Thầy cô chúng mình nói gì về phương pháp học và giảng bài trực tuyến mùa dịch COVID-19?

HHT - Với khẩu hiệu “tạm dừng đến trường, không dừng việc học” trong mùa dịch COVID-19, thầy trò cả nước hầu hết đều đang dạy và học trên các nền tảng online. Sau những bỡ ngỡ ban đầu, khó khăn và cả những kỷ niệm có 1-0-2, cùng xem thầy cô đánh giá thế nào về phương pháp học trực tuyến nhé!

“Hiệu quả của việc học online đạt khoảng 70% so với học trên lớp”

Đó là nhận định chung của thầy Lê Tuấn Anh, giáo viên môn Toán trường THPT Phan Đình Phùng và cô Bùi Vân Anh, giáo viên môn Ngữ Văn trường THCS Nghĩa Tân, Hà Nội.

Cô Vân Anh chia sẻ, trường THCS Nghĩa Tân đã triển khai việc học online theo thời khóa biểu bắt đầu từ giữa tháng 3/2020. Với những giáo viên dạy Văn như cô, khó khăn lớn nhất khi áp dụng phương pháp này đó là việc kiểm tra và chữa bài tập trực tuyến.

“Công tác này tiêu tốn thời gian gấp nhiều lần so với việc chấm bài trực tiếp cho học sinh trong vở/ giấy kiểm tra. Ngoài ra, còn có hiện tượng học sinh không trung thực, sử dụng bài mẫu để nộp cho cô nên cũng khó để kiểm soát về chất lượng” - cô Vân Anh kể.

Đồng quan điểm này, cô Nguyễn Thị Huyền Hậu, giáo viên Ngữ Văn trường THCS Nguyễn Tri Phương (Hà Nội) cho biết, cô cũng gặp nhiều hạn chế khi chấm bài vở của học sinh: “Cô thường thu bài sau tiết học (bài làm nhanh trong giờ hay bài giao về nhà), sau đó chấm và chữa qua bản chụp hay bản đánh máy. Như vậy, tiết dạy thực tế của giáo viên kéo ra rất dài, mà việc uốn nắn cho học sinh không kịp thời và thật sự hiệu quả”.

Thầy cô chúng mình nói gì về phương pháp học và giảng bài trực tuyến mùa dịch COVID-19? ảnh 1 Cô Nguyễn Thị Huyền Hậu, giáo viên Ngữ Văn trường THCS Nguyễn Tri Phương (Hà Nội)

Với môn Toán cần dùng đến nhiều hình vẽ và con số, thầy Nguyễn Duy Tiến, giáo viên trường THCS Nghĩa Tân (Hà Nội) cho biết, việc sử dụng trực tiếp các phần mềm hỗ trợ có thể giúp tiết học trở nên sinh động, học sinh thích thú hơn. “Dù vậy, vẫn còn nhiều tồn tại khi học online đến từ các yếu tố khách quan như đường truyền không ổn định, điều kiện của học sinh chưa đáp ứng được để học trực tuyến. Vì thế, chất lượng dạy và học của thầy trò cũng chưa đạt được hết hiệu quả như mong đợi” - thầy Duy Tiến chia sẻ.

Thầy cô chúng mình nói gì về phương pháp học và giảng bài trực tuyến mùa dịch COVID-19? ảnh 2 Thầy Nguyễn Duy Tiến, giáo viên môn Toán trường THCS Nghĩa Tân (Hà Nội)

Bỡ ngỡ, khó khăn nhưng nhiều niềm vui và trải nghiệm đáng nhớ

Để có được một giờ dạy trực tuyến ưng ý, thầy cô phải vượt qua không ít khó khăn, từ việc làm quen với công nghệ, thay đổi giáo án truyền thống sang online, đến việc đầu tư công sức, thời gian để thiết kế tiết học thế nào cho hiệu quả…

“Nhìn trên mạng xã hội, thấy các thầy cô phấn chấn đăng ảnh màn hình dạy trực tuyến, đó là niềm vui nghề khi thấy công việc không bị gián đoạn, tuyệt đối không thể coi là thú vui nhàn nhã… Nếu trong lớp học trực tiếp, không gian rộng, thoáng cho thị lực và tương tác trực tiếp, sự thay đổi động thái trong quá trình dạy và học giữa thầy và trò sẽ tạo không khí gần gũi mà vẫn nghiêm túc… thì trong lớp học trực tuyến, những trục trặc về đường truyền, những bất tiện của hình ảnh, âm thanh hiện lên trên background từ cửa sổ của mỗi trò, cả thầy và trò tập trung vào màn hình hẹp, hậu quả tất yếu sẽ là đau đầu, mỏi mệt khiến không thể không phân tâm. Một tiết dạy online nghiêm túc sẽ mất sức lực gấp 2, 3 lần một tiết dạy offline” - TS. Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên trường THPT Chu Văn An, Hà Nội chia sẻ trên trang cá nhân.

Thầy cô chúng mình nói gì về phương pháp học và giảng bài trực tuyến mùa dịch COVID-19? ảnh 3  Để có được tiết học online hiệu quả, các thầy cô phải đầu tư rất nhiều tâm huyết, thời gian. Ảnh minh họa: Internet

Tuy gặp không ít khó khăn và thách thức nhưng không thể phủ nhận, việc dạy và học trực tuyến là giải pháp tối ưu trong thời điểm dịch bệnh diễn biến khó lường như hiện nay. Không những thế, trải nghiệm dạy và học online cũng đem đến cho người trong cuộc rất nhiều kỷ niệm khó quên mà có lẽ, khi trở lại trường, cả thầy và trò sẽ tay bắt mặt mừng, cùng nhau ôn lại đấy!

