Tăng chiều cao có khó không?

Tăng chiều cao có khó không?
Ngay từ lúc nằm trong bụng mẹ, chiều dài của thai nhi đã có ý nghĩa quan trọng đối với chiều cao đạt được lúc trưởng thành.

Tăng chiều cao có khó không?

> 20 năm và 4 cm
> Cách tăng chiều cao cho trẻ
> Sử dụng hormone tăng trưởng chiều cao: Tiền mất tật mang

Ngay từ lúc nằm trong bụng mẹ, chiều dài của thai nhi đã có ý nghĩa quan trọng đối với chiều cao đạt được lúc trưởng thành.

Để có chiều cao tốt, cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ảnh: Kim Anh
Để có chiều cao tốt, cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ảnh: Kim Anh.

Để đầu tư cho tăng trưởng về chiều cao đạt được lúc trưởng thành, cần chú ý không chỉ giai đoạn đầu đời của con người mà phải ngay từ khi người mẹ sắp mang thai. Đây là nhận định của ông Lê Danh Tuyên, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, khi trao đổi với PV xung quanh việc làm thế nào để nâng cao chiều cao cho người Việt Nam.

- Ông có thể cho biết chiều cao của người Việt Nam hiện nay như thế nào so với các nước trong cùng khu vực?

- Tham khảo chiều cao trung bình của một số quốc gia trong khu vực châu Á thì tại Malaysia năm 2008, chiều cao trung bình là 1,68 m với nam và 1,58 m với nữ; còn vào năm 2003, chiều cao trung bình của người dân Singapore đã là 1,71 m với nam và 1,6 m với nữ. Còn theo khảo sát vào năm 2009, chiều cao trung bình ở Việt Nam là 1,64 m với nam và 1,54 m với nữ. Như vậy, so với các nước trong cùng khu vực thì chiều cao trung bình của ta vẫn còn kém khá xa.

- Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến việc chiều cao trung bình của chúng ta chưa theo kịp các nước?

- Nguyên nhân chính khiến chiều cao của người trưởng thành nước ta còn thấp là vấn đề suy dinh dưỡng (SDD) thể thấp còi. Hiện tại, tỷ lệ SDD ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao trong khu vực, tổng số trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi chiếm 29,3%. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chiều cao đạt được cuối cùng của người trưởng thành được định đoạt chủ yếu bởi dinh dưỡng từ khi thụ thai đến hai tuổi. Như vậy, hai năm đầu là giai đoạn quyết định, sau hai tuổi mà trẻ bị SDD thấp còi, sau này dù can thiệp nhiều cách cũng rất khó đạt chiều cao tối đa.

- Dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tăng chiều cao. Vậy theo ông, cần bổ sung dinh dưỡng ra sao để chiều cao được cải thiện?

Chúng ta vẫn có nhầm lẫn là chỉ tập trung phát triển chiều cao cho trẻ vào tuổi dậy thì. Thực tế, giai đoạn tăng chiều cao được quyết định ở thời kỳ phụ nữ trước khi mang thai nhưng lại thường không được chú ý. Ngay từ lúc nằm trong bụng mẹ, chiều dài của thai nhi đã có ý nghĩa quan trọng đối với chiều cao đạt được lúc trưởng thành. Việc can thiệp dinh dưỡng phải bắt đầu từ khi người mẹ còn ở độ tuổi vị thành niên, cần được cung cấp đầy đủ các vi chất để chuẩn bị cho quá trình làm mẹ sau này. Khi mẹ được chăm sóc tốt, đứa bé càng đạt được mức tiềm năng mà gene qui định.

- Hiện nay, khẩu phần ăn của người Việt Nam có điều gì chưa hợp lý, thưa ông?

- Hiện nay, trong khẩu phần ăn của chúng ta, ngũ cốc (gạo, sắn, khoai…) đang có xu hướng giảm đi rõ rệt, còn các thực phẩm như thịt, trứng, sữa có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy mức tiêu thụ lương thực - thực phẩm của nhân dân đang được cải thiện theo chiều hướng tốt lên.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra việc lạm dụng thịt là nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, ung thư… Vì vậy, người dân nên sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng protit không béo như cá, đậu nành, đậu tương. Một khẩu phần ăn hợp lý thì thịt chỉ nên dùng 50 - 60 gr mỗi ngày, cá và thủy hải sản 100 - 150 gr mỗi ngày, rau xanh 200 - 300 gr và hạn chế dầu mỡ ở mức 20 gr mỗi ngày.

Theo Lan Hương
Đất Việt
Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG