Thế giới chào đón một phát minh bảo vệ môi trường mới: Túi hữu cơ tự tan trong nước

Thế giới chào đón một phát minh bảo vệ môi trường mới: Túi hữu cơ tự tan trong nước
HHT - Sau khi nhận thức rõ ràng tình trạng ô nhiễm môi trường bởi rác thải nhựa tại quốc gia của mình, chàng trai người Insonesia đã sáng tạo dòng sản phẩm túi hữu cơ tan được trong nước, thậm chí có thể uống được.

Tuy là một quốc gia có hệ sinh thái đa dạng hàng đầu thế giới, nhưng vấn đề về rác thải nhựa tại Indonesia lại ở mức báo động. Vì thế, một công ty khởi nghiệp tại “Xứ sở vạn đảo” đã phát minh ra một loại sản phẩm túi nhựa có khả năng tự tan trong nước và uống được, để hạn chế tối đa mức độ rác thải nhựa không thể tự hủy gây hại cho đại dương của quốc gia đứng thứ 2 thế giới về lượng rác thải đổ ra biển này.

Thế giới chào đón một phát minh bảo vệ môi trường mới: Túi hữu cơ tự tan trong nước ảnh 1

I am not Plastic được đánh giá là sản phẩm mang tính đột phá bởi sự tiện lợi và thân thiện với môi trường của nó. Chúng được làm từ tinh bột, cụ thể hơn là từ rễ sắn, một món ăn quen thuộc của nhiều quốc gia tại Châu Phi, Mỹ Latinh và Châu Á. Đồng thời, ông Kevin Kumala - đồng sáng lập công ty khởi nghiệp Avani cũng nhấn mạnh rằng sản phẩm sẽ không gây hại cho động vật khi nuốt vào.

Thế giới chào đón một phát minh bảo vệ môi trường mới: Túi hữu cơ tự tan trong nước ảnh 2
Ông Kevin Kumala – đồng sáng lập Avani
Thế giới chào đón một phát minh bảo vệ môi trường mới: Túi hữu cơ tự tan trong nước ảnh 4

Những chiếc túi này có sức chứa tương đương các loại túi nhựa thông thường khác, có thể tan rã và phân hủy hoàn toàn trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng tùy theo tình trạng của đất. Quá trình phân hủy sẽ diễn ra nhanh hơn trong nước nóng, mềm đi trong nước lạnh và tạo ra một lượng rất nhỏ tro khi đốt.

Thế giới chào đón một phát minh bảo vệ môi trường mới: Túi hữu cơ tự tan trong nước ảnh 5

Giải thích về cơ chế phân hủy của chúng, website của công ty chỉ ra rằng: “Những chiếc túi này “biến mất” nhờ tác động của các vi sinh vật trong đất một cách tự nhiên và có thể được đưa thẳng đến bãi thải mà không cần xử lí. Những loại túi khác chỉ phân hủy dưới điều kiện thích hợp và sẽ không thể phân hủy hoàn toàn nếu không được xử lí đúng cách.”

Thế giới chào đón một phát minh bảo vệ môi trường mới: Túi hữu cơ tự tan trong nước ảnh 6
Thế giới chào đón một phát minh bảo vệ môi trường mới: Túi hữu cơ tự tan trong nước ảnh 7

Hiện tại, sản phẩm này đã xuất hiện trên thị trường và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng. Chia sẻ về quá trình hình thành ý tưởng, đại diện công ty cho rằng chúng ta không nên tiếp tục lãng phí thời gian thuyết phục mọi người thay đổi thói quen sinh hoạt bởi đó dường như là điều không thể, hãy dựa vào các thói quen ấy và phát triển những cách giải quyết tối ưu hơn.

Thế giới chào đón một phát minh bảo vệ môi trường mới: Túi hữu cơ tự tan trong nước ảnh 8
Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?