Thắt chặt các khâu trong kỳ thi THPT quốc gia

Thắt chặt các khâu trong kỳ thi THPT quốc gia
HHT - Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia với những điều chỉnh nhằm đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan của kỳ thi.
Thắt chặt các khâu trong kỳ thi THPT quốc gia ảnh 1
Ảnh: Ngọc Dương.

Hướng dẫn nêu rõ thí sinh (TS) đăng ký dự thi bài tổ hợp nào để xét công nhận tốt nghiệp thì phải thi tất cả các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đó. TS làm bài các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo lịch thi trên cùng một phiếu trả lời trắc nghiệm. Hết thời gian làm bài của môn thi thành phần cuối cùng của bài thi tổ hợp, cán bộ coi thi mới thu phiếu trả lời trắc nghiệm.

Giám đốc sở GD-ĐT quyết định chọn một số điểm thi bố trí cho TS tự do, TS GDTX cùng với TS giáo dục THPT là học sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi. Tại điểm thi đó, TS tự do, TS GDTX được trộn chung với TS THPT (với số lượng ít nhất 60% tổng số TS của điểm thi). Các điểm này phải bố trí đủ phòng chờ cho TS thi các môn thành phần của bài thi tổ hợp.

Phòng bảo quản đề thi, bài thi, chấm thi trắc nghiệm, chấm thi tự luận phải đảm bảo có camera (không kết nối internet) an ninh giám sát ghi hình các hoạt động bên trong phòng 24 giờ/ngày. Số lượng, vị trí camera phải đảm bảo bao quát được toàn bộ hoạt động trong phòng, có lưu điện dự phòng, hoạt động liên tục, dung lượng lưu trữ dữ liệu của camera tối thiểu là 21 ngày; ngay sau khi bài thi được lưu chuyển khỏi phòng, thiết bị lưu trữ của camera phải được niêm phong và được bảo quản, lưu giữ trong thời gian ít nhất 1 năm. Việc giao nộp bài thi từ điểm thi về hội đồng thi phải được thực hiện ngay sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi, luôn có công an áp tải và bảo vệ.

Với chấm thi tự luận, năm nay có những điểm mới, bổ sung như: phải chấm 2 vòng độc lập và chấm kiểm tra ngay trong quá trình chấm thi nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Lãnh đạo ban chấm thi lựa chọn ngẫu nhiên một số bài đã chấm (có thể chọn cả túi) hoặc chọn ra những bài có nghi vấn được 3 cán bộ chấm thi cho điểm khác nhau nhiều trước khi thống nhất điểm; chọn các bài thi có điểm cao trong hội đồng thi và giao cho tổ chấm kiểm tra để thực hiện chấm kiểm tra các bài thi này.

14/7 công bố kết quả thi

TS đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển vào ĐH, CĐ, TC từ ngày 1/4 đến 17 giờ ngày 20/4. Sau ngày 20/4, TS không được quyền thay đổi cụm thi và các thông tin về bài thi/môn thi đã đăng ký. TS được quyền thay đổi nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ, TC 1 lần sau khi biết kết quả thi.

Chậm nhất ngày 25/5, tất cả TS dự thi để xét công nhận tốt nghiệp phải đăng ký xét công nhận tốt nghiệp để cung cấp thông tin kết quả học tập, hạnh kiểm năm lớp 12.

Lịch thi THPT sẽ diễn ra từ ngày 24 - 27/6. Chiều 24/6, TS đến phòng thi làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót (nếu có) và nghe phổ biến quy chế thi, lịch thi.

Ngày 25/6: Sáng thi ngữ văn (120 phút), chiều thi toán (90 phút).

Ngày 26/6: Sáng thi khoa học tự nhiên (thời gian làm bài mỗi môn là 50 phút), chiều thi ngoại ngữ (60 phút).

Ngày 27/6: Sáng thi bài thi khoa học xã hội (thời gian làm bài mỗi môn là 50 phút).

Ngày 14/7, Hội đồng thi công bố và thông báo kết quả cho TS. Chậm nhất ngày 18/7 công bố kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT sơ bộ.

Theo thanhnien.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Với mục đích nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc phân loại và tái chế chai và lon đã qua sử dụng, xây dựng thói quen nhỏ góp phần tạo tác động to lớn để hướng tới tầm nhìn “Vì một thế giới không rác thải”, Báo Tiền Phong và Coca-Cola Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối” tại 5 trường đại học ở TP.HCM. 
Cách thức ủng hộ đồng bào hứng chịu đợt mưa lũ lịch sử, các đoàn cứu trợ cần lưu ý gì?

Cách thức ủng hộ đồng bào hứng chịu đợt mưa lũ lịch sử, các đoàn cứu trợ cần lưu ý gì?

HHT - Hiện việc tìm kiếm người mất tích do đợt mưa lũ lịch sử vẫn đang được các lực lượng nỗ lực thực hiện, cùng với đó là các hoạt động khắc phục hậu quả. Nước lũ rút đến đâu, việc dọn dẹp và tính toán thiệt hại được thực hiện tới đó và rất cần những sự hỗ trợ của toàn thể cộng đồng, xã hội.