward Enninful - người đàn ông đầu tiên và cũng là người da màu đầu tiên làm Tổng biên tập trong lịch sử 100 năm của tạp chí.

Kết lại, cho dù chuyện người mẫu châu Á kết show Chanel là một tiến bộ trong xóa bỏ định kiến hay một nước cờ thông minh trong kinh doanh thì nó vẫn thể hiện sự chuyển dịch nhanh nhạy, tiên phong của ngành thời trang đối với tâm tư nguyện vọng của khách hàng và của thay đổi xã hội.

Sự kiện người mẫu châu Á đầu tiên kết show Chanel cho thấy làn sóng ngầm trong thời trang cao cấp ảnh 9