Thi vào trường Phổ Thông Năng Khiếu, bạn không thể không biết những bí kíp này!

Thi vào trường Phổ Thông Năng Khiếu, bạn không thể không biết những bí kíp này!
HHT - Trường Phổ Thông Năng Khiếu (Quận 5, TP.HCM) là ước mơ của nhiều teen khi chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh lớp 10. Do đề PTNK là đề tuyển sinh riêng nên bạn cũng cần có một “gói” kĩ năng chuyên biệt cho 3 môn Toán - Văn -Anh đó!

Vì môi trường học tập thoải mái, nhiều cơ hội tốt cho tương lai (dù là đại học hay du học), nên việc thi tuyển đầu vào của trường Phổ Thông Năng Khiếu (PTNK) rất gắt gao. Cụ thể trường có một cuộc thi riêng tách hẳn khỏi kì thi tuyển sinh hằng năm của Sở với bộ đề mang format đậm chất Năng Khiếu. Bạn đã sẵn sàng chinh phục ngôi trường này chưa?

Thi vào trường Phổ Thông Năng Khiếu, bạn không thể không biết những bí kíp này! ảnh 1

Không là siêu sao vẫn có thể “phá đảo” đề Toán của PTNK

Cấu trúc đề Toán: Đại số và hình học.

Ở phần số, teen cần chú ý về kĩ năng biến đổi đại số và tính cẩn thận trong các bài phương trình.

Bài phương trình bậc hai và Vi-ét sẽ là dạng bài khó đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng linh hoạt, cách biện luận và tư duy. Chỉ cần ôn luyện kĩ các mô hình bài toán thì bài này sẽ không quá xa lạ. Dạng giải Toán bằng cách lập phương trình có hai bài: Một bài đơn giản và bài phức tạp hơn. Với bài phức tạp thì thường khó nhất nhì đề thi, tuy nhiên điểm lợi ở đây là sự sáng tạo, nắm bắt và giải quyết vấn đề tốt cũng được đánh giá công bằng với kiến thức Toán học. Vì thế nếu bạn không biết cách lập phương trình nhưng biết suy luận hợp lí vẫn được tính điểm như thường đấy!

Hình học sẽ có 3 câu nhỏ với những câu quen thuộc như tính độ dài cạnh, tỉ số đoạn thẳng hay độ lớn các góc... Những kiến thức đều nằm trong chương trình sách giáo khoa, nhưng bạn cũng phải luyện tập nhiều mới “ngộ ra” các kiến thức quen thuộc này bị “ngụy trang” sau nhiều lớp của đề bài.

Thi vào trường Phổ Thông Năng Khiếu, bạn không thể không biết những bí kíp này! ảnh 2

Thầy Vương Trung Dũng (giáo viên Toán trường Phổ thông Năng Khiếu) “mách nước” cho hội teen muốn thi PTNK: “Khi gặp những bài khó, nếu đã hình dung ra được hướng giải thì cứ ghi ra. Vì làm sai không bị trừ điểm, vì chấm theo barem, đúng tới đâu được điểm tới đó. Nên xem kĩ đề để biết mục đích của đề là làm gì, mình có đang bỏ qua giả thiết nào không và cố gắng liên hệ đến các mô hình bài Toán cũ khi luyện tập ở nhà để nghĩ ra xem đây là dạng đề biến thể hay tổng hợp nào của các dạng bài mình đã biết”.

Thi vào trường Phổ Thông Năng Khiếu, bạn không thể không biết những bí kíp này! ảnh 3

Bạn Vũ Thế Việt (đạt được 10 điểm Toán thường; 8,25 điểm Toán chuyên PTNK kì tuyển sinh 2016) chia sẻ kinh nghiệm: “Khi ôn luyện, tớ học theo những dạng bài có trong đề những năm trước. Sau khi quen rồi thì tìm những bài cùng dạng nhưng mà mở rộng với khó hơn để làm, đặc biệt là phải nhớ những kết quả chứng minh, cách chứng minh mình đã làm để áp dụng vào bài khác khó hơn. Trong bài thi có tiếp cận cái gì đó mới thì mình đọc kĩ đề, làm vài phép suy đơn giản trước để đưa nó về những cái quen thuộc”.

Bạn muốn “ôm trọn bí kíp” để đỗ đầu vào trường PTNK? Hãy truy cập các trang web đáng tin cậy này: artofproblemsolving.com, nangkhieutoan.com.

Nếu bạn thích “nổi loạn”, sao không thử đề thi Văn của Năng Khiếu?

