Tất cả chúng ta đều nghiện công nghệ, nhưng bạn lệ thuộc vào nó đến mức nào?

Tất cả chúng ta đều nghiện công nghệ, nhưng bạn lệ thuộc vào nó đến mức nào?
HHT - Chúng ta đều không thể sống thiếu công nghệ và mạng xã hội. Nhưng bạn vẫn kiểm soát được “cơn nghiện” của mình hay đã quá lệ thuộc vào nó rồi?

Bạn hãy trả lời đúng hoặc sai cho mỗi câu dưới đây nhé. Nhớ trả lời thành thật đấy!

Việc cuối cùng bạn làm trước khi đi ngủ giống hệt việc đầu tiên bạn làm khi thức dậy: mở điện thoại, vào Facebook và kiểm tra xem có tin tức, tin nhắn nào mới không. Thậm chí nếu có lỡ thức giấc lúc nửa đêm, bạn cũng cầm ngay điện thoại để ngó qua một chút, xem có chuyện gì nóng sốt xảy ra trong khi mình ngủ không.

Tất cả chúng ta đều nghiện công nghệ, nhưng bạn lệ thuộc vào nó đến mức nào? ảnh 1

Ác mộng của bạn chính là đi ra ngoài và phát hiện mình đã quên điện thoại ở nhà. Suốt cả buổi bạn sẽ nóng ruột, nhấp nhổm chỉ mong xong việc thật nhanh để về nhà càng sớm càng tốt.

Bạn và điện thoại luôn ngủ chung một giường, thậm chí bạn còn đặt nó ở dưới gối, để chỉ cần điện thoại rung khẽ là bạn phát hiện ra ngay. Nhưng bạn có biết sóng điện thoại, sóng wifi có thể ảnh hưởng xấu đến não bộ không? Hậu quả dễ thấy nhất là chúng gây chứng khó ngủ.

Bạn ghét phải đi du lịch bằng máy bay, mà thích di chuyển bằng tàu hỏa hoặc ô tô hơn. Lý do đơn giản vì lên máy bay sẽ phải tắt điện thoại hoặc chuyển sang chế độ máy bay, ngay cả chụp ảnh lúc cất cánh hay hạ cánh cũng bị nhắc nhở. Bị tách rời khỏi thế giới ảo, dù chỉ hai tiếng đồng hồ cũng là một điều vô cùng khó chịu.

Khi đi du lịch, khi thấy một điều gì đó thú vị, nhìn thấy cảnh đẹp, chuẩn bị ăn một món ngon… bạn luôn giơ điện thoại lên chụp ảnh và sau đó xem lại mọi thứ qua ảnh, thay vì cảm nhận chúng bằng chính mắt mình.

Tất cả chúng ta đều nghiện công nghệ, nhưng bạn lệ thuộc vào nó đến mức nào? ảnh 2

Trong rất nhiều bức ảnh đi chơi cùng gia đình, rất khó thấy rõ mặt bạn vì bạn còn mải cúi xuống nhìn điện thoại.

Khoảng thời gian dài nhất đối với bạn là khi nhắn tin xong, thấy lời báo người ta đã đọc tin rồi mà chờ mãi không thấy hồi âm.

Gia đình đã quen với việc luôn phải dành một chỗ trống trên bàn ăn để cho chiếc điện thoại của bạn.

Lâu rồi bạn chưa được ăn món nào nóng hổi, dù là tự nấu ở nhà hay ăn ngoài tiệm. Vì mỗi khi có món ăn đặt trên bàn, bạn mất khá nhiều thời gian hí hoáy sắp xếp chụp hình cho đẹp, chỉnh màu rồi tung lên Facebook, chờ mọi người bình luận và sẵn sàng trả lời. Đến khi nhớ ra món ăn thì chúng đều nguội lạnh cả rồi.

Tất cả chúng ta đều nghiện công nghệ, nhưng bạn lệ thuộc vào nó đến mức nào? ảnh 3

Bạn không còn nhớ số điện thoại hay ngày sinh của bất kỳ ai, dù là chồng con, người trong gia đình hay bạn bè thân thiết. Bởi điều này đã có điện thoại và Facebook nhắc nhở thường xuyên rồi.

Bạn rất ghét ra rạp xem những bộ phim bom tấn kèm theo điều kiện không được sử dụng điện thoại trong rạp. Không được chụp ảnh tự sướng trước màn hình rạp để khoe lên Facebook thì còn nói chuyện gì.

Bạn không còn nhớ lần cuối cùng đọc một cuốn sách giấy là bao giờ. Đến truyện tranh bạn cũng tải về điện thoại đọc cho nhanh, dù biết nó hại mắt và không thích bằng cầm một quyển truyện thực sự.

Bạn không biết tên thật của khá nhiều bạn bè, bạn bởi làm quen với họ qua Facebook và chỉ gọi bằng biệt danh họ tự đặt cho mình mà thôi.

Tất cả chúng ta đều nghiện công nghệ, nhưng bạn lệ thuộc vào nó đến mức nào? ảnh 4

Thảm họa bạn sợ nhất là đang ở ngoài đường mà điện thoại báo pin yếu, và bạn không mang dây sạc hay sạc dự phòng theo.

Bạn thường xuyên bị trầy xước chân tay vì vấp ngã do vừa đi đường vừa nhắn tin hoặc chat chit.

Bây giờ thì bạn hãy đếm số câu “đúng” của mình. Nếu nhiều hơn con số 7, nghĩa là bạn đã thành một con nghiện mạng xã hội chính hiệu! Lời khuyên dành cho bạn là hãy tìm cách cai nghiện dần đi, trước khi rắc rối ập tới. Hãy đặt điện thoại/máy tính bảng xuống và dành thời gian cho cuộc sống thực tế quanh mình, bạn nhé!

Theo Trà sữa cho tâm hồn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.
Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

HHT - Kỳ nghỉ hè ngỡ như buồn tẻ và cô độc của Juan trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi cậu bé nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: Chúng lén lút tự di chuyển khi không ai để ý, chúng thay đổi và ăn trộm nội dung của nhau, chúng chỉ xuất hiện nếu muốn được đọc. Dường như chính những cuốn sách mới là chủ của thư viện.
"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

HHT - Những trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu, đến với những cánh rừng đước, đầm lầy, con nước Cửu Long, lắng nghe tiếng gọi hoang dã của muông thú, và đắm mình vào đời sống của những người dân Nam Bộ - những con người dung dị và đáng mến, nhưng cũng rất anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

HHT - Hai tập truyện tranh mới ra mắt trong bộ "Kí ức kiều bào" của hoạ sĩ người Pháp Clément Baloup đã hé lộ phần nào về đời sống xa xứ của các lính thợ, các chân đăng trong giai đoạn Thế chiến II. Bộ truyện tranh đã mở ra một phần lịch sử, qua kí ức của chính những người trong cuộc.