Thụy Điển xác nhận xe tăng Stridsvagn 122 đã được đưa đến Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thụy Điển xác nhận đã chuyển 10 xe tăng Stridsvagn 122 cho Ukraine như là một phần của gói hỗ trợ quân sự cho chính quyền Kiev nhằm đối phó với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.

Bộ Quốc phòng Thụy Điển hôm 21/9 xác nhận việc lực lượng vũ trang Ukraine đã nhận được 10 xe tăng Stridsvagn 122, và "những chiếc xe tăng này đã ở Ukraine được một thời gian".

Thụy Điển xác nhận xe tăng Stridsvagn 122 đã được đưa đến Ukraine ảnh 1

Được biết, ngày 24/2/2023, đánh dấu một năm diễn ra cuộc xung đột Nga - Ukraine, nhiều quốc gia phương Tây đã tuyên bố việc tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, trong đó có Thụy Điển.

Gói viện trợ của Stockholm bao gồm các thiết bị quân sự đi kèm hệ thống tên lửa phòng không HAWK và IRIS-T, 10 xe tăng Stridsvagn 122 (Strv 122).

Stridsvagn 122 là phiên bản xe tăng dành cho Thụy Điển, được cải tiến từ Leopard 2A5 do Đức sản xuất. Xe tăng đưa vào phục vụ trong quân đội Thụy Điển từ năm 1997. Khác với phiên bản tiền nhiệm, Stridsvagn 122 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực và áo giáp mới, mang lại khả năng bảo vệ tốt hơn trước các mối đe dọa.

Stridsvagn 122 được trang bị súng nòng trơn 120 mm Rheinmetall Rh-120 L/44 có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau bao gồm cả đạn vây xuyên giáp (APFSDS), chống tăng nổ mạnh (HEAT) và đầu đạn nổ cao ( HE).

Ngoài ra, Stridsvagn 122 còn có một súng máy đồng trục 7,62 mm gắn bên cạnh súng chính và một súng máy phòng không 12,7 mm gắn trên đỉnh tháp pháo.

Stridsvagn 122 có tổ lái gồm bốn người với người lái ngồi ở phía trước; ba thành viên trong tháp pháo bao gồm chỉ huy, xạ thủ và người nạp đạn. Phương tiện sử dụng động cơ diesel MTU MB 873 Ka-501 công suất 1.500 mã lực, có thể chạy ở tốc độ tối đa 68 km/h, phạm vi hoạt động 550 km.


Theo Army Recognition
MỚI - NÓNG
Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại
Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại
TPO - Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...