Cấu trúc đề Văn: Một câu đọc hiểu, một câu Nghị luận Xã hội và Nghị luận Văn học giống như đề tuyển sinh của Sở GD&ĐT TP.HCM, nhưng ở level khó hơn, đòi hỏi teen “thoát” khỏi sách giáo khoa một tẹo.

Ở đề Văn thi không chuyên, đón chờ thí sinh ở phần đọc hiểu văn bản sẽ là những mẩu văn bản lạ mà có thể teen chưa bao giờ gặp. Ở phần Nghị luận Văn học, bạn cũng hoàn toàn có thể gặp một tác phẩm ngoài chương trình và được yêu cầu phân tích tác phẩm ấy, liên hệ với tác phẩm đã học. Còn đối với Văn chuyên thì hoàn toàn không có giới hạn về hình thức lẫn nội dung.

Thi vào trường Phổ Thông Năng Khiếu, bạn không thể không biết những bí kíp này! ảnh 4

Ví dụ như đề Văn chuyên 2013 - 2014 của Năng Khiếu chỉ có một câu duy nhất là: "Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật" (V.Bielinxki). Qua một số bài thơ đã học và đọc thêm, anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trên. Năm vừa rồi thì đề là "Tác giả là trụ đỡ tâm hồn của trẻ em". Bạn thấy không, chẳng hề có một bài văn mẫu nào cả, và khi đó giám khảo sẽ chấm thực lực, cách suy luận, cảm nhận của bạn thay vì trình độ “gạo bài”.

Thi vào trường Phổ Thông Năng Khiếu, bạn không thể không biết những bí kíp này! ảnh 5

Nhưng đừng quá lo lắng! Bạn Uyên Linh (thủ khoa Văn Quốc Gia, 11 Văn PTNK) chia sẻ: “Yếu tố ghi điểm trong bài viết của Năng Khiếu là sự sáng tạo và quan điểm chủ quan của mỗi người. Tớ thấy thông qua việc học và việc đi thi đầu vào ở Năng Khiếu, các thầy cô đều muốn nhấn mạnh tính cá nhân và tính chủ quan của học sinh. Các bạn có thể nhớ ý và chép theo ý để được 0,5 ở ý này hay 1 điểm ở ý khác trong bất kì bài thi nào, trừ Năng Khiếu. Thầy cô luôn tìm những bài kiểu độc - lạ - chất mà không bị gò theo suy nghĩ của giáo viên luyện thi hay những cuốn sách tham khảo”. Vì thế, hãy đọc thêm thật nhiều sách, ngoài sách giáo khoa và sách tham khảo nữa, bạn nhé!

Môn Anh: Sự bình tĩnh là chìa khóa thành công

Cấu trúc đề Anh: Có hẳn 80 câu trắc nghiệm trải dài ở các phần như reading (đọc văn bản), guided cloze (chọn từ thích hợp điền vào đoạn văn), tìm và sửa lỗi sai trong câu, phần còn lại sẽ là trắc nghiệm kiểm tra trình độ văn phạm cũng như vốn từ vựng của bạn. Ngoài ra đề Anh chuyên thì còn có thêm những phần như viết lại câu, open cloze (tự điền từ vào đoạn văn không có hướng dẫn lựa chọn), wordform (chuyển dạng từ).

Các bạn nên lưu ý ghi chú lại các cấu trúc văn phạm và từ vựng trong sách giáo khoa. Khi làm bài Reading bạn nên đọc trước phần đầu và kết để có cái nhìn tổng quát về bài, đọc trước câu hỏi để xác định được những thông tin mình cần tìm trong bài, thế là “chỉ số” tự tin và xác suất làm đúng bài tăng vèo, bạn sẽ không sợ bị rối khi đọc nữa!

Thi vào trường Phổ Thông Năng Khiếu, bạn không thể không biết những bí kíp này! ảnh 6

Bạn Nguyễn Công Danh (Á khoa môn Anh Năng Khiếu năm 2015) chia sẻ: “80 câu trắc nghiệm nhiều khi cũng gây cho các bạn nhiều áp lực, nhất là khi mình “chạm trán” một câu rất khó ở ngay giữa bài thi. Các bạn hãy tạm gác qua những câu hỏi khó, để hoàn tất những câu hỏi mà mình chắc chắn nhất và quay trở lại sau để giữ một tâm lý vững vàng”.

Những đề cương tổng hợp đề thi các năm trước sẽ là nguồn tài liệu thật xịn cho bạn đấy! Hãy truy cập trang web ptnk.edu.vn để tham khảo đề thi các năm, và dựa vào đó định hướng cách học cho mình nhé!

Chúc các teen sẽ hoàn thành thật tốt kì tuyển sinh sắp tới!

PHƯƠNG NHI

Ảnh trong bài tổng hợp từ nhiều nguồn

MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?