Thế giới sắp chạm đến “mốc nhiệt độ nguy hiểm”, năm nóng nhất trong lịch sử đang ở rất gần

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Các chuyên gia khí tượng từ lâu đã đặt ra một “mốc nhiệt độ nguy hiểm”, mà nếu vượt qua mốc đó thì rất nhiều chuyện trên thế giới sẽ đảo lộn. Điều đáng lo là chúng ta đã sắp vượt qua mốc đó rồi. Và các nhà nghiên cứu còn dự báo gì về “những mùa Hè dài đằng đẵng” ở phía trước?

Các nhà khoa học ở Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) mới thông báo rằng, 5 năm tới là khoảng thời gian “quyết định” đối với khí hậu của Trái Đất.

Theo đó, họ dự đoán có 40% khả năng là chúng ta sẽ đạt tới “mốc nhiệt độ nguy hiểm” vào một trong 5 năm tới đây. Mốc nhiệt độ đó là mức nóng hơn 1,5oC so với mức trung bình của thời tiền Công nghiệp. Mốc này được đặt ra từ lâu, như một dấu mốc mà cả thế giới cần phải cố để tránh không đạt tới.

Cụ thể hơn, trong 5 năm tới, nhiệt độ trung bình của thế giới sẽ nóng hơn ít nhất là 1oC - nói chung là trong khoảng 0,9 đến 1,8oC - so với mức của thời tiền Công nghiệp.

Thế giới sắp chạm đến “mốc nhiệt độ nguy hiểm”, năm nóng nhất trong lịch sử đang ở rất gần ảnh 1

Theo Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), nếu không có gì thay đổi thì đến năm 2100, nhiệt độ và độ ẩm ở các nước Nam Á sẽ đạt mức "chết chóc", tức là vượt qua mức chịu đựng của con người. Ảnh: Vikas Choudhary/ CSE.

Và nếu nhiệt độ trung bình của Trái Đất vượt qua “mốc nguy hiểm”, thì chúng ta sẽ đối diện với mối đe dọa toàn cầu: Có thêm băng tan, mực nước biển dâng cao, sẽ có nhiều đợt nóng kinh khủng và các kiểu thời tiết cực đoan, và tất cả những điều đó lại ảnh hưởng đến sức khỏe, nguồn lương thực…, theo Giáo sư Petteri Taalas, Tổng thư ký WMO.

Ngoài ra, WMO cũng dự báo rằng, có 90% khả năng là một trong những năm trong khoảng từ 2021 đến 2025 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử, vượt qua năm 2016.

Giáo sư Taalas cũng nói: “Đây không chỉ là những con số thống kê đâu. Nghiên cứu dựa trên khoa học đã cho thấy rằng chúng ta đang tiến gần đến cái ngưỡng về khí hậu rồi. Đây là một hồi chuông cảnh báo về vấn đề môi trường và phát triển bền vững”.

Thế giới sắp chạm đến “mốc nhiệt độ nguy hiểm”, năm nóng nhất trong lịch sử đang ở rất gần ảnh 2

Trong mùa Hè nóng khủng khiếp của năm 2016, ở Ấn Độ đã có hơn 300 người chết vì nắng nóng. Ảnh: Mukesh Gupta/ Reuters.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, nếu không có gì thay đổi để ngăn chặn sự biến đổi khí hậu, thì trong những năm tới, mùa Hè có thể sẽ kéo dài 6 tháng mỗi năm, còn mùa Đông chỉ dài 2 tháng. Mà thực tế là theo nghiên cứu dựa trên số liệu của hàng chục năm, thì mùa Hè ở Bắc bán cầu đang dài ra (từ 78 ngày lên 95 ngày, nếu so sánh giữa những năm 1950 với thập kỷ này), trong khi các mùa khác thì ngắn lại.

Trong đó, mùa Hè được coi là những khoảng thời gian có 25% mức nhiệt độ cao nhất trong năm. Tức là, chúng ta có thể có đến 6 tháng trong năm bao gồm toàn những ngày có mức nhiệt độ cao nhất năm, nếu con người không có những biện pháp nhanh chóng để bảo vệ môi trường và ngăn chặn sự biến đổi khí hậu.

Thế giới sắp chạm đến “mốc nhiệt độ nguy hiểm”, năm nóng nhất trong lịch sử đang ở rất gần ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

HHT - Chỉ trong tháng 9, chúng ta đã chứng kiến siêu bão Yagi mạnh hiếm có ở Biển Đông, bão Boris gây mưa kỷ lục ở nhiều nước châu Âu và vừa rồi là bão Helene tàn phá nhiều bang ở nước Mỹ. Có phải Trái Đất đã có một tháng 9 nhiều mưa bão hơn bình thường, và lý do có phải chỉ là biến đổi khí hậu?
Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

HHT - Cơn bão ở gần Philippines và Đài Loan (Trung Quốc), tên quốc tế là bão Krathon, hiện được dự báo là sẽ vòng vào Biển Đông. Như vậy là đường đi của nó hơi khác so với nhận định ban đầu của các cơ quan khí tượng. Bão Krathon rất mạnh, gần bằng bão Yagi. Liệu nó có trở thành cơn bão số 5 hay không?
Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

HHT - Cơn bão Helene với sức gió 225 km/h vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ). Có một sự trùng hợp khó tin là đúng 66 năm trước, vào đúng ngày này, một cơn bão khác cũng tên Helene cũng đã đạt cường độ ngang với bão Helene hiện tại và gây thiệt hại lớn ở Mỹ. Sự trùng hợp này thực sự giống như sự lặp lại của lịch sử.
Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

HHT - Cơn bão Helene đã vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ) và nó được gọi là “cơn bão viết lại lịch sử”. Mạnh hơn cả bão Yagi (ở thời điểm bão Yagi đổ bộ nước ta), bão Helene gây nguy hiểm đến mức văn phòng Cảnh sát trưởng của một hạt đã đề nghị những người dân không chịu sơ tán hãy viết thông tin bản thân lên tay hoặc chân để sau này còn xác định danh tính.