“Kỷ niệm đáng nhớ nhất với cô có lẽ là buổi dạy online đầu tiên, cô và các bạn học sinh gặp lại nhau qua màn hình sau 1,5 tháng. Sau khi giờ học kết thúc, dù đã là 21h40 nhưng các bạn ấy không ai muốn “leave meeting” mà vẫn ngồi trước màn hình để cùng nói chuyện với cô và các bạn. Điều đó khiến cô có cảm giác gần gũi như là khi cô trò dạy và học trực tiếp trên lớp vậy” - cô Vân Anh kể.

Thầy cô chúng mình nói gì về phương pháp học và giảng bài trực tuyến mùa dịch COVID-19? ảnh 4 Cô Vân Anh (THCS Nghĩa Tân, Hà Nội) kể có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình dạy online.

“Lúc quay video hướng dẫn các bài điển hình, ngồi trước màn hình vi tính cười cười nói nói một mình, tự hỏi, tự trả lời, nghe thật là tự kỷ. Livestream chữa bài thì cũng nhiều tình huống dở khóc dở cười khi có bạn bảo “Cô ơi, con không vào được”, “cô ơi, con không nghe thấy tiếng”, “cô ơi con đói, con ăn bánh cô nhé, con mời cô”… Chấm bài trên Classroom mà sao bạn chụp ảnh dọc, bạn chụp ảnh ngang, cô cũng xoay ngang cái màn hình máy vi tính mà chấm luôn, có bài còn lẫn luôn cả ảnh chân các con vào rồi kìa” - cô Thu Hà, giáo viên Toán trường Tiểu học và THCS FPT Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ trên trang cá nhân.

Thầy cô chúng mình nói gì về phương pháp học và giảng bài trực tuyến mùa dịch COVID-19? ảnh 5 85% học sinh tham gia học kỳ trực tuyến là học sinh từ khối 1 - 9 (Ảnh: Kiến Guru)

Để hỗ trợ việc học và đánh giá trực tuyến, nhiều ứng dụng hỗ trợ đã được ra mắt, trong đó có Kiến phòng thi (Kiến Guru), ứng dụng hiện đang thu hút 300.000 người đăng ký học trực tuyến với 85% là học sinh lớp 1 - 9. Đối với mỗi bài kiểm tra, học sinh được thầy/ cô cung cấp một mã code để có thể truy cập và làm bài trên nền tảng ứng dụng Kiến Guru. Mỗi trường có thể tổ chức cùng một lúc nhiều bài kiểm tra cho các khối lớp, môn học khác nhau. Thời gian làm bài, số câu hỏi được thiết lập trong quá trình tạo bài kiểm tra. Học sinh làm bài xong có thể biết kết quả ngay lập tức, đáp án chi tiết sẽ được hiển thị khi kỳ kiểm tra kết thúc.

Thầy cô chúng mình nói gì về phương pháp học và giảng bài trực tuyến mùa dịch COVID-19? ảnh 6

Giao diện của Kiến phòng thi

Với Kiến Phòng Thi, Kiến Guru có các gói kiểm tra dành cho học sinh từ khối 1 - 12 với đầy đủ các môn học. Kiến Guru cũng sẽ triển khai việc tổ chức các kỳ thi thử miễn phí với tính năng Kiến Phòng Thi trên nền tảng ứng dụng Kiến Guru nhằm hỗ trợ các học sinh cuối cấp (lớp 9 và lớp 12). Nhà trường và các thầy cô có nhu cầu tổ chức các kỳ thi riêng dành cho học sinh của mình khi liên hệ với Kiến Guru sẽ được cung cấp miễn phí dịch vụ tổ chức thi thử miễn phí.

Theo Ảnh: NVCC
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Cách mạng hóa giáo dục: Tiến sĩ Ernest Wong và hành trình phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ

Cách mạng hóa giáo dục: Tiến sĩ Ernest Wong và hành trình phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ

Hành trình sự nghiệp của Tiến sĩ Ernest Wong là minh chứng cho tình yêu và sự tận tâm với giáo dục. Từ một người trẻ đầy nhiệt huyết, ông đã trở thành một nhà giáo dục uy tín, được hàng triệu phụ huynh và học sinh tin tưởng. Với quan điểm "giáo dục là chìa khóa để mở ra cánh cửa tương lai", Dr Ernest Wong đã và đang góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và tạo ra một thế hệ trẻ tài năng, sáng tạo
Ảnh: Báo Khánh Hòa

Bỏ danh hiệu Học sinh Tiên tiến: Thay đổi tích cực để teen có thêm động lực cố gắng

HHT - Bắt đầu từ năm học 2024 - 2025, danh hiệu Học sinh Tiên tiến sẽ không còn được sử dụng. Hình thức xếp loại Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém cũng được thay đổi. Nhiều ý kiến cho rằng thay đổi này sẽ đem lại nhiều tác động tích cực đến cả tâm lý và động lực học tập của teen. 
Liên tiếp xảy ra những vụ nữ sinh bị đánh hội đồng, lột quần áo rồi quay clip

Liên tiếp xảy ra những vụ nữ sinh bị đánh hội đồng, lột quần áo rồi quay clip

HHT - Một nữ sinh lớp 7 ở TP Pleiku (Gia Lai) bị nhóm bạn đánh, lột đồ, quay video, dẫn đến hoảng loạn, không muốn đến trường. Tại An Giang, một nữ sinh 13 tuổi bị nhóm thanh niên cả nam và nữ lao vào đánh hội đồng giữa bãi đất trống, sau đó còn bị nhóm này lột quần áo và quay clip tung lên mạng xã hội.