Thông điệp tháng 3: Các nạn nhân "body-shaming", hãy yêu cơ thể mình!

Thông điệp tháng 3: Các nạn nhân "body-shaming", hãy yêu cơ thể mình!
HHT - Bỏ qua những quan điểm về "một đôi chân đẹp mới lấy được chồng", có bao giờ bạn thử nghĩ đến chuyện: Lên tiếng miệt thị cơ thể của người khác đã là một liều thuốc độc?

“Mỗi lần bị miệt thị, tớ chỉ muốn chết!”

Miệt thị cơ thể (body-shaming) là hành động chê cười, chế giễu và hạ thấp cơ thể của người khác xuống bằng những lời lẽ tưởng-đùa-nhưng-rất-không-vui. Người thực hiện hành động này thường không chú ý quá nhiều đến cảm xúc của nạn nhân. Trái lại, body-shaming có sức tác động đến nạn nhân của nó quá lớn. Ở độ tuổi mới lớn, chúng mình nhìn thấy hình ảnh các bạn nam chê ỏng chê eo các bạn nữ hàng ngày, và cũng không ít những nhóm bạn nữ xì xầm bàn tán sau lưng nhau về diện mạo của một ai đấy. Những câu đùa tưởng chừng vô hại như “Tết chỉ có ăn hay sao mà lại mập như heo thế này?”, “Chân ngắn một mẩu thế kia mà cũng bày đặt đá cầu!” hay “Sao hôm nay cậu lại có thể mặc bộ đồ trông thô kệch thế này?”… đều là những trò đùa như cơm bữa.

Thông điệp tháng 3: Các nạn nhân "body-shaming", hãy yêu cơ thể mình! ảnh 1

Nào có ai biết hậu quả nghiêm trọng của những trò đùa đó. Ban đầu, nạn nhân của body-shaming chỉ buồn. Sau đó, tăng dần đến mức độ ám ảnh, cuối cùng là "chỉ muốn chết đi cho xong".

Câu chuyện “chân xấu sao lấy được chồng” có thể được đem ra bàn cãi về tính đúng đắn. Nhưng có ai biết rằng, với nhiều bạn gái, chỉ cần nhìn thấy hai từ “chân xấu” trong bài viết đó đã bắt đầu cảm thấy hết sức tự ti về cơ thể mình? Bài báo về một cô nàng ở Trung Quốc “béo quá nên tự tử cũng chẳng chết chìm” đã được đem ra làm trò cười với nhiều người, và theo thói quen chúng ta lại "tag" những người bạn có ngoại hình liên quan vào phần comment. Nhưng chắc chắn không ai biết được cô gái đó và tất cả những cô nàng mũm mỉm khác trên thế giới này đã và đang cảm thấy tủi thân như thế nào.

Thông điệp tháng 3: Các nạn nhân "body-shaming", hãy yêu cơ thể mình! ảnh 2

Vân Nguyễn (19 tuổi, Hà Nội) chia sẻ về quá trình vượt qua những câu nói miệt thị cơ thể: “Mình từng có thời ám ảnh kinh khủng. Khó thở và quặn bụng mỗi lúc ăn, thậm chí buồn nôn kinh khủng khi có người nhìn mình ăn hay tập thể dục. Chỉ cần chạy chậm hơn người khác thôi mình cũng có lần bật khóc. Mình vừa uất vừa giận, cố ép bản thân ăn ít đi dù ngay từ đầu mình không phải là loại cuồng ăn. Kết quả, mình bị đau dạ dày. Mẹ bắt mình phải ăn thật nhiều, nhưng càng ăn bụng sẽ càng đầy và cơ thể tự thực hiện trào ngược ra. Vì thế nên mình gần như chai rồi, có “shame” nữa "shame" mãi cũng vẫn vậy thôi!”.

“Tớ trân trọng vẻ đẹp của mình”

Như để đánh hồi chuông báo động về miệt thị cơ thể, dự án Khi tôi 19 của Câu lạc bộ Social Waves đến từ Đại học RMIT ra đời với thông điệp: “Khi tôi 19, tôi trân trọng vẻ đẹp của mình.”

Thông điệp tháng 3: Các nạn nhân "body-shaming", hãy yêu cơ thể mình! ảnh 3

Khi tôi 19 (When I am 19) ra đời với mục đích nâng cao kiến thức của các bạn trẻ về body-shaming cũng như các tác hại của nó.

Theo Khi tôi 19, miệt thị cơ thể không chỉ diễn ra một lần trong đời mà dài cả một quá trình. Bên trong nạn nhân cũng xảy ra 4 diễn biến tâm lý cơ bản: Tức giận - Tự trách mình - Oán trách người thân - Trân trọng bản thân hoặc Suy sụp nặng nề. Bên cạnh đó, dự án còn đem ra rất nhiều quan điểm và chủ đề mới mẻ: Lấy hình tùy tiện để chế meme có thực sự là xấu?, hay 90% các bạn nữ không hài lòng về cơ thể của mình,...

Thông điệp tháng 3: Các nạn nhân "body-shaming", hãy yêu cơ thể mình! ảnh 4
Thông điệp tháng 3: Các nạn nhân "body-shaming", hãy yêu cơ thể mình! ảnh 5

Ngoài ra, Khi tôi 19 còn đem đến cho chúng mình những sản phẩm truyền thông hữu ích về miệt thị cơ thể. Điển hình là MV LALALA (Gotta Learn To Love Myself) của Twinkly Tus với nội dung rất đơn giản: một cô nàng có ngoại hình bình thường nhún nhảy khúc ca yêu đời. Thông điệp của MV này cũng rất ý nghĩa: “Tất cả chúng ta đều như nhau khi bạn có một tâm hồn đủ đẹp. Vì vậy, hãy học cách yêu bản thân!”.

Hiện tại, dự án đang phát động cuộc thi ảnh Người phụ nữ tôi yêu - My beloved women nhằm tôn vinh phái đẹp nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Cách thức tham gia cuộc thi rất đơn gian: bạn chỉ cần gửi ảnh và những cảm xúc về người phụ nữ bạn yêu là đủ. Tổ chức Người phụ nữ tôi yêu, dự án tin rằng những người bà, người mẹ, người chị, những bạn gái xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp nhất mỗi ngày và trong ngày đặc biệt này.

Thông điệp tháng 3: Các nạn nhân "body-shaming", hãy yêu cơ thể mình! ảnh 6

Chắc chắn rằng Khi tôi 19 là một nơi rất phù hợp để bạn hiểu rõ nạn nhân của body-shaming cảm thấy thế nào.

Tìm hiểu thêm tại địa chỉ facebook.com/Duan.Khitoi19 nhé!

- Ảnh: Dự án Khi tôi 19

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm