Đăng ký chế độ trích tiền tự động
Nếu bạn có việc làm thêm hoặc tiền hằng tháng chuyển vào tài khoản thẻ, hãy đăng ký trích tiền tiết kiệm tự động (ví dụ 10%) như thế bạn sẽ có khoản tiết kiệm một cách “không đau đớn”, bạn sẽ tạm quên số tiền đó và không tiêu lấn vào.
Bán đi đồ không dùng đến
Tự đặt ra luật mỗi khi chúng ta cần mua món gì đắt tiền thì trước hết hãy cố gắng thu gom đồ không dùng đến. Luôn có những chiếc đầm treo mãi trong tủ áo chưa từng được mặc hay sách chưa có ý định bóc tem. Nhờ các group facebook hoặc garage sale, hoặc tự đăng lên facebook để bán chúng đi. Tiền đang có sẵn trong nhà chúng ta đấy!
Xa mặt cách lòng
Mỗi lần muốn mua cái gì đó mình thích nhưng không thực sự cần, thử “cách ly” chúng trong vòng một ngày. Nếu bạn vẫn còn mơ tưởng, có thể quay lại. Nhưng đa số trường hợp chúng ta sẽ ngạc nhiên nhận ra mình quên rất nhanh.
Cân nhắc xem món đồ bạn định sắm tốn bao nhiêu giờ làm việc của bản thân. |
Quy đổi giờ làm việc
Cân nhắc xem món đồ bạn định sắm tốn bao nhiêu giờ làm việc của bản thân. Bạn sẽ phải làm thêm, hoặc làm việc nhà cho bố mẹ để có khoản tiền mua sắm. Thế thì thứ định mua được đổi bằng bao nhiêu giờ làm việc?
Luôn có thói quen so sánh giá
Luôn đặt ra câu hỏi có cái tương tự mà giá rẻ hơn không? Đặc biệt hàng thời trang bây giờ mẫu mã rất giống nhau. Cùng một mẫu túi mà ở các cửa hàng khác, nhãn hiệu khác nhau giá chênh lệch khá nhiều đó.
Tự phạt
Mỗi lần định mua cái gì xa xỉ một chút, hãy tự “phạt” mình bằng cách bỏ hũ tiết kiệm đúng bằng số tiền đã bỏ ra. Nếu không đủ tiền để làm thế nghĩa là bạn không đủ tiền để mua món đó!
Mượn thay vì mua
Thỉnh thoảng mới đi du lịch hoặc cắm trại thì những gì có thể mượn hoặc thuê được thì không nên mua. Ví dụ như va li cỡ bự, đồ cắm trại, lều…
Không mua sắm khi đói bụng
Đừng đi qua các cửa hàng 24h để mua đồ ăn khi bạn siêu đói, bạn sẽ sắm những thứ thông thường chẳng bao giờ mua.
Date
Luôn kiểm tra ngày hết hạn của thực phẩm để tránh lãng phí.
Gom tiền lẻ vào một hũ
Khi đầy rồi hãy đổi chúng thành tiền chẵn ở các cửa hàng tạp hóa.
Giảm giá
Bất cứ trung tâm mua sắm nào cũng có hàng giảm giá, điều này nhắc bạn 2 việc: Một là đừng bao giờ mua hàng nguyên giá trừ khi quá cần kiếp, hai là đừng cố thuyết phục mình mua thứ gì chỉ vì giảm giá, vì lúc nào cũng có chương trình sale quanh năm.
Tiền mặt
Dùng tiền mặt, đừng quẹt thẻ. Tốt nhất nên cất thẻ ở nhà luôn, việc ra ATM để rút tiền khiến bạn vì lười mà nghĩ kỹ khi chi. Hơn nữa khi lấy tiền thật ra khỏi ví bạn cảm nhận rõ mình đang tiêu tiền hơn là cứ quẹt thẻ.
ATM
Đừng tốn tiền nhảm nhí cho việc rút tiền mặt ở cây ATM trái ngân hàng, chỉ rút ở ngân hàng bạn làm thẻ hoặc cụm ngân hàng liên thông. Và chọn rút mệnh giá cao nhất để giảm thiểu số lần rút, bị charge phí vô duyên mà còn mất thời gian.
Tự làm đồ ăn
Ăn trưa ở nhà hoặc mang đồ ăn trưa theo ít nhất 2 lần/ tuần.
Lên kế hoạch ăn uống
Lên kế hoạch mình ăn gì trước cả tuần sẽ khiến bạn tiết kiệm nhiều hơn ăn theo cảm hứng. Bằng cách lên kế hoạch trước, bạn sẽ điều tiết được mức độ “tự thưởng” quá đà.
Lên kế hoạch mình ăn gì trước cả tuần sẽ khiến bạn tiết kiệm nhiều hơn. |
Lên kế hoạch du lịch
Đi du lịch, hãy kế hoạch trước để mua vé sớm. Vé máy bay mà mua gấp có khi đắt gấp 3 lần.
Giữ đồ đạc thật cẩn thận
Đừng vứt bừa quần áo vào máy giặt, đồ dễ sứt càng gãy gọng, bung nút, bay màu và bạn lại tốn tiền mua cái mới. Hãy phân loại đồ giặt máy, đồ giặt tay.
Hãy độc lập về tài chính
Ngay cả khi bạn có bố mẹ sẵn sàng chi tiền, bạn trai thiếu gia sẵn sàng lo hết mọi thứ cũng đừng cho mình thói quen muốn gì mua được hết để rồi phải phụ thuộc vào “chủ chi” mãi mãi.