HHT - Tôi lại lặng lẽ đọc truyện, chơi điện tử. Nhưng tai luôn lắng nghe, chờ tiếng chân ai đá vào cánh cổng. Chờ đợi rất lâu, đến lúc tôi không còn mong ngóng nữa, Cú Bông đột ngột trở về.
HHT - Một bài thơ nhỏ của một người cha không phải là nhà thơ. Một câu chuyện giản dị như mỗi cảnh đời mà bạn vẫn gặp ở bất cứ vùng quê nào. Một câu chuyện giữa một người cha và đứa con trai mà ông không chỉ yêu thương mà còn rất đỗi tự hào.
HHT - Một đoàn xe lửa dài dằng dặc chạy rầm rầm, lao qua trong vài phút. Âm thanh đoàn tàu vang động mãi. Lần đầu tiên, tôi được nhìn thấy xe lửa thật ngoài đời. Tim tôi đập mạnh. Bỗng dưng, cả một thế giới hoàn toàn mới mẻ mở ra trước mắt con nhóc cưỡi trên chiếc xe đạp kỳ diệu.
HHT - Trên đường đi, cha rủ rỉ bảo rằng thấy tui không phải đi đóng phim, cha lại mừng. Bởi vì cha muốn tui khiêm tốn và tập trung học hành. "Là người trưởng thành, mình phải biết chấp nhận thất bại. Thất bại cũng tốt không kém gì thành công, nếu con biết mình còn kém cỏi những gì để mà cố gắng!".
HHT - Tôi đứng trước tủ kính. Đôi giày vẫn ở nguyên đấy. Tuy nhiên, thật kỳ lạ, sức hấp dẫn của nó đã hoàn toàn tan biến. Bao nhiêu thời gian, công sức và cả nước mắt đã đổ ra. Nhưng giờ đây, tôi không muốn nó nữa.
HHT - Ngay từ nhỏ xíu, tay phải Hòa đã bị tật. Mọi thứ nó đều làm bằng tay trái. Thế nhưng, nó viết bài nhanh chẳng kém ai. Trực nhật, nó cũng chẳng cần ai giúp. Còn giờ ra chơi, thấy nó bắn bi, đánh cầu lông bằng một tay thì mới thật là dễ nể. Nhưng nuôi một con cún nhỏ xíu đâu phải chuyện giỡn chơi...
HHT - Bươn bả khắp nơi để xoay ra tiền ra gạo cho má, cho em có cái ăn cái học, anh Hai tui gầy sắt, nhỏ hoài, làm như vóc dáng mãi ở lại tuổi 15, không bao giờ cao lên được nữa.
Bài làm của Hóa chỉ được 3 điểm. Rất khó khăn, tớ ghi số 8 vào sổ. Chợt, tớ nhận ra một cách có thể làm tớ bớt áy náy: Tớ ghi cho Hóa thêm 5 điểm, thì tớ phải tự bớt đi 5 điểm của mình. Lần đầu tiên trong đời làm điều khuất tất, tớ run cầm cập.
HHT - Tôi lớn lên, đeo bao nhiêu đôi bông đẹp đẽ. Mỗi lần nhìn Bửu, cậu bạn giờ học cùng lớp 11, tôi hay liếc vội một bên dái tai của cậu. Bửu chẳng đeo khuyên. Với tôi, cái dấu xuyên nhỏ xíu kia chính là dấu khắc của tình bạn.
HHT - Lúc nó thò đầu qua ô lấy vé, tớ giật mình. Tóc nó cắt ngắn, cháy khét. Bao quanh mắt, khoảng da trắng hơn mấy chỗ khác khiến nó trông giống hệt một... con quái vật biển. Thú thiệt, chưa bao giờ tớ thấy một con nhỏ nào xấu xí đến thế.
HHT - Ngay chiều hôm đó, dì Tư xăm xăm đi kiếm cây kéo. Dì nói cạo trọc cho tui, hết tóc thì chí sẽ hết sạch. Tui khóc nức. Thằng Dừa nắm tay dì Tư, van xin: "Không có tóc, Bé Ba xấu hoắc à. Dì Tư đừng xuống tay, tội nghiệp. Để con kiếm cách khác..."
