Sự thật về những hòn đá biết đi ở "thung lũng chết"

Sự thật về những hòn đá biết đi ở "thung lũng chết"
HHT - Trong khoảng thời gian từ 2 - 5 năm, những hòn đá ở "thung lũng chết" di chuyển cách vị trí ban đầu lên tới 45 m.
Racetrack Playa là một vùng đất khô cằn, nằm ở phía tây nam thung lũng chết (Death Valley) thuộc công viên quốc gia California, Mỹ.
Nơi này được biết đến với nhiều bí mật kỳ lạ của hành tinh, đặc biệt là những tảng đá tự dịch chuyển. Những tảng đá này xuất hiện trên bề mặt, phía sau chúng là những dấu vết của quá trình trượt lướt, rẽ trái, rẽ phải...
Đây là khu vực không có người sinh sống và cũng chưa ai tới đây nhìn thấy những hòn đá dịch chuyển. Theo tính toán, có những hòn đá cách vị trí ban đầu 450 m trong thời gian từ 2 - 5 năm. Không ai biết được tốc độ di chuyển của chúng ra sao.
Quãng đường, lộ trình khi những hòn đá di chuyển không giống nhau dù có những hòn cùng trọng lượng, hình dáng. Và nhiều du khách tới đây đã câu hỏi đặt ra là:
Trả lời cho câu hỏi này, các nhà khoa học đã đặt ra nhiều giả thiết khác nhau, trong đó, một giả thiết được nhiều người tin nhất chính là những hòn đá dịch chuyển do có lực hấp dẫn.
Tuy nhiên, điều này đã bị bác bỏ khi các nhà khoa học nghiên cứu địa hình khu vực này. Cụ thể, khu vực này tương đối bằng phẳng, phía bắc cao hơn phía nam vài cm nên hầu hết những hòn đá di chuyển giống như leo dốc.
Một giả thuyết khác đặt ra là những hòn đá này di chuyển nhờ mưa, gió. Theo nghiên cứu của một giáo sư địa chất trường đại học ở bang San Jose ở California, gió ở đây rất mạnh và đã đẩy các hòn đá đi. Một số người còn yêu cầu gắn các thiết bị theo dõi sự dịch chuyển của những hòn đá kỳ lạ này.
Và câu trả lời dần được làm rõ vào cuối năm 2013. Hai nhà nghiên cứu Jim và Richard Norris đã đến khảo sát khu vực
Thiết bị GPS được gắn lên những hòn đá tại khu vực, ghi lại vị trí và tốc độ.
Theo NY times, khi bề mặt khu vực được phủ một lớp nước có độ sâu vừa đủ để tạo thành khố băng nổi. Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, mặt hồ sẽ đóng băng, phần bên dưới vẫn là nước. Phần băng dày lên để đủ độ cứng và tạo lực đẩy tảng đá. Khi nhiệt độ tăng lên, những tảng băng dần tan ra, nhờ sức gió va đập vào những hòn đá và đẩy hòn đá di chuyển. Tuy nhiên, các nhà khoa học mới quan sát được sự dịch chuyển của một số hòn đá nhỏ.
Theo vov.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Mắt bão Yagi đã có nhiều mây và không còn rõ nét, khi nào bão bắt đầu suy yếu?

Mắt bão Yagi đã có nhiều mây và không còn rõ nét, khi nào bão bắt đầu suy yếu?

HHT - Bão Yagi (bão số 3) đang gây ảnh hưởng rất lớn ở nhiều tỉnh thành thuộc miền Bắc nước ta. Gió ở Thủ đô Hà Nội rất mạnh, làm đổ nhiều cây cối, vỡ các cửa kính, tốc mái tôn… Đến chiều tối nay, hình ảnh mắt bão không còn rõ nét mà có nhiều mây che phủ, như vậy có thể nói lên điều gì?
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?