Thẻ ngân hàng bị "hack" trong đêm, khách hàng tá hỏa vì tiền "không cánh mà bay"

Thẻ ngân hàng bị "hack" trong đêm, khách hàng tá hỏa vì tiền "không cánh mà bay"
HHT - Những thông báo giao dịch, những tin nhắn số dư tài khoản được gửi đến trong đêm và rạng sáng, liên tiếp các vụ mất tiền dù không giao dịch đang khiến nhiều chủ tài khoản "không ngủ yên" vì sợ tiền "bốc hơi" khi thức giấc.

Đang ngủ cũng mất tiền trong thẻ tín dụng

Thanh toán điện tử đang ngày càng phát triển, trở thành hình thức giao dịch phổ biến đáp ứng các nhu cầu thông dụng như đặt phòng khách sạn, vé máy bay, mua sắm online... Tuy nhiên, nguy cơ bị trộm thông tin thẻ ngân hàng hiện đang là những rủi ro tiềm ẩn khiến nhiều người dùng lo ngại.

Mạng xã hội thời gian qua đã chia sẻ không ít thông tin về những khách hàng bị mất tiền oan cho các giao dịch mà họ không hề thực hiện. Anh D.B (Long Biên, Hà Nội) - chủ một thẻ tín dụng thuộc ngân hàng T. cho biết đã mất 5 triệu đồng trong đêm với lý do là thanh toán tiền hàng qua ASDA (trang mua bán trực tuyến của chuỗi siêu thị bán lẻ tại Anh). Theo đó, những tin nhắn thông báo biến động số dư tài khoản được gửi tới điện thoại anh D.B vào đêm và rạng sáng, khi anh D.B đang ngủ. Chỉ đến 6 giờ sáng, khi số tiền trong tài khoản đã bị trừ tới 162 bảng Anh (khoảng gần 5 triệu đồng), anh D.B mới "tá hỏa" liên hệ với ngân hàng. Phía ngân hàng T. phản hồi bằng việc khóa thẻ tạm thời và liên hệ VISA (Công ty dịch vụ tài chính chuyên thực hiện các lệnh chuyển tiền điện tử trên toàn thế giới, có trụ sở tại Mỹ - PV) nhờ hỗ trợ tuy nhiên kết quả thế nào thì anh phải chờ và chờ trong thời gian bao lâu ngân hàng cũng chưa biết.

Những tin nhắn thông báo biến động số dư tài khoản được gửi đến điện thoại anh D.B vào sáng sớm.
Lý do tiền bỗng dưng

Thêm một khác hàng gặp rủi ro tương tự là chị L.N.L (Cổ Nhuế, Hà Nội). Được biết, thẻ visa debit (ngân hàng T.P) của chị L. mới đây đã bị trừ hơn 2 triệu đồng một cách oan ức và khó hiểu. Tin nhắn thông báo tiền bị trừ do thanh toán trên trang Airbnb, song chị L. cho biết mình không thực hiện bất cứ giao dịch nào trên site này vào thời điểm bị trừ tiền cả. Trước tình huống trên, chị L. đã gọi cho tổng đài của ngân hàng T.P để khiếu nại. Ngân hàng sau đó đã khóa thẻ và làm giấy truy soát thông tin. "Vấn đề ở chỗ mình cũng từng giao dịch bằng thẻ này trên Airbnb cách đây một thời gian, nên đơn vị đó đã nắm được thông tin của mình rồi. Có thể thông tin đã bị lộ hoặc hack. Ngay cả phía ngân hàng cũng thừa nhận đó là một kiểu thuộc rủi ro mà khách hàng có thể vấp phải". Tính đến sáng ngày 14/7/2018, theo hẹn là phía ngân hàng sẽ thông tin thêm về vụ việc cho chị L., song chị L. cho biết hiện vẫn chưa nhận được bất cứ thông báo nào.

Để hạn chế bị hack các loại thẻ tín dụng, ghi nợ, khách hàng cần trang bị kiến thức và tự bảo vệ khi sử dụng thẻ. Nguyên tắc bảo mật số một mà người dùng phải nhớ là tuyệt đối không để lộ thông tin in trên thẻ. Hãy ghi nhớ hoặc lưu lại trong điện thoại 3 số cuối mặt sau của thẻ (số CVV), sau đó dùng dao cạo hoặc băng dính đen để che đi 3 số này trên mặt thẻ. Mẹo này để phòng khi số thẻ bị lộ, kẻ gian cũng không thể thanh toán được bởi cần nhập số CVV mặt sau thẻ, chỉ khi chủ nhân cung cấp đúng 3 số cuối này thì mới có thể thanh toán. 