HHT - Sau này, tui nghe ba kể món thịt chuột đồng dưới quê rất quý giá, chỉ dành đãi khách quý. Thế mà tui nỡ lòng giận nhỏ Bé Tư. Có lẽ không chỉ là đôi mắt, đôi tai, mà tâm hồn tui phải mở thật rộng, mới có thể biết một người bạn thương quý mình đến mức nào...
HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Dù mới bé choắt, tui bắt đầu nghĩ tới chuyện kiếm tiền. Ở bên kia cầu có xưởng chế biến tôm khô. Khi hàng về, các bà các chị rảnh rang thường chạy qua đó, lãnh tôm lột vỏ. Một hôm, canh lúc bố ngủ, mẹ không có nhà, tui làm liều chạy qua đó.
Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.
Tui và nhỏ Vân giờ đã lớn. Tiệm sách cho thuê cũng dẹp rồi. Tôi vẫn nhớ hoài các câu chuyện đọc thời niên thiếu đã phủ lên tuổi thơ những tia sáng lấp lánh của trí tưởng tượng, xóa đi hình ảnh vất vả của nhà dột, của những đồng bạc lẻ...
HHT - Cuộc thi "mở mắt to" diễn ra vào buổi sáng. "Lính lác" đứa nào cũng quả quyết rằng tên bạn ruột của mình mắt to hơn cả. Bỗng dưng, thằng Hậu hét lớn: "Mắt to nhất là nhỏ Mai! Nhỏ Mai!". Hậu nhảy tới, ra sức "chào hàng" mắt tớ: "To dễ sợ chưa! Còn lớn hơn hai cái hột nhãn!".
HHT - Bà nội có mấy đồ gốm sứ xếp lớp lang trong tủ kiếng. Lạ nhất là một cái bình, màu trắng, nhưng nếu soi lên nắng trời sẽ thấy một đôi rồng in trong lòng bình. Nội nhắc chừng: "Nhẹ tạy với mấy thứ quý giá này. Coi chừng bể là tội lắm đó nghen Thi!".
HHT - Với mấy tấm ảnh "tư liệu" đó trong tay, thêm kỹ xảo vi tính, tụi nó biến hóa tui từ mặc quần tắm thành... cuổng trời mấy hồi. Càng nghĩ, tui càng đau! Tưởng tượng tất cả tụi con gái đã chuyền tay nhau bức hình "nóng" cười rúc rích, tui ngã vật xuống chiếu, nằm xụi lơ.
HHT - Bao nhiêu năm qua đi, nhưng tớ vẫn nhớ từng chi tiết các máy hát và radio cũ. Tập sửa chữa chúng, dưới sự bảo ban của Nội, tớ còn tự sửa bản thân, học thêm bao nhiêu điều quý giá ở đời.
HHT - Dạo gần đây, tôi xem lại lần thứ n bộ phim đã khiến tôi một thời mê mẩn - “Reply 1988”. Mặc dù đã coi nhiều lần, nhưng cảm xúc dường như vẫn còn rất mới, và mọi chi tiết của phim vẫn khiến tôi vừa mới cười đó đã rơi nước mắt.
HHT - Năm nào cũng vậy, khi tiết trời ở vào lúc giao thời giữa mùa mưa và mùa khô, nghĩa là khoảng đầu tháng 11 âm lịch, những đám lau sậy đến mùa trổ hoa. Mỗi khi tới mùa cây sậy khoe sắc đưa hương, tôi lại nhớ về một thời ấu thơ với biết bao kỷ niệm gắn liền với những bông hoa sậy bình dị phất phơ trong gió…
HHT - Mỗi khi Hè tới, tôi thường nôn nao nhớ về nơi có mảnh vườn rộng lớn với vô vàn cây trái đang vào mùa quả chín, và ước ao được đứng giữa khu vườn để ăn thỏa thuê cây trái như lúc bé thơ.
HHT - Mỗi lần trở về quê hay hoài niệm chút quá khứ của mình nơi thôn quê, tôi vẫn luôn thấy bóng dáng của căn bếp tranh vách đất thân thiết ấy hiện hữu trong tâm trí. Đó là cả một thời nghèo khó nhưng ấm áp, không bao giờ có thể quên căn bếp tranh vách đất với rơm rạ mịt mùng tro bụi…