Sữa có phải là nguyên liệu cực lành để dưỡng da... hay thực tế là có liên quan đến mụn?

Sữa có phải là nguyên liệu cực lành để dưỡng da... hay thực tế là có liên quan đến mụn?
HHT - Thực tế ít ai biết rằng, trong sữa chứa IGF-1 và cả hoóc-môn của bò mẹ sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của nội tiết tố và có liên quan đến việc gây nổi mụn nhiều hơn.

Sữa không hề là nguyên liệu cực lành để dưỡng và làm trắng da cho giới trẻ như nhiều người vẫn nghĩ. Thực tế ít ai biết rằng, trong sữa chứa IGF-1 và cả hoóc-môn của bò mẹ sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của nội tiết tố và có liên quan đến việc gây nổi mụn nhiều hơn. Những người có làn da dầu, dễ mụn, đặc biệt là mụn do rối loạn nội tiết ở tuổi dậy thì khi sử dụng các sản phẩm sữa sẽ làm da “nổi loạn” không ngừng. Nếu muốn sử dụng sản phẩm từ sữa để dưỡng da thì chúng mình chỉ nên dùng sữa organic. Tuy nhiên, việc dưỡng da nên hạn chế các sản phẩm từ động vật như trứng và sữa vì có khả năng gây ra nhiễm trùng, chỉ nên chủ yếu dùng các loại trái cây và rau củ để dưỡng da thôi nhé!

Sữa có phải là nguyên liệu cực lành để dưỡng da... hay thực tế là có liên quan đến mụn? ảnh 1

Gia phả họ nhà… mụn

Mụn là do vi khuẩn và bụi bẩn bị “kẹt” lại trong lỗ chân lông, và thường được phân ra thành nhiều loại để dễ dàng “thuần hóa” hơn. Sau đây là một số bí kíp nhỏ về việc nặn mụn tùy thuộc vào từng loại “đèn pin”:

Mụn đầu đen, đầu trắng, mụn cám: Là loại mụn mà bất kì ai cũng có dù số lượng nhỏ hay lớn. Đó là do bụi bẩn “cư ngụ” tại các lỗ chân lông to, nhưng chưa đủ để gây viêm hay sưng mủ. Đối với loại mụn này, bạn hoàn toàn có thể “chế ngự” chúng tại nhà bằng cách tẩy trang, rửa mặt sạch mỗi ngày và tẩy tế bào chết cho da 2 - 3 tuần một lần, hay xông hơi bằng nước trà nóng cho lỗ chân lông nở ra rồi dùng tăm bông “đẩy” mụn ra ngoài 1 lần/ tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm giảm mụn bằng sửa rửa mặt có chứa AHA và BHA. Nhưng nên nhớ, mụn sẽ quay lại sau vài tuần dù đã được làm sạch, và điều này là hoàn toàn bình thường nhé!

Sữa có phải là nguyên liệu cực lành để dưỡng da... hay thực tế là có liên quan đến mụn? ảnh 2

Mụn ẩn: Cũng là một loại mụn nhỏ li ti nhưng “khó trị” hơn các loại mụn ở trên. Vì các “em” ấy nằm sâu dưới da, làm cho da sần, không trơn láng, nhưng lại nằm ở sâu nên nếu lấy không đúng cách dễ làm da bị thâm, và mụn sẽ lây lan ra các vùng da lân cận. Mụn ẩn thường không tự hết chỉ với cách làm sạch da thông thường, nên các bạn có thể đi đến các spa/ thẩm mỹ viện hay phòng mạch da liễu để được lấy hết mụn ẩn ra một lúc (1 lần/ tháng) rồi dưỡng da lại. Loại “đèn pin” này ít gây thâm hay sẹo khi được nặn.

Mụn viêm, mụn bọc: Là những chiếc “đèn pin đại ca” nhất. Mụn vừa to, vừa gây đau nhức và dễ để lại một phần sẹo rỗ, sẹo thâm to đùng nếu không được nặn đúng cách. Với các “em í” thì hãy luôn luôn đi đến spa/ phòng khám da liễu để được “tống khứ” đi và chỉ nên nặn khi “đèn pin” đủ “chín”, chứ không nên “táy máy” ở nhà nhé. Sau một vài lần được nặn mụn đúng cách, bạn có thể tự thực hiện tại nhà bằng các bước sau: Rửa mặt sạch trước khi nặn, đeo găng tay, dùng hai que tăm bông sạch để đẩy hết nhân mụn lên, lau sạch lại bằng bông gòn y tế và sát trùng bằng dung dịch sát trùng vết thương. Sau khi nặn, bạn cũng luôn nên dùng kem chống nắng nhiều hơn ở phần da đó để tránh sẹo nhé!

Sữa có phải là nguyên liệu cực lành để dưỡng da... hay thực tế là có liên quan đến mụn? ảnh 3

Phòng mạch bác sĩ Tò Mò và Khôn Lớn

Bác sĩ ơi, em lỡ có chữ X thứ ba vào tuần trước. Hôm qua cậu ấy bảo với em là cậu í bị… nấm ở vùng kín và có hơi ngứa ngáy khó chịu. Tuy em không thấy có gì “kì lạ” ở “vùng bikini” như ngứa hay đỏ gì cả, không biết em có bị bệnh giống gà bông không?

Chào bạn, nấm là một trong các loại bệnh lây nhiễm qua đường tình dục dễ gặp và dễ lây lan nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm không phải 100% và bệnh nấm lây qua đường sinh dục tương đối dễ chữa nếu phát hiện sớm, nên bạn đừng “xoắn” quá nhé!

Sữa có phải là nguyên liệu cực lành để dưỡng da... hay thực tế là có liên quan đến mụn? ảnh 4

Khi biết “đối phương” bị nấm “tấn công”, thì việc đầu tiên là bạn cần ghé thăm bác sĩ phụ khoa để kiểm tra xem mình có nhiễm không. Đối với con gái, vì bộ phận sinh dục “ẩn sâu” nên sẽ khó phát hiện nấm hơn các “đầu đinh”. Phe “kẹp nơ” cần để ý kĩ những dấu hiệu “cảnh báo” có sự viêm nhiễm đường sinh dục sớm là có huyết trắng ra nhiều, đóng thành cục (hay mảng), có màu “lạ” (vàng hay xanh) và mùi khó chịu. Ngứa và mẩn đỏ cũng có thể xảy ra tùy vào loại nấm nào đang “tạm trú”. Cách tốt nhất để phòng tránh nấm và các bệnh lây truyền qua đường QHTD khác là sử dụng “áo mưa” và vệ sinh “cô bé” sạch sẽ thường xuyên.

ÉN NÌ - YAOYAO 

Trân trọng cảm ơn Bác sỹ Trang Phương Trinh (Bệnh viện New York Presbyterian, Mỹ) đã hiệu đính cho bài viết

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm