Tại sao trăng rằm tháng Giêng ở khá xa Trái đất ?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trăng rằm tháng Giêng có vẻ nhỏ hơn mức trung bình vì nó nằm ở một trong những điểm xa nhất trên quỹ đạo hình elip quanh Trái đất.
Tại sao trăng rằm tháng Giêng ở khá xa Trái đất ? ảnh 1

Trăng tròn tháng hai là "trăng tuyết" vì tuyết thường đọng lại trên mặt đất ở phần lớn Bắc Mỹ vào thời điểm này trong năm

Vị trí này làm cho trăng rằm tháng Giêng hay còn gọi là "Trăng tuyết" trở thành một micromoon, một mặt trăng tròn có thể nhìn thấy khi mặt trăng ở một trong những khoảng cách lớn nhất của nó so với Trái đất. Theo thuật ngữ thiên văn học, hiện tượng này được gọi là apogee. Theo tạp chí EarthSky, trăng rằm tháng Giêng sẽ cách Trái đất 405.830 km, so với khoảng cách trung bình là 384.400 km.

Trăng rằm tháng Giêng được gọi là Trăng tuyết trong văn hóa dân gian Mỹ vì tuyết thường đọng lại trên mặt đất ở phần lớn Bắc Mỹ vào thời điểm này trong năm.

Theo Hiệp hội du lịch thổ dân da đỏ Alaska của Mỹ, các tên khác của người Mỹ bản địa đặt cho mặt trăng của tháng Hai bao gồm Mặt trăng đói (được sử dụng bởi một số nhóm người Cherokee ở Bắc Carolina) và Mặt trăng hoa đầu tiên (được sử dụng bởi Quốc gia Catawba ở Nam Carolina).

Trăng tuyết sẽ tròn nhất vào vào ngày 5/2 (giờ Mỹ, tức ngày 6/2 giờ Việt Nam). Trăng sẽ nhô lên trên đường chân trời vào khoảng hoàng hôn. Theo EarthSky, mặt trăng sẽ nằm trong chòm sao Leo (sư tử), gần ngôi sao sáng nhất trong nhóm đó, Regulus. Mặt trăng cũng sẽ sáng và tròn vào đêm 4 và 6/2.

Sau khi mặt trời lặn, sao Kim sẽ mọc và sao Mộc đang rơi xuống . Theo Earth Sky, hai hành tinh này sẽ dần xuất hiện gần nhau hơn trong suốt tháng 2 và sẽ chỉ cách nhau một sợi tóc vào ngày 1/3 năm 2023. Sao Thủy cũng sẽ lơ lửng phía trên đường chân trời phía đông nam đối với người xem ở Bắc bán cầu vào đầu tháng 2, trong khi sao Hỏa sẽ xuất hiện trên cao gần các cụm sao Hyades và Pleiades từ hoàng hôn đến sáng sớm giờ sáng.

Trăng non của tháng 2 diễn ra vào ngày 20/2.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku hoàn thành sẽ thúc đẩy kinh tế ở Gia Lai – Bình Định và Tây Nguyên phát triển mạnh

Kết nối rừng - biển khi sáp nhập tỉnh: Mở đường vươn ra biển lớn

TP - Lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên kỳ vọng, phương án dự kiến sáp nhập tỉnh, thành theo hướng kết nối rừng - biển nếu thành hiện thực sẽ giúp các địa phương này tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, rộng đường để nông sản vươn ra biển lớn. Khi các tuyến cao tốc được đầu tư, vận hành sẽ thúc đẩy giao thương mạnh mẽ giữa các vùng, giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.
‘Mẹ bé Bắp’ trở thành từ khoá hot nhất Quý I/2025

‘Mẹ bé Bắp’ trở thành từ khoá hot nhất Quý I/2025

TPO - Với tốc độ tìm kiếm tăng 13,1 lần trong quý I/2025, “mẹ bé Bắp” là một trong những từ khoá hot nhất Quý I/2025, cho thấy sự quan tâm của người dùng đến những lùm xùm xoay quanh câu chuyện kêu gọi và sử dụng tiền từ thiện. “Sáp nhập”, “phạt nguội” cũng là những từ khoá được quan tâm đặc biệt trong thời gian qua.
Nguồn gốc bí ẩn của chiếc mũ sắt Sutton Hoo

Nguồn gốc bí ẩn của chiếc mũ sắt Sutton Hoo

TPO - Một phát hiện mới cho thấy chiếc mũ sắt nổi tiếng từ thế kỷ thứ bảy của Sutton Hoo ở Anh có thể được chế tác ở miền nam Scandinavia.Ý tưởng này xuất phát từ việc phát hiện ra một khuôn đúc kim loại bằng đồng hoặc con dấu ở Đan Mạch, mô tả một chiến binh đang cưỡi ngựa.
Lý do dự án công nghệ thông tin 10.000 tỷ nguy cơ ‘mắc cạn’

Lý do dự án công nghệ thông tin 10.000 tỷ nguy cơ ‘mắc cạn’

TPO - Bình Dương là một trong các địa phương top đầu về phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số. Với mong muốn thay đổi diện mạo, tỉnh này đã lên kế hoạch đầu tư nhiều công trình xứng tầm, trong đó có Trung tâm công nghệ thông tin tập trung hơn 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án có nguy cơ “mắc cạn” do rào cản pháp lý.