Thế nào là một hành động tử tế thực sự?

Thế nào là một hành động tử tế thực sự?
HHT - Ai cũng muốn mình là người tử tế, hay ít nhất, muốn thể hiện ra như vậy. Nhưng hành động tử tế thực sự cần xuất phát từ trái tim, từ suy nghĩ không vị kỷ của chúng ta.

Gần đây, tôi đọc được một câu chuyện như thế này…

Một phụ nữ ăn mặc rất đẹp đang đi bộ trên phố. Cô chợt nhìn thấy một bà cụ ngồi bán vài rổ trứng. Người phụ nữ dừng lại hỏi bà cụ:

- Bà bán trứng thế nào đấy ạ?

Bà cụ đáp:

- 25 xu mỗi quả, cô ạ.

- Trứng trong siêu thị mới có giá đó, chứ mua ngoài chợ thì không thể như thế được! – Người phụ nữ nhíu mày – Tôi muốn lấy 6 quả, 1 đôla 25 xu nhé? Không thì thôi vậy!

Bà cụ bán trứng nói nhỏ nhẹ:

- Vâng, vậy cô lấy 6 quả đi. Dù sao tôi cũng muốn bán mở hàng, từ sáng đến giờ tôi chưa bán được quả trứng nào. Hy vọng cô mua xong sẽ có nhiều người mua giúp tôi.

Người phụ nữ nhặt 6 quả trứng, trả tiền và đi, cảm giác rất vui vẻ vì mua được trứng giá hời. Đó cũng gần như cảm giác chiến thắng vậy. Mà dù sao đi nữa, cô cũng đã mua trứng giúp một bà cụ nghèo cơ mà!

Người phụ nữ cho rằng, mình vừa mua được trứng giá hời, vừa thực hiện một hành động tử tế.

Cô đi tiếp một đoạn, rồi vào một tiệm ăn sang trọng, gặp mấy người bạn cũ. Tại đây, cô và bạn bè gọi những món ăn họ ưa thích, và được phục vụ rất tốt. Có người ăn hết, có người để thừa, nhưng cô nhất định nói rằng mình sẽ trả tiền. Trong nhóm bạn bè, ai cũng biết rằng cô luôn là người rộng rãi mà. Mấy người bạn cảm ơn cô, nói rằng cô vẫn hào phóng như xưa. Cô gọi người phục vụ ra tính tiền. Tổng cộng là 45 đôla. Cô đưa cho người phục vụ 50 đôla và nói rằng không cần trả lại nữa. Người phục vụ cảm ơn cô. Mấy người bạn lại càng trầm trồ, khen rằng cô đúng là người chi tiêu rất thoải mái.

Toàn bộ sự việc này có vẻ là bình thường với tất cả mọi người: với người phụ nữ, với bạn bè của cô, với người phục vụ ở tiệm ăn. Chỉ có bà cụ bán trứng là nhân vật tội nghiệp nhất.

Số tiền trả cho một bữa ăn trong tiệm có thể rất nhiều, nhưng chúng ta chẳng bao giờ tính toán.

Câu chuyện này khiến tôi nghĩ: Tại sao chúng ta luôn thể hiện “đẳng cấp”, theo kiểu “bậc trên”, khi cư xử với những người khó khăn, ở trong hoàn cảnh thua kém mình? Và tại sao chúng ta lại thích tỏ ra hào phóng với những người thậm chí còn chẳng cần đến sự hào phóng của chúng ta?

Và câu chuyện này cũng khiến tôi nhớ đến bố tôi. Bố tôi luôn mua những món đồ đơn giản, “quá bình thường” của những người nghèo, mà bố mua với giá cao, không mặc cả hoặc thậm chí còn trả số tiền cao hơn mức giá người bán đưa ra. Vấn đề là bố tôi mua cả những món đồ mà bố không cần đến, chẳng bao giờ dùng. Tôi rất thắc mắc về chuyện này, nên có lần tôi hỏi bố tại sao lại làm như vậy. Bố tôi đáp: “Con gái ạ, đó là việc thiện đi kèm với sự chính trực, để ai cũng giữ được lòng tự trọng của mình”.

Bố tôi rất thích mua hàng của những người bán có vẻ khó khăn.

Trong câu chuyện này, mỗi người có một cách nhìn nhận khác nhau về “sự tử tế”, về “sự hào phóng”. Nhưng tôi tin rằng bạn đã thấy hành động nào mới là sự tử tế thực sự, phải không? Tôi thì nghĩ đến câu nói của nhà hoạt động chính trị Roy Bennett: “Lòng tốt thực sự tức là không kỳ vọng được đáp lại và không bao giờ nên là một hành động có điều kiện cả”.

Theo INTERNET
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.