Sự thật về video sóng biển đáng sợ, cao chạm tới tận mây: Khoa học giải thích thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một video sóng biển dâng cao dần rồi tung lên, chạm tới tận mây trời, đang được chia sẻ và xem liên tục trên mạng xã hội. Nhiều người tỏ ra sợ hãi trước sức mạnh của Mẹ Thiên Nhiên. Vậy video này - được cho là thật chứ không phải dựng trên máy tính - được giải thích thế nào?

Thiên nhiên luôn rất kỳ diệu, có những khi đẹp đến mê hoặc, và cũng có những khi đáng sợ đến rùng mình.

Gần đây, một video nước ở đại dương dâng cao dần, rồi tạo thành con sóng vươn lên đến tận mây trời đang được chia sẻ nhanh chóng trên mạng, thu hút hàng triệu lượt xem và netizen băn khoăn rằng liệu có thật là sóng ở đại dương có thể cao được đến thế hay không.

Video sóng đánh chạm mây - Nguồn: Conor Hegyi.

Cư dân mạng viết những bình luận như:

“Mẹ Thiên Nhiên - bất khả chiến bại”.

“Những con sóng vừa đẹp đẽ, vừa hùng mạnh, vừa đáng sợ. Tôi không thể rời mắt khỏi video này”.

“Thế mới thấy con người thật nhỏ bé trước Mẹ Thiên Nhiên”.

Thực tế, video này do một người tên là Conor Hegyi ghi lại, trước đây đã từng được đăng trên một tài khoản chuyên về khoa học nhưng không kèm theo lời giải thích rõ ràng. Vì vậy, khi được chia sẻ lại, nó vẫn khiến netizen đặt ra nhiều câu hỏi, rằng liệu sóng đã tung lên rất cao, hay mây đã sà xuống rất thấp.

Sự thật về video sóng biển đáng sợ, cao chạm tới tận mây: Khoa học giải thích thế nào? ảnh 1

Dù là sóng biển cao, hay là mây thấp, thì trông cũng đều rất đáng sợ. Ảnh: Astronautics & Space Science.

Nhưng các nhà khoa học giải thích rằng, video này được quay ở góc độ và thời điểm hoàn hảo nên khiến người xem dễ bị nhầm lẫn. Sóng trong video có vẻ như chạm tới những đám mây, nhưng sự thật không phải như vậy, mà “những đám mây” trong video này thật ra là những “hạt” li ti của nước biển.

Đó là những phần tử ở thể rắn hoặc lỏng lơ lửng trong không khí. Những phần tử này trông giống như khí, mà một ví dụ dễ thấy là dung dịch được xịt ra từ các bình xịt phun sương. Những “hạt” li ti này thường hình thành ở khu vực tiếp giáp mặt biển - không khí và có thể “đánh lừa” thị giác vì trông chúng rất giống những đám mây.

Sự thật về video sóng biển đáng sợ, cao chạm tới tận mây: Khoa học giải thích thế nào? ảnh 2

Trông giống mây, nhưng không phải mây. Ảnh: Colorado State University.

Tóm lại là sóng biển không thể cao đến mức chạm đến những đám mây thật trên bầu trời. Tuy nhiên, sóng cũng có thể cao đến mức rất nguy hiểm và đáng sợ, đặc biệt là khi có hoạt động địa chấn ở gần hoặc dưới biển. Đợt sóng lớn nhất mà con người từng ghi lại được là ở Vịnh Lituya (Alaska, Mỹ) vào năm 1958, cao tới 524 mét, tàn phá mọi thứ trên đường đi của nó.

Sự thật về video sóng biển đáng sợ, cao chạm tới tận mây: Khoa học giải thích thế nào? ảnh 6
MỚI - NÓNG
BTS "nằm không dính đạn", bị réo tên trong xung đột giữa nhà HYBE và Min Hee Jin
BTS "nằm không dính đạn", bị réo tên trong xung đột giữa nhà HYBE và Min Hee Jin
HHT - Tên gọi "Chống đạn thiếu niên đoàn" của BTS lại một lần nữa phát huy công dụng khi nhóm vô cớ bị réo tên trong drama "sóng gió gia tộc" nhà HYBE. Người hâm mộ gục ngã vì cười quá nhiều khi hàng loạt hình ảnh thời ra mắt của nhóm được đào lại, netizen "hóng dưa" cũng được giải lao để chuẩn bị hóng hớt các tình tiết gây cấn tiếp theo.
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn
HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?