Tết Nguyên đán đến cũng là lúc giới trẻ đã sẵn sàng phất cờ cho “làn sóng” văn hóa Việt

Tết Nguyên đán đến cũng là lúc giới trẻ đã sẵn sàng phất cờ cho “làn sóng” văn hóa Việt
HHT - Khi Tết Nguyên đán - lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống nhất cận kề cũng là lúc nhiều bạn trẻ tìm thấy nguồn cảm hứng mới với hội họa truyền thống, tràn trề năng lực sáng tạo và được cộng đồng tiếp sức gây quỹ crowdfunding.

Đã đến lúc giới trẻ Việt Nam tạo ra dấu ấn của riêng mình?

“Dịp gần Tết, mình thấy nhiều bạn thích tự thiết kế phong bao đỏ với các họa tiết truyền thống như: Hoa mai, trái quất, lân sư rồng… để lì xì cho cả nhà. Nhưng đa số kết quả của Google cho ra toàn hình ảnh liên quan đến văn hóa Trung Quốc, thậm chí còn xuất hiện một dọc từ khóa #chinesenewyear ở phần gợi ý tìm kiếm. Nhiều bạn có thể do không tìm hiểu kĩ nên nhầm tưởng, cho rằng họa tiết nào mà chẳng giống nhau nên cứ vô tư dùng” - Ngọc Nhi (sinh viên trường FPT Arena) chia sẻ. Sự thiết hụt kiến thức về văn hóa đất nước, gây nhầm lẫn với sản phẩm văn hóa các nước khác trong khu vực từng thể hiện ở ngay cả những dự án phim truyền hình cổ trang, truyện tranh lịch sử… rầm rộ trước đây.

Những sự nhầm lẫn đáng xấu hổ đó đã khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy phải nghiêm túc nghiên cứu về văn hóa truyền thống nước nhà, từ đó thổi bùng lại bằng sức sáng tạo của mình.

Tết Nguyên đán đến cũng là lúc giới trẻ đã sẵn sàng phất cờ cho “làn sóng” văn hóa Việt ảnh 1

Phong cách thiết kế của Việt Nam là gì? Dấu ấn của văn hóa Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ thế giới? Chỉ hai câu hỏi tưởng chừng rất giản đơn đó đã tạo động lực cho nhiều bạn trẻ tìm về gốc rễ các họa tiết, màu sắc truyền thống để phát triển thành dấu ấn riêng trong các sản phẩm văn hóa.    

Từ tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, họa tiết trong các đình, chùa…, các bạn trong nhóm Đại Việt Cổ Phong vẽ lại bằng công nghệ vector, còn nhóm SRiver thì phân tích, số hóa dữ liệu thành bảng mã màu, file vector họa tiết tạo nguồn tư liệu miễn phí cho tất cả mọi người sử dụng.

“Nhiều người cho rằng sản phẩm truyền thống Việt Nam thiết kế không đẹp, mẫu mã không phong phú. Nhưng thực sự là nếu chúng ta có thể khéo léo sử dụng các họa tiết, màu sắc của ông cha từ những hình ảnh dân tộc, chúng ta có thể có được những thiết kế lấy cảm hứng từ họa tiết Việt Nam” - nhóm SRiver chia sẻ. Nên khi dự án hoàn thành, các bạn trẻ sẽ có kho tư liệu dân gian phong phú để thỏa sức sáng tạo, cho ra nhiều tác phẩm đình đám như Thành Kỳ Ý, Truyền thuyết Long Thần Tướng hay đơn giản là thiết kế nhiều phong bao lì xì cực chất cho Tết này.  

Tết Nguyên đán đến cũng là lúc giới trẻ đã sẵn sàng phất cờ cho “làn sóng” văn hóa Việt ảnh 2

Khó khăn nhưng không nhăn mặt

Khó khăn khi thực hiện dự án chính là việc tiếp cận với nguồn tư liệu dân gian, vì hiện nay số lượng nghệ nhân nổi tiếng còn khá ít, như ở dòng tranh Hàng Trống chỉ còn duy nhất một nghệ nhân năm nay đã hơn 80 tuổi. Các nguồn tài liệu từ sách, hình ảnh thực tế tại đình, chùa cũng bị mai một và biến mất dần.

“Nên cũng dễ hiểu khi nhiều bạn tỏ ra nghi ngờ về độ tin cậy của dự án. Chẳng hạn, có một họa sĩ từng đặt vấn đề nhóm đã sử dụng công nghệ tách màu nào hay lấy nguồn gốc tranh từ đâu để làm cơ sở phân tích. Đây cũng là điều mà nhóm khá lăn tăn từ những ngày đầu, may mắn là có các chuyên gia đầu ngành như: Nghệ nhân Lê Đình Nghiên, họa sĩ - nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Ngọc Khuê… làm cố vấn chuyên môn nên đảm bảo chính xác nguồn tư liệu cho dự án và thuyết phục được nhiều bạn hơn” - chị Vân Trịnh (phụ trách truyền thông dự án Họa sắc Việt) chia sẻ.

Tết Nguyên đán đến cũng là lúc giới trẻ đã sẵn sàng phất cờ cho “làn sóng” văn hóa Việt ảnh 3

Tài liệu khó mấy cũng có cách tìm nhưng nếu hoàn thành dự án mà sản phẩm không ứng dụng được vào cuộc sống hiện tại thì cũng trở thành con số 0. Thế là các nhóm phải “biến tấu” yếu tố truyền thống sao cho phù hợp với xu hướng và trở nên tiện ích hơn. Như nhóm Đại Việt Cổ Phong đã ra mắt tập sách tô màu, lịch 2018 đính kèm chú thích để các bạn có thể xem và hiểu ngay ý nghĩa sâu xa ẩn trong từng họa tiết; nhóm SRiver thì gợi ý dùng hình tượng trong bức Canh nông vi bản của tranh Hàng Trống để làm bao bì sản phẩm hay chi tiết quạt trong tranh Thánh mẫu thượng ngàn dùng in lên khăn lụa… Nhờ vậy mà hai dự án “khó nhằn” trên trang comicola.com đã hoàn thành vượt chỉ tiêu gây quỹ trước thời hạn.

Tết Nguyên đán đến cũng là lúc giới trẻ đã sẵn sàng phất cờ cho “làn sóng” văn hóa Việt ảnh 4

Điều thành công nhất của các dự án không phải là danh tiếng hay số tiền gây quỹ cộng đồng mà quan trọng là các bạn ấy đã góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp truyền thống và được mọi người đón nhận nhiệt tình. Như hôm diễn ra chương trình Nguồn ở phố cổ Hà Nội, nhiều bạn đã thả tim rần rần cho những họa tiết của nhóm Đại Việt Cổ Phong xuất hiện trên trang phục truyền thống, còn các thành viên trong nhóm đều thấy rất vui khi “đứa con tinh thần” được tin tưởng sử dụng trong sự kiện văn hóa quan trọng này.

“Mình cũng như nhiều bạn trẻ khác tuy không tham gia dự án trực tiếp, chỉ đồng hành và ủng hộ mọi người nhưng vẫn cảm nhận được tình yêu đặc biệt dành cho nét đẹp truyền thống luôn cháy trong tim. Chỉ là đôi khi do điều kiện cuộc sống nên đốm lửa đó chỉ cháy âm ỉ, nhờ có thêm dăm ba cành củi nhỏ là những dự án này mà tình yêu đó lại được bừng cháy lên. Không tin bạn có thể thấy rất nhiều họa tiết trên tà áo dài, phong bao lì xì, ốp lưng điện thoại… Tết năm nay đều phảng phất hơi thở quê hương được người trẻ ưa chuộng lắm đó!” - bạn Minh Hoàng (Q.Tân Phú, TP.HCM) chia sẻ.

THIÊN NAM

MỚI - NÓNG
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V, năm 2024 cấp Trung ương; đồng thời phát triển văn hóa đọc, tạo sân chơi tương tác, sinh hoạt Đội cho thiếu nhi tỉnh Điện Biên, ngày 24/4/2024, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao tặng và bàn giao công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?