Teen 2K4 lo ngại trước đề xuất đưa tác phẩm ngoài chương trình vào đề thi tốt nghiệp THPT

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trước đề xuất nên đưa cả các tác phẩm ngoài chương trình học vào đề thi tốt nghiệp THPT, các sĩ tử tương lai bày tỏ ý kiến hoang mang, lo ngại.

Với mục đích giảm bớt tình trạng "học tủ" môn Văn và phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của học sinh, vừa qua đã có những ý kiến đề xuất việc đề thi Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nên sử dụng các tác phẩm ngoài chương trình học. Theo những người đề xuất, sáng kiến này sẽ giúp mở rộng hướng tiếp cận, giúp học sinh biết cách đọc và hiểu thêm nhiều tác phẩm khác, đồng thời cũng tránh được tình trạng “đóng khung" đề thi theo sách giáo khoa.

Từ bậc THCS cho đến THPT, chương trình phổ thông môn Ngữ văn mới sắp áp dụng chỉ có 6 tác phẩm là bắt buộc, còn lại là những tác phẩm tự chọn. Vì thế, nếu đề xuất này được thông qua, giới hạn nội dung đề thi tốt nghiệp THPT cũng sẽ "mở" rất rộng, thí sinh không thể "khoanh vùng" ôn tập như trước. Các đề xuất cho rằng đề thi phải chọn văn bản ý nghĩa, nằm trong chương trình (gồm bắt buộc và tự chọn, cả bậc học THPT), hoặc không nằm trong chương trình, nhưng phải thuộc về một thể loại cụ thể.

Teen 2K4 lo ngại trước đề xuất đưa tác phẩm ngoài chương trình vào đề thi tốt nghiệp THPT ảnh 1

Trong kỳ thi vừa qua, dù nằm trong chương trình song tác phẩm Sóng của Xuân Quỳnh vẫn khiến nhiều thí sinh "trật tủ" vì dự đoán đề thi ra vào tác phẩm văn xuôi.

Sĩ tử 2K4 lo lắng vì không kịp làm quen với cách thức mới

“Việc học online trong điều kiện giãn cách do dịch bệnh trong cả 3 năm học ít nhiều cũng ảnh hưởng khá lớn về chất lượng học của lứa 2K4 tụi mình.” - chia sẻ của bạn Gia Hân (trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM).

Cô bạn bày tỏ lo ngại: “Nếu đề xuất được áp dụng cho kì thi tốt nghiệp năm tới thì có lẽ hơi thiệt cho lứa 2K4 của tụi mình, vì nếu muốn đạt điểm cao thì cần có nhiều thời gian hơn để làm quen với cách học mới này, tự rèn luyện khả năng tự học và chạy nước rút mới có thể đạt kết quả tốt”.

Teen 2K4 lo ngại trước đề xuất đưa tác phẩm ngoài chương trình vào đề thi tốt nghiệp THPT ảnh 2

Gia Hân cho rằng đề xuất mới sẽ khiến khóa các bạn sinh năm 2004 thiệt thòi vì khó thích ứng trong hoàn cảnh học online nhiều hạn chế. Ảnh: NVCC

Bạn Nguyên Phúc (trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu, An Giang) cũng rất lo lắng với đề xuất này: “Chúng mình chỉ còn một năm để vừa học vừa ôn tập, việc đưa một tác phẩm bên ngoài vào đề thi đòi hỏi thí sinh phải có kỹ năng và kiến thức khá vững.” Theo Nguyên Phúc, việc bắt đầu áp dụng đề xuất này cho năm học 2021 - 2022, một năm được dự báo tiếp tục đầy biến động bởi dịch bệnh là “hơi gấp”.

Teen 2K4 lo ngại trước đề xuất đưa tác phẩm ngoài chương trình vào đề thi tốt nghiệp THPT ảnh 3

Bạn Nguyên Phúc. Ảnh: NVCC

Nguyên Phúc chia sẻ thêm: “Những năm qua Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã có những đổi mới trong cách ra đề, không bó hẹp trong phạm vi chương trình lớp 12, điển hình như đề văn đợt 2 vừa rồi. Việc lấy phương án trên làm cách chống ôn tủ cho học sinh là không phù hợp và còn gây chán nản khi học sinh tìm đến môn Văn”.

Bạn Huỳnh Hoàng Mỹ (trường THPT chuyên Nguyễn Thiện Thành, Trà Vinh) đồng tình rằng biện pháp này sẽ hạn chế được tình trạng "ôn tủ" từ đề minh hoạ của Bộ nhưng cho rằng: “Tuy nhiên, nếu áp dụng liền đề xuất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 thì cũng hơi khó cho tụi mình.”

Nhiều thầy cô ủng hộ

Thầy Đỗ Đức Anh (trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) cho rằng thay đổi này sẽ giúp cải thiện phương pháp học Ngữ văn trong nhà trường hiện nay. Chia sẻ với Hoa Học Trò Online, thầy Đức Anh nói: “Vấn đề trong việc giảng dạy môn Văn là quá chú trọng vào dạy kiến thức thay vì kỹ năng cảm thụ, phân tích, đánh giá một tác phẩm. Bởi thế, khi cho ra một tác phẩm ngoài chương trình, học sinh sẽ không có những quan điểm riêng hoặc nhận xét bị phiến diện nếu vẫn chưa được hướng dẫn làm”.

Teen 2K4 lo ngại trước đề xuất đưa tác phẩm ngoài chương trình vào đề thi tốt nghiệp THPT ảnh 4

Thầy Đức Anh đồng tình với đề xuất trên. Ảnh: NVCC

Thầy cho rằng việc ra đề “mở” như vậy là vô cùng cần thiết. Mặc dù sẽ khó khăn để đổi mới cách giảng dạy, cách tiếp thu kiến thức phù hợp nhưng sẽ giúp học sinh có những kỹ năng cần thiết hơn là việc học thuộc.

Nguyễn Hoàng Hồng Châu (giáo viên Ngữ Văn, trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, An Giang) cho biết thay đổi này tiếp nối xu hướng dạy học hiện đã đang được áp dụng: “Đây là hướng dạy học đánh giá phẩm chất năng lực mà chương trình 2018 đang triển khai”. Tuy vậy, cô cũng cho rằng việc thực hiện này cần phải có “lộ trình” và “Đề thi là tổng hợp đánh giá cả một quá trình học tập của học sinh vì vậy cần gắn với chương trình học tập mà học sinh đang học”.

Teen 2K4 lo ngại trước đề xuất đưa tác phẩm ngoài chương trình vào đề thi tốt nghiệp THPT ảnh 5

Cô Hồng Châu. Ảnh: NVCC

Thực tế, thời gian qua, việc ra những đề Văn mở trong các đề thi Ngữ văn đã phần nào đáp ứng được việc đánh giá tính sáng tạo, quan điểm, góc nhìn riêng của thí sinh. Việc đưa các tác phẩm ngoài chương trình học vào đề thi đòi hỏi một lộ trình thay đổi cách tiếp cận tư liệu học tập, khó có thể áp dụng ngay trong hoàn cảnh việc học trực tiếp liên tục bị gián đoạn, thay thế bằng học online trong 2 năm qua và dự kiến cả năm học tới. Vậy nên trước mắt, thiết thực hơn có lẽ là việc tiếp tục xu hướng đề Văn mở trong học và thi để dần giúp teen phá bỏ các khuôn mẫu, tư duy rập khuôn, "học tủ" trong môn Ngữ văn.

Teen 2K4 lo ngại trước đề xuất đưa tác phẩm ngoài chương trình vào đề thi tốt nghiệp THPT ảnh 9
MỚI - NÓNG
Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Tường Lâm: Quan tâm giải quyết đề xuất chính đáng của thanh niên
Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Tường Lâm: Quan tâm giải quyết đề xuất chính đáng của thanh niên
HHT - Làm việc với UBND tỉnh Sóc Trăng, anh Nguyễn Tường Lâm - Bí thư T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm thường trực UBQG về Thanh niên Việt Nam đề nghị, tăng cường đối thoại với thanh niên, đặc biệt quan tâm giải quyết các vấn đề kiến nghị, đề xuất chính đáng của thanh niên sau đối thoại, đảm bảo đúng quy định.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc thi đánh giá năng lực Toán toàn cầu Tofas tổ chức miễn phí cho học sinh Việt Nam

Cuộc thi đánh giá năng lực Toán toàn cầu Tofas tổ chức miễn phí cho học sinh Việt Nam

TOFAS được công nhận là bộ công cụ đánh giá năng lực chuẩn với các câu hỏi kiểm tra được thiết kế và sắp xếp khoa học theo từng mảng kiến thức đã có mặt tại 38 quốc gia có nền giáo dục hàng đầu như: Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển, Nhật Bản, Singpapore… Trong tháng 10, Tofas Việt Nam phát động cuộc thi hoàn toàn miễn phí cho toàn bộ học sinh Việt Nam trong ba đợt thi online vào thàng 10, tháng 11, tháng 12/2023.
Thực hư thông tin thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ bỏ môn Địa lí, bắt buộc thi Lịch sử

Thực hư thông tin thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ bỏ môn Địa lí, bắt buộc thi Lịch sử

HHT - Vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến có 4 môn bắt buộc và 6 môn lựa chọn. Trong đó, 4 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử. Các môn tự chọn gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, Tin học.
Star Awards 2023: Cuộc thi tiếng Anh mang chủ đề "Tuổi trẻ Việt Nam với không gian mạng"

Star Awards 2023: Cuộc thi tiếng Anh mang chủ đề "Tuổi trẻ Việt Nam với không gian mạng"

HHT - Với mục đích tạo môi trường giúp các bạn sinh viên rèn luyện ngoại ngữ, kỹ năng xã hội và tăng cường sự hiểu biết của sinh viên trong ứng xử về các vấn đề phát sinh trên không gian mạng. Cuộc thi Star Awards năm 2023 được tổ chức tại Hà Nội mang chủ đề "Tuổi trẻ Việt Nam với không gian mạng".
Đường Lên Đỉnh Olympia: Hai nam sinh từ Quảng Ngãi và Thanh Hóa phân thắng bại bằng câu hỏi phụ

Đường Lên Đỉnh Olympia: Hai nam sinh từ Quảng Ngãi và Thanh Hóa phân thắng bại bằng câu hỏi phụ

HHT - Hai nam sinh Nguyễn Minh Triết (trường THPT chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi) và Phạm Ngọc Huy (trường THPT Yên Định 1, Thanh Hóa) được đánh giá là "kỳ phùng địch thủ" khi rượt đuổi điểm số để giành vị trí dẫn đầu "đoàn leo núi". Cuối cùng, Nguyễn Minh Triết đã giành được chiến thắng ở câu hỏi phụ của chương trình.