THẾ GIỚI 24H: Cảnh báo biến thể COVID-19 đột biến nhiều nhất, có thể kháng vắc xin

0:00 / 0:00
0:00
THẾ GIỚI 24H: Cảnh báo biến thể COVID-19 đột biến nhiều nhất, có thể kháng vắc xin
TPO - Mới đây, các nhà khoa học ở Anh đã cảnh báo về một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đột biến nhiều nhất cho tới nay

Chủng này được đặt tên là C.1.2, lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi vào tháng 5. Kể từ đó, biến thể trên đã lan sang Anh, Trung Quốc, CHDC Congo, Mauritius, New Zealand, Bồ Đào Nha và Thụy Sĩ. Các nhà khoa học lo ngại rằng C.1.2 có thể lây nhiễm nhiều hơn các biến thể khác và có khả năng thoát khỏi tác dụng của vắc xin.Một báo cáo đăng trên tờ Nature cho biết: "Mặc dù thông tin về các đột biến vẫn chưa rõ ràng nhưng dữ liệu di truyền và dịch tễ học cho thấy, biến thể này có lợi thế chọn lọc - như tăng khả năng lây truyền, thoát miễn dịch hoặc cả hai".Trong báo cáo của các nhà nghiên cứu Nam Phi, biến thể C.1.2 có 41,8 đột biến mỗi năm. Tốc độ lây lan của nó nhanh hơn khoảng 1,7 lần so với tốc độ lây lan toàn cầu hiện tại và nhanh hơn 1,8 lần so với ước tính ban đầu về sự tiến hóa của virus SARS-CoV-2.


Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 530.000 ca mắc COVID-19 và 8.085 ca tử vong. Nước Mỹ vượt mốc 40 triệu ca bệnh, và trở lại dẫn đầu thế giới về cả ca nhiễm lẫn tử vong mới. Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 1/9 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 218.433.552 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.531.666 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 536.486 và 8.085 ca tử vong mới.


Các nhà khoa học của Đại học Y và Nha khoa Tokyo vừa phát hiện một loại biến thể Delta mới mang đột biến tương tự như biến thể Alpha. Biến thể Delta mới vừa mang đột biến L452R giống như biến thể Delta thông thường, vừa mang đột biến N501S, tương đồng với đột biến N501Y trên biến thể Alpha. Bệnh nhân này chưa từng đi ra nước ngoài và mắc COVID-19 do tiếp xúc cộng đồng. Các nhà khoa học tin rằng nhiều khả năng đột biến N501S đã xảy ra ở Nhật Bản. Theo hãng tin Jiji Press, cho đến nay, có 8 ca nhiễm biến thể Delta mới được ghi nhận ở bên ngoài Nhật Bản, nhưng vẫn chưa rõ mức độ lây lan của biến thể này.


Singapore cho Australia "mượn" 500.000 liều vaccine. Singapore sẽ chuyển cho Australia 500.000 liều Pfizer theo thỏa thuận "chia sẻ liều tiêm" và dự kiến nhận lại số vaccine này vào tháng 12. Quyết định trên được Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thông báo trên Facebook ngày 31/8. Theo đó, Singapore và Australia đã đạt thỏa thuận chia sẻ vaccine COVID-19. "Chúng tôi sẽ gửi cho họ 500.000 liều vaccine Pfizer/BioNTech hiện có và họ sẽ trả lại số lượng tương tự vào tháng 12. Các liều này có thể được sử dụng để tiêm mũi tăng cường vào thời điểm đó", ông Lý Hiển Long cho biết.


Giới chức y tế Pháp ngày 31/8 cho biết nước này đặt mục tiêu tiêm mũi bổ sung vaccine Covid-19 cho 18 triệu người, từ nay đến đầu năm 2022. "Những người đủ tiêu chuẩn tiêm mũi bổ sung có thể đặt lịch hẹn tiêm từ 30/8. Đây là một yêu cầu về mặt y tế nhằm tăng cường bảo vệ cho người dân, như một số nghiên cứu đã chỉ ra", quan chức y tế Pháp cho biết, theo Reuters. Khoảng 18 triệu công dân Pháp nằm trong nhóm đối tượng đủ điều kiện tiêm mũi bổ sung.


Giới chức Trung Quốc vừa yêu cầu Phòng Thương mại Mỹ khu vực Tây Nam Trung Quốc, đặt trụ sở ở thành phố Thành Đô, phải ngừng mọi hoạt động. Thông tin này đã được giới chức phòng thương mại trên công bố vào ngày 31/8.


Canada ngày 31/8 cho biết sẽ cung cấp nơi cư trú cho khoảng 5.000 người tị nạn Afghanistan được Mỹ sơ tán sau khi những binh sĩ cuối cùng của Mỹ đã rút khỏi Kabul. Trong nỗ lực sơ tán quốc tế gần đây, Canada đã giúp sơ tán khoảng 3.700 người Afghanistan khỏi Kabul, gồm những người Afghanistan làm việc cho các lực lượng vũ trang của Canada. Canada cũng biết sẵn sàng tiếp tục giúp đỡ những người Afghanistan muốn tái định cư ở Canada nếu Taliban cho phép họ ra đi.


Phi cơ quân sự cuối cùng của Mỹ đã rời sân bay Kabul đêm 30/8. Trước khi rời Afghanistan, binh sĩ Mỹ đã kịp thời vô hiệu hóa nhiều chiến đấu cơ, xe quân sự để ngăn chúng bị tái sử dụng. Tướng Kenneth F. McKenzie cho biết những thiết bị, vũ khí khác bị vô hiệu hóa bao gồm xe bọc thép kháng mìn (MRAP), 27 chiếc Humvee và 73 chiến đấu cơ. Theo đó, hệ thống phòng thủ chống rocket, đạn pháo (C-RAM) vốn được sử dụng để chặn một cuộc tấn công vào sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul ngày 30/8 vẫn hoạt động cho đến phút cuối sau đó bị vô hiệu hóa.


Theo Sputniknews, ngày 31/8, người phát ngôn Taliban Suhail Shaheen thông báo cuộc tham vấn về chính phủ mới của Afghanistan đã kết thúc và kết quả sẽ sớm được công bố. Tuyên bố của ông Massoud nêu rõ: "Nếu Taliban sẵn sàng chia sẻ quyền lực với tất cả mọi người và sẵn sàng thiết lập công lý, trao các quyền bình đẳng và tự do cho toàn bộ người dân Afghanistan thì tôi sẽ từ chức và từ bỏ hoạt động chính trị". Cũng theo ông Massoud, Mặt trận Kháng chiến quốc gia (NRF) không nhận bất kỳ hỗ trợ tài chính nào từ nước ngoài và nhiều nước trong khu vực đã đứng về phía Taliban.


Đã có 8 người bị thương trong một vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào sân bay quốc tế Abha của Saudi Arabia, xảy ra ngày 31/8. Theo hãng tin AFP của Pháp, liên minh do Saudi Arabia đứng đầu chống phiến quân Huthi tại Yemen thông báo hệ thống phòng không đã đánh chặn vụ tấn công thứ hai của máy bay không người lái nhằm vào sân bay này và bắn hạ thiết bị trên. Liên minh cũng xác nhận 8 người bị thương và một máy bay dân dụng hư hại trong vụ tấn công nói trên.

MỚI - NÓNG
Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm
Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm
TPO - Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt 11,2%, thấp hơn tỷ lệ giải ngân chung của cả nước.