Tại sao hôm nay toàn thế giới như “lên đồng” vì chặng đua nước rút tới ghế Tổng thống Mỹ?

HHT - Từ sáng nay, mở điện thoại lên vào mạng hẳn bạn cũng nhận thấy, chặng "nước rút" của cuộc đua vào ghế Tổng thống Mỹ được cập nhật gay cấn từng giây trên Google, Facebook, Twitter, các trang tin, báo chí... Vì sao mọi người lại quan tâm tới cuộc bầu cử "nhà người ta" đến thế cơ chứ nhỉ?

Làm sao để trở thành một Tổng thống Mỹ?

Quá trình bầu cử Tổng thống tại Mỹ được diễn ra bốn năm một lần, chưa tính cuộc bầu cử giữa nhiệm kì mỗi hai năm và đây chính là sự kiện được quan tâm bậc nhất tại Mỹ. Hành trình trở thành Tổng thống là một con đường cực kì dài hơi. Bạn có thể theo dõi kết quả tranh cử trực tiếp tại https://www.politico.com/2020-election/results/president/.

Tại sao hôm nay toàn thế giới như “lên đồng” vì chặng đua nước rút tới ghế Tổng thống Mỹ? ảnh 1 Kết quả của cuộc bầu cử tính đến 2:43pm giờ Việt Nam. - Nguồn: politico.com

Cạnh tranh trong “bể cá”

Để ứng cử cho vị trí Tổng thống, ứng viên phải đạt những tiêu chí cơ bản như là công dân được sinh ra tại Hoa Kỳ, ít nhất 35 tuổi và sinh sống tại Hoa Kỳ trong ít nhất 14 năm. 

Ban đầu sẽ có rất nhiều ứng viên mong muốn chạy đua cho vị trí Tổng thống Mỹ, những ứng viên này sau đó sẽ được xếp theo nhóm dựa trên cơ sở chính trị của họ - Đảng Dân chủ hoặc Cộng hòa. Trong mỗi Đảng, những cuộc họp mặt sẽ được tổ chức để các ứng viên thuyết phục người trong đảng bầu chọn cho mình trở thành người đại diện tranh cử, và những cuộc bỏ phiếu kín sẽ được diễn ra.

Sau quá trình này, mỗi Đảng sẽ đề cử ra một người đại diện. Đây sẽ là người có niềm tin và những chính sách phù hợp với niềm tin chung cho Đảng đó nhất. Mỗi người được chọn của từng Đảng lúc này sẽ chọn cho mình một người đồng hành cùng thực hiện chiến dịch bầu cử quốc gia, người này cũng chính là ứng viên cho vị trí Phó Tổng thống. 

Cho đến thu phục “đại dương” 

Ứng cử viên đại diện của Đảng Dân chủ và Cộng hòa tranh cử cho vị trí Tổng thống và Phó Tổng thống lúc này sẽ thực hiện chiến dịch của mình bằng cách diễn thuyết hoặc đề xuất những chính sách mới mà mình muốn thực hiện nếu đắc cử. Đây chính là cơ hội để các ứng viên kêu gọi người dân ủng hộ cho mình.

Trong giai đoạn này, những cuộc Presidential Debate (Tranh biện Tổng thống) cũng sẽ được tổ chức để người dân có thể hiểu rõ hơn về những chính sách và tầm nhìn của ứng viên. Từ đó đưa ra quyết định xem đâu sẽ là người phù hợp nhất để “gửi gắm” lá phiếu bầu của mình. 

Tại sao hôm nay toàn thế giới như “lên đồng” vì chặng đua nước rút tới ghế Tổng thống Mỹ? ảnh 2 Cuộc bầu cử vẫn đang diễn ra căng thẳng giữa Trump và Biden. Nguồn ảnh: https://www.bostonglobe.com/

Thế nhưng điều quan trọng nhất chính là, không phải ai được nhiều lá phiếu nhất từ người dân sẽ trở thành Tổng thống. Mà cuộc bầu cử Tổng thống toàn dân sẽ được diễn ra theo bang. Đây chính là điểm phức tạp nhất trong quá trình tranh cử.

Tại mỗi bang khi người dân bầu cho ứng viên Tổng thống, họ cũng sẽ bầu cho một số lượng electors (đại cử tri) - nôm na là những người thay mặt cho người dân của bang đó bày tỏ quan điểm tại Quốc hội. Bang nào càng đông dân, số lượng đại cử tri càng nhiều, và nắm nhiều lá phiếu bầu hơn trong đợt tranh cử. Đại cử tri trong mỗi bang có thể đưa ra những sự lựa chọn bầu cử khác nhau, và cuối cùng toàn bộ số lượng phiếu bầu của bang đó sẽ được tính cho Đảng thu được đa số phiếu.

