Thanh Hoá: Xót xa lớp học ọp ẹp, 2 khối ngồi chung một phòng

Thanh Hoá: Xót xa lớp học ọp ẹp, 2 khối ngồi chung một phòng
HHT - Lớp học ọp ẹp được lợp bằng kè, các bức tường được đan bằng phên nứa, là nơi học tập của 2 khối lớp 3-4 ở điểm lẻ bản Sậy, trường Tiểu học Trung Thành, huyện miền núi Quan Hóa, tỉnh Thanh Hoá.
Thanh Hoá: Xót xa lớp học ọp ẹp, 2 khối ngồi chung một phòng ảnh 1

Để đến được với điểm trường bản Sậy phải vượt qua cung đường vất vả.

Tại điểm lẻ bản Sậy, thuộc Trường tiểu học Trung Thành, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) nhiều năm nay do phòng học không đủ nên các em học sinh nơi đây phải 2 khối học chung cùng 1 phòng, cùng chung bảng viết, không điện, điều kiện đi lại khó khăn, lớp học nằm bên sườn núi cheo leo bên bờ sông Mã…

Ngoài ra điểm trường bản Sậy cũng thiếu bàn ghế học sinh, giáo viên, bảng viết, thiếu lớp, thiếu giáo viên...

Thanh Hoá: Xót xa lớp học ọp ẹp, 2 khối ngồi chung một phòng ảnh 2

Ngoài lớp học kiên cố vẫn còn lớp học bằng tre, nứa.

Cách điểm trường trung tâm 12km, nhưng để đến được với điểm trường bản Sậy, chúng tôi phải mất gần 1h đi xe máy trên con đường đất đá quanh co, nhiều ổ gà, ổ voi và nhiều đoạn lầy lội…

Hiện nay cả bản Sậy có 34 học sinh đang theo học cấp lớp tiểu học với 3 phòng học; 2 lớp học kiên cố, 1 lớp học bằng tranh tre nứa lá nên các khối 1-2 học ghép 1 phòng, khối 3-4 học ghép 1 phòng, lớp 5 học 1 phòng.

Thanh Hoá: Xót xa lớp học ọp ẹp, 2 khối ngồi chung một phòng ảnh 3

Lớp 1 và 2 học chung cùng một phòng, 1 chiếc bảng.

Theo thầy Lò Văn Thơm (quê ở huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) là giáo viên cắm bản đã 5 năm nay: “Ở đây vất vả và thiếu thốn lắm, thiếu giáo viên, thiếu phòng học, đường đi lại mùa mưa vất vả, điện chưa có, không tiếp cận được thông tin đại chúng, trước đây không có sóng điện thoại; mới đây mới có sóng Viettel để liên lạc với bên ngoài”.

Được biết, nhà thầy Thơm ở cách điểm trường bản Sậy hơn 140 km, lâu lâu thầy mới về thăm gia đình và vợ con.

Thanh Hoá: Xót xa lớp học ọp ẹp, 2 khối ngồi chung một phòng ảnh 4
Thanh Hoá: Xót xa lớp học ọp ẹp, 2 khối ngồi chung một phòng ảnh 5

Lớp học bằng tre nứa cũng 2 khối chung 1 lớp.

Còn thầy Hà Văn Khoa (người xã Nam Động, huyện Quan Sơn) chia sẻ: “Có hôm có tiền muốn mua thức ăn cũng khó vì chỉ có một người đi bán hàng nếu ngày mưa thì nhịn đói. Lúc ban đầu khó khăn nhiều như không hiểu tiếng của học sinh, nhất là học sinh đầu cấp”.

Thanh Hoá: Xót xa lớp học ọp ẹp, 2 khối ngồi chung một phòng ảnh 6

Ánh nắng rọi vào cả lớp học.

Mặc dù cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng đã 5 năm nay với tình yêu học trò 2 thầy vẫn hàng ngày đứng lớp gieo chữ cho học sinh nghèo nơi đây trong những lớp học tềnh toàng bằng tranh tre, nứa lá.

Thanh Hoá: Xót xa lớp học ọp ẹp, 2 khối ngồi chung một phòng ảnh 7

Cơ sở vật chất điểm trường bản Sậy còn nhiều khó khăn và thiếu thốn.

Theo báo cáo của trường Tiểu học Trung Thành thì điểm trường bản Sậy là điểm vất vả nhất, xa nhất của xã khi cách điểm trường chính 12km, cả bản có 73 hộ chủ yếu là người dân tộc Mường và Thái với số hộ nghèo chiếm 68%, học sinh phải vượt suối, đèo vách đá cheo leo vô cùng hiểm trở và khó khăn để đến lớp. Lớp học cũng không có sân chơi.

Theo infonet.vn
MỚI - NÓNG
Từ năm 2025 chính thức cấm thuốc lá điện tử, nếu vi phạm sẽ bị xử lý thế nào?
Từ năm 2025 chính thức cấm thuốc lá điện tử, nếu vi phạm sẽ bị xử lý thế nào?
HHT - Từ năm 2025 trở đi, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trở thành hàng cấm, người nào có hành vi sản xuất, buôn bán, tiêu thụ thuốc lá điện tử tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh có liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Clip mới nhất đạt 300 triệu lượt xem, Lê Tuấn Khang lại đau đầu vì điều này

Clip mới nhất đạt 300 triệu lượt xem, Lê Tuấn Khang lại đau đầu vì điều này

HHT - Trưa 2/12, video mới nhất của Lê Tuấn Khang trên nền tảng TikTok với tiêu đề "Giả bộ té để được rửa sạch" chính thức cán mốc 300 triệu lượt xem chỉ sau chưa đầy 3 ngày đăng tải. Tuy nhiên, nam TikToker sinh năm 2002 lại đau đầu vì vấn đề mới phát sinh, liên tục cảnh báo người dùng mạng xã hội.