Ngoài ra, một số bí kíp thường được hội "khách hàng thông thái" truyền tai nhau như: Luôn để thẻ tín dụng của bạn trong tầm mắt, nhất là khi nhân viên thu ngân tại các quầy hàng không đưa máy cho bạn tự quẹt thẻ. Bạn cũng có thể ký vào mặt sau của thẻ, đề phòng trường hợp thẻ rơi vào tay kẻ xấu, nơi chấp nhận thẻ sẽ đối chiếu chữ ký với chữ ký in trên mặt sau thẻ. Song thực tế cho thấy nhiều quầy thu ngân không đối chiếu cẩn thận mà chỉ yêu cầu khách hàng ký vào hóa đơn là xong. Vậy nên mẹo này chỉ hữu hiệu khi quy trình chứng thực chữ ký chủ thẻ được thực hiện đúng. Chưa kể đến khả năng chính những trang thanh toán online mà bạn từng truy cập đã để độ thông tin thẻ của bạn.

Thẻ ATM còn trong túi vẫn bị rút trộm tiền

Thẻ ATM là một trong những công cụ thanh toán phổ biến nhất hiện nay và ngày càng tiện lợi hơn khi chỉ cần có một chiếc thẻ và mật khẩu là bạn có thể rút tiền ở bất cứ đâu. Thế nhưng, tiện lợi cũng đi kèm nguy hiểm khi phương thức thanh toán này đang trở thành đối tượng hấp dẫn của hacker. "Trộm" công nghệ cao có thể gắn những thiết bị siêu nhỏ trong cây ATM hay quầy tính tiền nơi đặt máy POS nhằm chụp lại những thông tin trên thẻ cũng như ghi lại mật khẩu của bạn. Sử dụng những thông tin đã được đánh cắp này, hacker có thể rút sạch tiền trong thẻ của bạn chỉ trong giây lát.

Bên cạnh đó, một chiêu trò khác của hacker khiến nhiều nạn nhân mắc bẫy đó là giả mạo email của ngân hàng. Theo đó, email được gửi tới chủ tài khoản có hình thức rất giống với email của ngân hàng, nội dung có thể là xác nhận hay bổ sung thông tin nào đó. Bạn sẽ được yêu cầu nhấp vào một đường link lạ để điền thông tin. Các dữ liệu cá nhân theo đó bị đánh cắp dễ dàng và rơi vào tay kẻ xấu. 

Để tránh bị mắc bẫy hacker, khi sử dụng thẻ ATM, hơn ai hết bạn phải nắm chắc những cách bảo mật như: Nên chọn rút tiền ở các cây ATM đặt tại ngân hàng vì ở đó an ninh nghiêm ngặt hơn, hacker không dễ có cơ hội gắn các thiết bị ghi lén. Trước khi rút thẻ cũng cần kiểm tra, quan sát kỹ xem  trong khe đầu đọc thẻ có gắn chip hay thiết bị nào lạ hay không. Tiếp đó khi nhập mã pin nên dùng tay che sát bên trên để tránh bị chụp lén thông tin hoặc quay trộm.

Để cẩn thận, hay  sử dụng dịch vụ SMS Banking để theo dõi sát sao số tiền trong tài khoản, đồng thời nắm được khi nào có người rút tiền và kịp thời báo cáo nếu đó không phải là bạn. Ngoài ra, bạn phải nhớ tuyệt đối vào những trang web, đường link không rõ nguồn gốc hay được phát tán từ người lạ, kể cả là email trên danh nghĩa là gửi từ ngân hàng bạn cũng phải kiểm tra cẩn thận trước khi nhập thông tin, tránh mắc bẫy giả mạo email của tội phạm công nghệ.