Từ năm 1960 đến nay, toàn nước Mỹ có 538 đại cử tri, và vì vậy nên bất kì ứng viên nào chỉ cần vượt qua số lượng 270 đại cử tri bầu cho mình sẽ nghiễm nhiên đắc cử. Tuy nhiên, trừ một vài bang quy định rõ đại cử tri của bang phải bầu cho người được nhiều phiếu phổ thông (phiếu trực tiếp từ người dân), một số bang cho phép đại cử tri bầu khác với phổ thông.

Vì vậy nên có những trường hợp, ứng viên được chiếm được nhiều phiếu bầu phổ thông hơn (được nhiều người dân ủng hộ hơn) lại thua trong đợt tranh cử vì không có đủ số phiếu bầu của đại cử tri, giống như trường hợp của bà Hillary Clinton vào năm 2016. 

Những lí do bạn nên quan tâm đến chuyện bầu cử “nhà người ta”

Dù đây là cuộc bầu cử nội bộ của nước Mỹ, thế nhưng người dân trên toàn thế giới đều quan tâm theo dõi sát sao từng diễn biến. Đó là bởi vì với cương vị một đất nước lớn có quyền lực và sự ảnh hưởng lớn đến thế giới, những chính sách của Tổng thống Mỹ cũng có khả năng tác động lên nền kinh tế và văn hóa, giáo dục của chúng ta. Đặc biệt là đối với các bạn có dự định đi du học hoặc đang du học tại Mỹ, kết quả của cuộc bầu cử sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên cuộc sống của chính các bạn. 

Bạn Diệu Linh (19 tuổi, sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM) chia sẻ: “Hôm nay vừa vào lớp giảng viên đã hỏi xem tụi mình có theo dõi cuộc bầu cử đang diễn ra tại Mỹ không. Thầy chia sẻ rằng kết quả có thể gây ảnh hưởng rất lớn về mặt kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa khi giá trị cổ phiếu của các quốc gia, tập đoàn có thể phụ thuộc vào nhau.”

Tại sao hôm nay toàn thế giới như “lên đồng” vì chặng đua nước rút tới ghế Tổng thống Mỹ? ảnh 3 Kết quả cuộc bầu cử có thể tác động trực tiếp đến các du học sinh tại Mỹ cũng như có ảnh hưởng đến thế giới. Ảnh: NVCC

Bạn Minh Phúc (20 tuổi, sinh viên tại trường Rochester University, New York, Mỹ) chia sẻ: “Chính trị Mỹ cũng ảnh hưởng tới mọi người, cả thế giới. Nhất là du học sinh khi mà mình không có quyền bỏ phiếu nhưng những chính sách lại ảnh hưởng đến mình rất là nhiều nên mình cũng cảm thấy khá lo lắng. Và từng lá phiếu bầu có thể tác động trực tiếp đến cuộc sống hiện tại của mình tại Mỹ, và cũng như là các bạn ở Việt Nam thông qua các chính sách đối ngoại của nước Mỹ.” 

Tại sao hôm nay toàn thế giới như “lên đồng” vì chặng đua nước rút tới ghế Tổng thống Mỹ? ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trương Hải Đăng: Người đứng sau sự thành công của HadaPlus

Trương Hải Đăng: Người đứng sau sự thành công của HadaPlus

Trương Hải Đăng, CEO và Nhà sáng lập của HadaPlus, đã trở thành một trong những nhân vật nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh online tại Việt Nam. Từ một khởi đầu khiêm tốn, anh đã dẫn dắt HadaPlus trở thành một thương hiệu uy tín, mang lại nhiều giá trị cho các nhà bán hàng trên nền tảng TikTok Shop. Với nhiều giải thưởng và thành tích đáng kể, hành trình của Hải Đăng là minh chứng cho tài năng, sự kiên trì và tầm nhìn chiến lược.
Hình ảnh như phim thảm họa ở Tây Ban Nha: Chưa hết lũ lụt lại đến lốc xoáy

Hình ảnh như phim thảm họa ở Tây Ban Nha: Chưa hết lũ lụt lại đến lốc xoáy

HHT - Lũ lụt khác thường ở Tây Ban Nha đang biến các đường phố thành sông, phá hủy nhà cửa, đã khiến gần 100 người thiệt mạng. Còn chưa hết mưa lớn với nước lụt thì lốc xoáy lại xuất hiện, hất đổ cả ô tô tải. Hình ảnh ở nhiều nơi tại Tây Ban Nha trông thực sự như trong những bộ phim thảm họa.
Video lũ lụt ở Tây Ban Nha: Chỉ 10 phút nước ngập nửa bánh xe, ô tô chất đống

Video lũ lụt ở Tây Ban Nha: Chỉ 10 phút nước ngập nửa bánh xe, ô tô chất đống

HHT - Hàng chục người đã thiệt mạng trong lũ lụt ở Tây Ban Nha, mà vùng Valencia là bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nước ngập dâng lên rất nhanh, chỉ 10 phút đã ngập nửa bánh xe, khiến nhiều người mắc kẹt. Trên đường phố, ô tô chồng chất lên nhau, tạo nên một khung cảnh rất khó tin. Đợt lũ lụt lạ thường này ở Tây Ban Nha là hiện tượng gì?