"Thợ săn" người ngoài hành tinh lớn nhất của NASA đã bắt đầu hành trình

"Thợ săn" người ngoài hành tinh lớn nhất của NASA đã bắt đầu hành trình
HHT - Vệ tinh TESS của NASA được đưa vào vũ trụ từ tháng 4, sau thời gian chuẩn bị đã chính thức hoạt động làm nhiệm vụ săn tìm những thế giới mới, miền đất hứa của sự sống ngoài hành tinh.
"Thợ săn" người ngoài hành tinh lớn nhất của NASA đã bắt đầu hành trình ảnh 1

Vệ tinh thăm dò TESS của NASA. 

Vệ tinh thăm dò TESS của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA được kỳ vọng sẽ thực hiện cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh lớn nhất trong lịch sử loài người. TESS đã được đưa vào vũ trụ trên một tên lửa SpaceX Falcon 9 từ trạm Cape Canaveral, Florida.

Theo tờ Business Insider, những tín hiệu gửi về Trái Đất cho thấy, bốn máy ảnh trên diện rộng của TESS đã bắt đầu quét 85% bầu trời, săn lùng những hành tinh có tiềm năng có sự sống giống như hành tinh chúng ta.

TESS sẽ khảo sát 200.000 ngôi sao sáng nhất gần Mặt Trời để tìm kiếm các hành tinh ngoại lai. Các nhà khoa học của NASA cho biết với sự giúp đỡ của trọng lực trên mặt trăng, TESS này sẽ bay ổn định thành một quỹ đạo 13,7 ngày quanh Trái Đất.

Mỗi khi quỹ đạo đủ gần, TESS sẽ truyền tất cả dữ liệu mà nó thu thập được về Trái Đất trong khoảng thời gian 16 tiếng đồng hồ. Tàu vũ trụ của NASA sẽ đều đặn thực hiện việc này trong khoảng thời gian ít nhất là 2 năm tới.

Paul Hertz, giám đốc vật lý thiên văn tại NASA, người chỉ đạo dự án TESS cho biết: "Chúng ta biết có rất nhiều hành tinh trong vũ trụ này. Tôi đang mong chờ những khám phá kỳ lạ, tuyệt vời mà TESS sẽ khám phá".

Các chuyên gia cũng hy vọng sẽ tìm thấy hàng chục thế giới mới giống Trái Đất trong những năm tới. Những phát hiện mới có thể dẫn đến cái nhìn đầu tiên về khí quyển của những thế giới ngoài hành tinh chúng ta, hoặc sẽ phát hiện thêm bằng chứng gián tiếp về việc tồn tại sự sống ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta.

"Thợ săn" người ngoài hành tinh lớn nhất của NASA đã bắt đầu hành trình ảnh 2
Kính viễn vọng Kepler.

Trước đây, NASA cũng từng đưa Kepler vào vũ trụ săn lùng ngoại hành tinh từ năm 2009. Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, Kepler đã tìm thấy gần 4.000 hành tinh, khoảng 50 thế giới mới có kích thước bằng đá có khả năng có sự sống. Nhưng hiện nay Kepler đang ở giai đoạn cuối của "sự sống" vì nó sắp cạn kiệt nhiên liệu.

Theo các chuyên gia nếu khu vực tìm kiếm của Kepler giống như phạm vi ảnh hưởng khi xảy ra một vụ nổ súng, thì khu vực TESS tìm kiếm sẽ rộng hơn, giống như khi một quả lựu đạn hoặc quả bom phát nổ.

TESS sẽ tiến hành săn lùng bằng cách chụp ảnh tất cả khu vực có thể trên bầu trời, bốm camera sẽ ghi lại hình ảnh mà ghép lại tạo thành bản đồ khổng lồ khoảng 200.000 ngôi sao.

Trong năm đầu tiên, hình ảnh vệ tinh sẽ mô tả 13 khu vực bao gồm bầu trời phía Nam và năm thứ hai sẽ phác họa bản đồ 13 khu vực của bầu trời phía Bắc.

Theo Infornet.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm