“Thần Điêu Đại Hiệp” được dịch ra tiếng Anh - nhiều độc giả… bật cười!

“Thần Điêu Đại Hiệp” được dịch ra tiếng Anh - nhiều độc giả… bật cười!
HHT - Bộ ba tiểu thuyết “Xạ Điêu Tam Khúc” (Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại Hiệp, Ỷ Thiên Đồ Long Ký) của nhà văn Kim Dung lần đầu tiên được dịch và xuất bản bằng tiếng Anh, gây bất ngờ lớn cho những người mê sách kiếm hiệp.

Được xuất bản năm 1957, “Xạ Điêu Tam Khúc” của nhà văn Kim Dung là ba cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp kinh điển đã được làm thành vô số phim ảnh, trò chơi, khiến độc giả từ thế hệ này sang thế hệ khác mê mẩn. Mới đây, bản dịch tiếng Anh của tập đầu tiên đã được xuất bản ở Anh, nhưng độc giả đón nhận không mấy hào hứng.

Anna Holmwood, một sinh viên đang học master ở Đại học Oxford, đã nhận trách nhiệm “tiên phong” này. Thật không may, việc dịch một số tên nhân vật của cô bị độc giả coi là… buồn cười. Ví dụ, nhân vật Hoàng Dung, được dịch ra là Lotus Hoàng. Những cái tên khác được dịch lạ lùng là Skyfury QuáchLily Lý, tức là Quách Khiếu ThiênLý Bình. Dương Thiết Tâm cũng biến thành Ironheart Dương.

Bìa cuốn đầu tiên của bộ ba “Xạ Điêu Tam Khúc”.

Một số người băn khoăn tại sao Hoàng Dung “bị” đặt tên tiếng Anh, trong khi Quách TỉnhDương Khang lại được giữ nguyên tên phiên âm tiếng Trung. Holmwood giải thích rằng cái tên phiên âm Huang Rong (Hoàng Dung) khiến nhiều độc giả phương Tây thấy lạ và không biết phát âm chữ “Rong”.

Ngoài tên nhân vật, Holmwood cũng gặp khó khăn khi tìm những cụm từ phù hợp cho những bộ võ công được miêu tả trong sách. Những tuyệt kỹ nổi tiếng nhất là “Cửu Âm Chân Kinh” và “Cửu Âm Bạch Cốt Trảo” biến thành “Nine Yin Manual” (Cẩm nang cửu âm?) và “Nine Yin Skeleton Claw” (Cửu âm móng vuốt của bộ xương?). Rồi “Hàng Long Thập Bát Chưởng” được dịch thành “18 Palm Attacks to Defeat Dragons” (18 chiêu tấn công bằng lòng bàn tay để hạ gục rồng?).

Nói cho công bằng, chúng ta hoàn toàn có thể thông cảm với Holmwood, bởi tiểu thuyết của Kim Dung rất khó dịch khi có nhiều cái tên và cụm từ kiếm hiệp. Đó cũng là một yếu tố lớn làm nên thành công của bộ sách này, nhưng tiếc là chúng lại bị “lạc nghĩa” khi dịch sang tiếng Anh, dù dịch giả đã vô cùng cố gắng.

Theo HK01
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?