Tại sao đai an toàn máy bay lại đeo ở bụng chứ không phải ở vai như xe ô tô?

Tại sao đai an toàn máy bay lại đeo ở bụng chứ không phải ở vai như xe ô tô?
HHT - Trước khi máy bay cất cánh, các tiếp viên đều nhắc nhở về việc đeo đai an toàn. Tuy nhiên, đai an toàn trên máy bay lại được đặt ở vùng đùi chứ không phải ở vai như khi đi ô tô. Tại sao vậy nhỉ?

Theo Giám đốc điều hành Viện an toàn hàng không của Hiệp hội Phi công - Richard McSpadden chia sẻ: “Trong thực tế, xác suất tai nạn hàng không xảy ra rất thấp, thấp đến nỗi nhiều người vẫn tự hỏi mình "xác suất tai nạn xảy ra với tôi là bao nhiêu cơ chứ?". Tuy nhiên, nếu điều gì đó có xác suất xảy ra thì nó vẫn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Do đó, cá nhân tôi vẫn sẽ thắt đai an toàn vì đầu sẽ là bộ phận bị tổn thương nặng nề nhất do va đập với trần máy bay”.

Tại sao đai an toàn máy bay lại đeo ở bụng chứ không phải ở vai như xe ô tô? ảnh 1

Heather Poole, một tiếp viên hàng không của hãng Hàng không Mỹ đã trả lời The Telegraph rằng: “Lý do cho việc hành khách và cả phi hành đoàn phải thắt dây an toàn là vì nó có thể hạn chế chấn thương. Nhiều hành khách cho rằng họ sẽ bay lơ lửng trong không trung nếu máy bay gặp nạn. Tuy nhiên, trong thực tế máy bay lao đầu xuống rất nhanh, nếu không thắt đai an toàn bạn sẽ lập tức bị văng ra khỏi ghế và đập đầu vào trần máy bay do quán tính”.

Cũng theo Richard McSpadden tiết lộ, việc đai an toàn đeo ở vai và ngực có tác dụng bảo vệ tốt hơn nhiều so với đai an toàn đeo ở đùi. Tuy nhiên, để thay thế đai ở đùi bằng đai ở vai, ngực các hãng hàng không sẽ tốn rất nhiều chi phí và rất khó để quản lý cũng như đảm bảo 100% tác dụng. Bởi vì, việc đeo đai ở vai và ngực sẽ gây tác dụng phù là mệt mỏi và khó chịu với hành khách và phi công, nhất là trong những chuyến bay nhiều giờ.

Tại sao đai an toàn máy bay lại đeo ở bụng chứ không phải ở vai như xe ô tô? ảnh 2

David King, một nạn nhân của tai nạn máy bay vào tháng 7 năm 2013 của hãng hàng không Asiana khiến 3 người chết đã trả lời phỏng vấn tạp chí Time: “Khi có một tai nạn mà gia tốc theo chiều dọc, dây đai an toàn ở đùi sẽ là biện pháp tốt nhất để tránh va chạm với trần máy bay.”

Một nguyên nhân khác cho việc các hãng hàng không chọn đặt dây đai ở đùi mà không phải là vùng vai và ngực còn đến từ mức độ an toàn của các chuyến bay. Theo đó, trong năm 2017, không có trường hợp sự cố máy bay thương mại nào trên khắp thế giới được báo cáo.

Dựa theo số liệu trong năm 2017 mà hãng tư vấn hàng không Hà Lan To70 ước tính có “0,8 vụ tai nạn chết người trên một triệu chuyến bay của máy bay chở khách lớn. Tức là sẽ có 1 sự cố xảy ra mỗi 12 triệu chuyến bay.” Do đó, chúng ta không cần phải bận tâm nhiều về việc đai an toàn đặt ở vị trí nào.

Tại sao đai an toàn máy bay lại đeo ở bụng chứ không phải ở vai như xe ô tô? ảnh 3

Lịch sử ngành hàng không đã từng ghi lại việc một hành khách vẫn mất mạng mặc dù đã đeo đai an toàn. Theo đó, chuyến bay mà Jennifer Riordan, vị hành khác xấu số đã gặp nạn khi một phần từ động cơ máy bay Southwest 737 văng ra khỏi vị trí và bay thẳng đến chỗ cửa sổ bên cạnh cô vào ngày 17 tháng 4 năm 2018 và Jennifer gần như bị hút ra khỏi máy bay khi áp lực không khí trong khoang máy bay thoát ra khỏi cửa sổ.

Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những tai nạn vô cùng hiếm gặp, vì thế chúng ta vẫn phải thắt dây an toàn khi đi máy bay. Ngoài ra, không chỉ được thiết kế cho trường hợp chuyến bay gặp trục trặc, đai an toàn còn được thiết kế để bảo vệ bạn trong quá trình đang bay.

Theo saostar.vn
MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm