THẾ GIỚI 24H: Mỹ có thể sẽ điều thêm quân đến Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
Quyền Đại sứ Mỹ tại Ukraine Kristina Kvien
Quyền Đại sứ Mỹ tại Ukraine Kristina Kvien
TPO - Quyền Đại sứ Mỹ thông báo, nước này đang cân nhắc gia tăng sự hiện diện quân sự tại Ukraine trong bối cảnh leo thang căng thẳng giữa Washington và Kiev với Moscow.

Quyền Đại sứ Mỹ tại Ukraine Kristina Kvien đưa ra tuyên bố trên hôm 16/4, tiếp sau buổi lễ chào mừng đợt thứ 8 luân chuyển các chuyên gia quân sự Mỹ đến Ukraine để huấn luyện binh sĩ nước sở tại. Bà Kvien lưu ý thêm rằng, chính quyền tân Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đã công bố gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 125 triệu USD cho Kiev, bao gồm kinh phí đào tạo, trang bị và cố vấn cho quân đội Ukraine.Bà Kvien nói, Ukraine cần sự hỗ trợ để chống lại "hành động gây hấn do Nga hậu thuẫn ở Donbas". Về phần mình, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal mới đây cũng yêu cầu Mỹ mở rộng chương trình huấn luyện quân đội ở nước này với lí do việc đó rất cần để ứng phó với Nga.

Tối 15/4, chiếc thuyền cùng những người di cư đã rời thị trấn duyên hải Sfax và dự định vượt Địa Trung Hải đến đảo Lampedusa của Italy thì bất ngờ bị chìm. Cho tới thời điểm hiện tại, lực lượng bảo vệ bờ biển của Tunisia đã vớt được 21 thi thể và hiện vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những người mất tích.Theo dữ liệu của Tổ chức Di cư quốc tế, tromg năm ngoái, đã có trên 1.200 người di cư thiệt mạng trên Địa Trung Hải. Giới chức Tunisia cũng đã nhiều lần kêu gọi tăng cường hợp tác giữa các quốc gia Địa Trung Hải nhằm ngăn chặn tình trạng di cư trái phép.

Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 16/4 cảnh báo tình hình dịch bệnh COVID-19 đang "rất nghiêm trọng", đồng thời kêu gọi Quốc hội Đức phê chuẩn sửa đổi Luật Phòng chống lây nhiễm để có thể siết chặt các biện phòng phòng dịch một cách nhất quán trên cả nước. Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Merkel nhấn mạnh: "Tình hình đang rất nghiêm trọng và tất cả chúng ta cũng phải xem xét rất nghiêm túc. Làn sóng lây nhiễm thứ 3 đang hoành hành trên cả nước."

Ngày 16/4, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, sẽ trục xuất 5 nhà ngoại giao Ba Lan khỏi nước này nhằm đáp trả việc Ba Lan trục xuất 3 nhà ngoại giao Nga. Trước đó, ngày 15/4, Bộ Ngoại giao Ba Lan đã triệu tập Đại sứ Nga Sergei Andreev tại nước này, đồng thời, trao công hàm về việc trục xuất 3 nhân viên phái đoàn ngoại giao Nga tại Ba Lan vì “vi phạm quy các điều kiện về tư cách ngoại giao, cũng như những hành động gây tổn hại đến Ba Lan”.

Ngày 16/4 Nga đã trục xuất 10 nhà ngoại giao của Mỹ, động thái nhằm trả đũa việc Washington trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga khi cáo buộc Moscow có hành động "ác ý", đồng thời đề nghị đại sứ Mỹ về nước để tham vấn. Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra các biện pháp trên nhằm phản ứng một loạt biện pháp trừng phạt mà chính phủ Mỹ hôm 15/4 đã áp đặt lên nước này, gồm cả việc giới hạn Moscow phát hành nợ công. Tuy phản ứng của Moscow được đưa ra nhanh chóng và các biện pháp nhằm vào lợi ích của Mỹ, song động thái của Nga được cho là vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại và không “dập tắt” ý tưởng mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất về hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vừa thực hiện một cuộc cải tổ nội các sâu rộng bằng việc thay thế thủ tướng và 6 bộ trưởng. Ông Moon chọn ông Kim Boo-kyum, cựu bộ trưởng nội vụ và là một nghị sĩ đã có 4 nhiệm kỳ, để thay thế ông Chung Sye-kyun làm thủ tướng, đồng thời chọn người mới cho các vị trí bộ trưởng đất đai, công nghiệp, nghề cá, lao động, khoa học và công nghệ. Cả 6 ứng viên đều phải điều trần trước quốc hội trước khi được phê chuẩn, dù các nghị sĩ không thể ngăn cản nếu tổng thống thực hiện việc bổ nhiệm chính thức.

Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã tới Mỹ và dự kiến sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng. Đây sẽ là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của hai nhà lãnh đạo và là lần đầu tiên Tổng thống Biden tiếp một nhà lãnh đạo nước ngoài kể từ khi nhậm chức. Cuộc gặp được kỳ vọng sẽ đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ Nhật - Mỹ sau thời gian lạnh nhạt dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump. Nguồn tin Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden và Thủ tướng Suga sẽ trao đổi về hàng loạt vấn đề cùng quan tâm như vấn đề phi hạt hóa Bán đảo Triều Tiên, thương mại, biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19, công nghệ 5G...

Mỹ và ba cường quốc châu Âu là Anh, Pháp và Đức phản ứng gay gắt sau khi Iran công bố quyết định làm giàu urani lên mức 60%, một bước tiến gần hơn tới việc sản xuất vũ khí hạt nhân. Động thái này của các bên diễn ra khi các bên nối lại các cuộc đàm phán để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015 vốn bị Mỹ từ bỏ vào 3 năm trước. Gọi động thái này là "khiêu khích", hôm 15/4, Mỹ và ba cường quốc châu Âu là Anh, Pháp và Đức cảnh báo Iran đi ngược lại với những nỗ lực hồi sinh thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện.

MỚI - NÓNG
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
TP - “Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Dự kiến tháng 7/2026, nơi in dấu chân chị Trâm sẽ kết nối hệ thống cao tốc Bắc-Nam.
Nóng đỉnh trong kỳ nghỉ lễ, Hà Nội bao nhiêu độ?
Nóng đỉnh trong kỳ nghỉ lễ, Hà Nội bao nhiêu độ?
TPO - Hiện nay khối khí nóng lệch Tây đã tác động trực tiếp và mở rộng trên nhiều khu vực. Tại Thủ đô Hà Nội trong 24 đến 48 giờ tới dự kiến là thời gian nắng nóng đạt đỉnh, nhiệt độ dự báo dao động ở ngưỡng 39 - 40 độ C tuy nhiên ở một số khu vực thậm chí có thể lên thêm 5 - 7 độ C.