Teen "thả tim" cho sự đổi mới: Học sinh trường nghề phải học 3 môn bắt buộc

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Theo Thông tư mới nhất của Bộ GD&ĐT, học sinh các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ phải học 3 môn bắt buộc gồm: Toán, Ngữ văn, Lịch sử; các môn học lựa chọn gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí. Nhiều teen ủng hộ việc đổi mới này vì sẽ "rộng đường" hơn cho nghề nghiệp tương lai.

Thông tư mới nhất của Bộ GD&ĐT quy định việc tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm thực hiện đầy đủ yêu cầu về khối lượng kiến thức của môn học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và thi kết thúc môn học.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có đủ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ GD&ĐT và bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với khối lượng kiến thức của các môn học để tổ chức giảng dạy các môn học theo ngành, nghề đào tạo.

Teen "thả tim" cho sự đổi mới: Học sinh trường nghề phải học 3 môn bắt buộc ảnh 1

Mỗi ngành, nghề đào tạo phải học các môn học bắt buộc và ít nhất 1 môn học lựa chọn. Ảnh minh hoạ: Internet

Điều quan trọng, mỗi học sinh bắt buộc học 3 môn: Toán, Ngữ Văn, Lịch sử và được lựa chọn học ít nhất một môn gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí. Với thời lượng giảng dạy của từng môn: Toán và Ngữ Văn là 252 tiết/ môn học, còn đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử là 168 tiết/ môn học.

Teen "thả tim" cho sự đổi mới: Học sinh trường nghề phải học 3 môn bắt buộc ảnh 2

3 môn học bắt buộc của học sinh theo học tại các cơ sở trường nghề. Ảnh: Internet

Học sinh có điểm thi kết thúc môn học của tất cả các môn học theo ngành, nghề đào tạo đạt từ 5 điểm trở lên sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo ngành, nghề đó.

Chia sẻ với Hoa Học Trò Online, cô bạn Nguyễn Thủy (trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc) cho biết bên cạnh việc học nghề Công nghệ thông tin, Nguyễn Thủy được học các môn như Ngữ Văn, Toán, Lịch Sử, Địa lí, Hóa học, Vật Lý, Sinh Học và Tiếng Anh khi bắt đầu vào năm học lớp 10.

"Mình cảm thấy những môn liên quan đến công thức và tính toán hơi 'khó nhằn'. Tuy nhiên, nhìn chung các môn học văn hóa ở trường nghề nhẹ nhàng hơn các trường cấp Ba phổ thông khác" - Nguyễn Thủy chia sẻ.

Teen "thả tim" cho sự đổi mới: Học sinh trường nghề phải học 3 môn bắt buộc ảnh 3

Một tiết học nghề Kỹ thuật chế biến món ăn của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc. Ảnh: Fanpage Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc

Nguyễn Thủy chia sẻ việc học thêm những môn văn hóa sẽ giúp các bạn trong trường nghề có cơ hội đạt được “mục tiêu kép” khi vừa có được tấm bằng tốt nghiệp THPT, vừa có tấm bằng nghề sau 3 năm học. Bên cạnh đó, cô bạn tin rằng những kiến thức cơ bản về các môn học này sẽ giúp ích trong quá trình theo đuổi nghề nghiệp.

Lâu nay, việc học nghề “tách rời” với việc học văn hóa vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của nhiều người, và nghĩ rằng học sinh không đủ khả năng theo học văn hóa mới đi học nghề. Nhưng suy nghĩ đó chưa xác đáng, những năm gần đây, nhiều học sinh tốt nghiệp THCS đã lựa chọn học song song văn hóa và kỹ năng nghề ở các trường trung cấp, cao đẳng nghề (mô hình 9+).

Sự thay đổi trên được nhiều netizen "thả tim" vì khi những môn học văn hóa mang tính bắt buộc phải học sẽ phần nào nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực sau này.

Như cậu bạn Dương Minh Hùng (trường Trung cấp nghề Bình Thạnh) đã bày tỏ sự đồng tình: "Việc học nghề và văn hóa xen kẽ nhau mở ra một "cánh cửa" cho mình cũng như những bạn đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vì sau khi học xong sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông. Mình nghĩ đây sẽ là một "điểm cộng" cho các bạn khi đi xin việc sau này khi mình có cả kiến thức văn hóa và nghề nghiệp".

Tuy nhiên, Minh Hùng cho rằng cũng không tránh những trường hợp một số học sinh sẽ cảm thấy "nản" và áp lực vì khối lượng kiến thức sẽ "dày" và nặng hơn. Đặc biệt đối với những bạn ngay từ ban đầu vào môi trường này vì muốn tập trung vào học nghề và đi làm sớm nên có thể không hứng thú với các môn văn hóa.

Teen "thả tim" cho sự đổi mới: Học sinh trường nghề phải học 3 môn bắt buộc ảnh 7
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Cầu truyền hình Olympia 24 tại Gia Lai: Địa điểm mang tính biểu tượng của Pleiku

Cầu truyền hình Olympia 24 tại Gia Lai: Địa điểm mang tính biểu tượng của Pleiku

HHT - Bạn Nguyễn Quốc Nhật Minh, lớp 12C2A trường THPT chuyên Hùng Vương (TP Pleiku) đã xuất sắc mang cầu truyền hình Chung kết năm Đường Lên Đỉnh Olympia lần thứ 24 về với tỉnh Gia Lai. Đây không chỉ là sự kiện mang tính trí tuệ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh bản sắc văn hóa, du lịch của địa phương.
Nhắn tin hỏi học sinh "Không đi học thêm thật hả?", cô giáo phải viết tường trình

Nhắn tin hỏi học sinh "Không đi học thêm thật hả?", cô giáo phải viết tường trình

HHT - Trước đó trên mạng xã hội xuất hiện những đoạn tin nhắn của cô giáo dạy Hóa nhắn cho học sinh với nội dung nhắc đến chuyện đi học thêm: “Các bạn ơi bài trong lớp không giải kịp. Mà cô thấy các bạn không học thêm. Vậy các bạn chỉ học những gì trên lớp thôi phải không?” hay “Các bạn không học thêm Hóa thật luôn hả? Rồi hiểu gì chứ?”.