Thêm vào đó, bạn nên cẩn trọng về độ bảo mật của mật khẩu, vì đây là chìa khóa để tin tặc truy cập vào tài khoản. Hãy thường xuyên thay đổi mật khẩu và hạn chế việc sử dụng những thông tin cơ bản dễ đoán như số điện thoại, ngày tháng năm sinh,... để làm mật khẩu. Bạn có thể ghi chép mật khẩu tránh quên, nhưng tuyệt đối đừng ghi chép mật khẩu ở chỗ người khác có thể nhìn thấy được. Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, đừng chủ quan nghĩ rằng những tên trộm công nghệ chỉ đánh vào các doanh nghiệp lớn, các chủ tài khoản với tài sản "kếch xù". Bất cứ ai cũng đều có thể trở thành nạn nhân của chúng, vì vậy hãy trang bị cho mình những cách để nâng cao bảo mật và giữ an toàn cho số tiền trong tài khoản của mình.

Trong trường hợp bị rút tiền thẻ ATM không rõ lý do, việc đầu tiên bạn cần làm là liên hệ hoặc đến trực tiếp ngân hàng thông báo tình hình và yêu cầu ngân hàng tạm thời khóa thẻ đó lại, "đóng băng" mọi giao dịch trước khi hacker rút sạch tiền trong thẻ. Hãy bình tĩnh để trình báo vụ việc với ngân hàng, cơ quan chức năng để nhanh chóng tìm cách vớt vát tình hình, thay vì xót xa và hoảng loạn vì những việc đã xảy ra.

Một khách hàng rủi ro khác khi bị mất tiền trong tài khoản một cách khó hiểu.

Bí ẩn cuộc gọi lừa đảo từ nước ngoài

Thời gian gần đây còn có chiêu trò hack cước điện thoại sau những cuộc gọi bí ẩn từ nước ngoài. Theo phản ánh, nhiều người cứ tưởng người thân từ nước ngoài gọi về nên nhấc máy nghe hay gọi lại thì bị trừ rất nhiều tiền. Một trong những phương thức chúng dùng là gọi nhiều lần để nạn nhân phải gọi lại và tạo điều kiện trừ tiền trong tài khoản. Kẻ lừa đảo sẽ phát đi những âm thanh bằng tiếng Anh hoặc tiếng kêu cứu, tiếng khóc... để dụ người nghe kéo dài cuộc điện thoại. Duy trì cuộc gọi càng lâu, kẻ lừa đảo càng nhận được nhiều tiền. "Điều đáng nói là các đối tượng này thường thực hiện cuộc gọi vào thời gian nửa đêm về sáng, khi các thuê bao còn ngái ngủ hoặc tưởng người thân gọi về Viêt Nam có chuyện gấp nên bất cẩn mà thực hiện gọi lại" - FB T.M.V - Một chủ thuê bao từng nhận được những cuộc gọi kiểu này chia sẻ.

Thẻ ngân hàng bị "hack" trong đêm, khách hàng tá hỏa vì tiền "không cánh mà bay" ảnh 4
Rất nhiều chủ thuê bao từng nhận được những cuộc gọi lạ từ nước ngoài cảnh báo về việc này trên mạng xã hội.

Trước tình trạng này, nhiều nhà mạng đã phát đi khuyến cáo khách hàng phải đề phòng và cẩn trọng, không nên nghe hay gọi lại những số điện thoại lạ gọi từ nước ngoài, vì đây có thể là một hình thức trộm cước viễn thông quốc tế.

Nhà mạng phát đi thông báo để khuyến cáo khách hàng cẩn trọng, đề phòng bị trộm tiền cước từ cuộc gọi quốc tế.

Hiện thực trạng mất tiền oan trong tài khoản ngân hàng, bị hack thẻ ngân hàng, tài khoản điện thoại vẫn đang diễn biến khá phức tạp với những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi. Bạn đọc nếu có thông tin hay khúc mắc về các đề trên hãy liên hệ ngay với báo Hoa học trò qua địa chỉ email: banbientap@hoahoctro.vn nhé!

MỚI - NÓNG
"Tích Hoa Chỉ" khởi đầu không khả quan, nhưng càng chiếu dân tình càng đặt gạch hóng
"Tích Hoa Chỉ" khởi đầu không khả quan, nhưng càng chiếu dân tình càng đặt gạch hóng
HHT - Lúc mới lên sóng, bộ phim "Tích Hoa Chỉ" của Hồ Nhất Thiên và Trương Tịnh Nghi đã vấp phải những cái lắc đầu e ngại về dàn diễn viên và diễn xuất của nam nữ chính. Tuy nhiên, dù khởi đầu không mấy khả quan nhưng đến nay, phim vẫn không bị thụt lùi mà còn khiến khán giả phải đặt gạch "hóng".

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?