Tàu "ma" dạt vào bờ biển Myanmar sau 9 năm mất tích

Tàu "ma" dạt vào bờ biển Myanmar sau 9 năm mất tích
HHT - Ngư dân địa phương vùng duyên hải phía Nam Myanmar bất ngờ phát hiện một chiếc tàu lớn bỏ không dạt vào bờ biển được cho là đã mất tích cách đây 9 năm.
Tàu "ma" dạt vào bờ biển Myanmar sau 9 năm mất tích ảnh 1

Tàu Sam Ratulangi PB 1600 xuất hiện sau gần 10 năm mất tích. Ảnh: Yangon Police 

Theo BBC, sau gần 1 thập niên mất tích bí ẩn trên biển, con tàu Sam Ratulangi PB 1600 cuối cùng đã mắc cạn ở vị trí cách một bãi cách bờ biển làng Thama Seitta, gần thành phố Yangon, Myanmar, khoảng 11km trong tuần này.

Các ngư dân đã lên con tàu này để kiểm tra nhưng không hề thấy thủy thủ đoàn hay hàng hóa nào. Vụ việc đã được trình báo lên giới chức địa phương.

Trên tài khoản Twitter, cảnh sát Yangon cho biết, con tàu dạt vào gần bờ và mang cờ Indonesia.

Tàu "ma" dạt vào bờ biển Myanmar sau 9 năm mất tích ảnh 2
Tàu Sam Ratulangi PB 1600 trước khi mất tích. 

Aung Kyaw Linn, tổng thư ký Liên đoàn Thủy thủ Myanmar, cho biết con tàu vẫn hoạt động được và có thể đã bị chiếm giữ một thời gian dài trước khi bị bỏ không gần đây. "Chắc hẳn phải có lý do", ông Aung nói.

Theo mạng tin Marine Traffic, con tàu được đóng năm 2001, với chiều dài gần 180m. Vị trí ghi nhận cuối cùng của con tàu là ngoài khơi Đài Loan năm 2009.

Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Sự thật loạt ảnh gây xót xa giữa đợt lũ: Gia đình 3 người sơ tán là dàn dựng

Sự thật loạt ảnh gây xót xa giữa đợt lũ: Gia đình 3 người sơ tán là dàn dựng

HHT - Giữa lúc miền Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng do đợt mưa lũ từ cơn bão số 3 (bão Yagi), nhiều hình ảnh người dân chạy lũ được chia sẻ khiến cư dân mạng xót xa. Tuy nhiên, có những bức ảnh, clip "ngàn like" không phải sự thật. Điển hình như ảnh gia đình 3 người chạy lũ ở xã Ngọc Linh (Hà Giang) hay clip em bé Mèo Vạc khóc nức nở vì mẹ bị lũ cuốn trôi.
Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Với mục đích nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc phân loại và tái chế chai và lon đã qua sử dụng, xây dựng thói quen nhỏ góp phần tạo tác động to lớn để hướng tới tầm nhìn “Vì một thế giới không rác thải”, Báo Tiền Phong và Coca-Cola Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối” tại 5 trường đại học ở TP.HCM.