Tiền Phong số 16

TRANG 6 Không để trượt oan vì những điều chỉnh mới THỨ NĂM 16/1/2025 SÕ 16 0977.456.112 Chính sách chưa có tiền lệ "Bệnh" sợ đẻ - quá trễ nếu 20 năm nữa mới can thiệp TRANG 9 Kỳ vọng có thêm hoa hậu vươn tầm quÕc tế TRANG 16 VFF NÓI VỀ GIẢI NGÂN TIỀN THƯỞNG TRANG 12 MỞ RA NHIỀU CƠ HỘI HỢP TÁC THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH THĂM 3 NƯỚC CHÂU ÂU: Tết ấm đến người lao động xa quê TRANG 15 TRANG 10 + 11 Sản phụ sinh con tại Bệnh viện Hùng Vương (TPHCM) ẢNH: VÂN SƠN Được thưởng tiền khi sinh đủ 2 con TRÁCH NHIỆM Không chỉ là cơ hội mà còn là Thúc đẩy phát triển 3 trụ cột chính Hướng tới doanh thu xuất khẩu công nghệ lớn hơn nông sản Tổng Bí thư Tô Lâm và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tham quan khu triển lãm tại Diễn đàn ẢNH: HOÀNG HÀ TRANG 2 + 3 CHUYỂN ĐỔI SỐ BẰNG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức thường niên Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI với chủ đề “Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam”. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn. Cùng tham dự có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực; Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương Đảng; Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối Ngoại Trung ương; các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương. Diễn đàn có sự tham dự của đại diện các tổ chức nghiên cứu, đào tạo trong nước; hiệp hội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhóm doanh nghiệp công nghệ số Make in Viet Nam; chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ số; tổ chức kinh tế-thương mại, nghiên cứu, đào tạo; một số tổ chức ngoại giao; tập đoàn công nghệ số đa quốc gia và đại diện các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tại Diễn đàn, nhiều nội dung tham luận về định hướng, chính sách và giải pháp phát triển trong giai đoạn tới về công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo; xây dựng thể chế, chính sách đột phá nhằm ưu đãi hỗ trợ, khuyến khích, kêu gọi tập hợp sức mạnh trong phát triển doanh nghiệp công nghệ số; đề xuất các giải pháp nghiên cứu, làm chủ công nghệ số giúp đẩy nhanh quá trình thực hiện cuộc cách mạng chuyển đổi số Việt Nam và đưa Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới. TỰ CHỦ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CHIẾN LƯỢC Phát biểu tại Diễn đàn, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng tất yếu, mà còn là yêu cầu cấp thiết để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới. Đồng thời, chuyển đổi số mang tính chiến lược dài hạn, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia và củng cố vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu này, cần sự cam kết mạnh mẽ từ Chính 2 THỜI SỰ n Thứ Năm n Ngày 16/1/2025 Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần có sự đồng lòng, quyết tâm và khát vọng mạnh mẽ hơn nữa; cần nhìn thấy đây không chỉ là cơ hội, mà còn là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp. CHUYỂN ĐỔI SỐ BẰNG DOANH NGHIỆP Chuyển đổi số mang tính chiến lược dài hạn, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia và củng cố vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế toàn cầu NGUỒN: VIET TIMES Thúc đẩy phát triển 3 trụ cột chính Phát biểu khai mạc Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định Make in Việt Nam sẽ không chỉ giúp Việt Nam thịnh vượng mà còn giúp Việt Nam có hòa bình lâu dài; góp phần phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, an ninh hùng mạnh. Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã truyền đi thông điệp về tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường và tự hào dân tộc” để phát huy trí tuệ Việt Nam. Việt Nam không còn là nước nhỏ nữa, phải sánh vai cường quốc năm châu và phải đóng góp cho sự phát triển của nhân loại. Nghị quyết 57 cũng đặt mục tiêu tự chủ và cạnh tranh về công nghệ, nhất là công nghệ chiến lược. Trước đây, Việt Nam tập trung nhiều vào ứng dụng, vào gia công, nay phải tập trung nhiều hơn vào làm chủ công nghệ, thiết kế, sáng tạo ra sản phẩm Việt Nam, các công đoạn giá trị cao hơn. Mỗi năm, Nhà nước sẽ dành 15% ngân sách khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để chi cho làm chủ các công nghệ chiến lược. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam phải làm chủ các công nghệ chiến lược để làm chủ tiến trình chuyển đổi số Việt Nam. Chỉ như vậy, Việt Nam mới có thể phát triển bền vững. Nghị quyết 57 định hướng giao các doanh nghiệp nòng cốt làm các dự án lớn, trọng điểm quốc gia về chuyển đổi số, giao các doanh nghiệp nòng cốt làm chủ các công nghệ chiến lược. Đây là một mũi tên trúng 2 đích: Vừa làm chủ tiến trình chuyển đổi số, làm chủ công nghệ chuyển đổi số và vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ lớn của đất nước, có năng lực cạnh tranh quốc tế. Lần đầu tiên, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nằm chung trong một nghị quyết của Bộ Chính trị. Đồng thời nằm chung trong một Bộ hợp nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông. Sự liên thông và không thể tách rời sẽ tạo động lực mới mang tính đột phá và cách mạng cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên môi trường số. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kỳ vọng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ góp phần đặc biệt quan trọng để Việt Nam vươn mình đứng dậy, trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. PV (theo TTXVN) Phiên Diễn đàn cấp cao diễn ra sáng 15/1 đưa ra thông điệp của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về định hướng thúc đẩy 3 trụ cột chính để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; để khoa học công nghệ là nền tảng tạo ra tri thức mới và công nghệ mới, đổi mới sáng tạo là động lực giúp chuyển hóa các tri thức mới, công nghệ mới thành ý tưởng mới, giải pháp mới, làm chủ tiến trình chuyển đổi số. Tại Diễn đàn, ông Kang Dohyun, Thứ trưởng Bộ Khoa học và ICT Hàn Quốc, chia sẻ về kinh nghiệm của Hàn Quốc trong phát triển ngành công nghiệp số, nhờ đó quốc gia này đã vượt qua khỏi bẫy thu nhập trung bình. Thời gian qua, Hàn Quốc đã khuyến khích năng lực quốc gia để chuẩn bị cho kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo thông qua ban hành nhiều kế hoạch và chính sách. KHÔNG CHỈ LÀ CƠ HỘI MÀ CÒN LÀ TRÁCH NHIỆM

THỜI SỰ 3 n Thứ Năm n Ngày 16/1/2025 CÔNG NGHỆ VIỆT NAM Make in Việt Nam Năm 2019, lần đầu tiên, thông điệp “Sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam và doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là để Make in Việt Nam” trở thành chủ trương, định hướng phát triển các doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm, giải pháp, để “giải những bài toán Việt Nam” một cách hiệu quả. Thực hiện Chiến lược “Make in Việt Nam” đã giúp số lượng doanh nghiệp công nghệ số tăng lên 74.000 doanh nghiệp và có tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số/đầu người đứng ở thứ hạng cao nhất trong số các nước đang phát triển. Make in Việt Nam cũng là trách nhiệm của các doanh nghiệp công nghệ số, để có thể làm chủ công nghệ, làm chủ cuộc cách mạng chuyển đổi số. Năm 2024, doanh thu ngành công nghiệp công nghệ số đạt giá trị gần 158 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2023. Giá trị Việt Nam chiếm gần 32% trong tổng doanh thu công nghiệp công nghệ số năm 2024, cao hơn 12% so với năm 2019. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp công nghệ số ngày càng đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế. phủ, sự đồng hành của doanh nghiệp, sự tham gia tích cực từ người lao động và toàn thể người dân. Tổng Bí thư bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ số của Việt Nam thời gian qua. Hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ số đang ngày càng lớn mạnh. Ngành công nghiệp công nghệ số của Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, chúc mừng và biểu dương cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam về những nỗ lực không ngừng và những thành tựu đã đạt được, Tổng Bí thư đánh giá cao sự đóng góp và vai trò của các doanh nghiệp số Việt Nam trong việc tạo ra những sản phẩm, giải pháp đổi mới sáng tạo, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất đến dịch vụ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số quốc gia, nâng cao chất lượng tăng trưởng và cải thiện đời sống người dân. Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để đảm bảo sự phát triển vững mạnh của công nghệ số và doanh nghiệp công nghệ số quốc gia. Việc phát triển công nghệ số vẫn còn diễn ra không đồng đều giữa các vùng, miền, với một số địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng, triển khai công nghệ, tạo ra khoảng cách lớn trong việc tiếp cận, sử dụng công nghệ số. Hạ tầng số cũng là một thách thức lớn, khi nhiều khu vực vẫn chưa được đầu tư đầy đủ vào công nghệ hiện đại, ảnh hưởng đến khả năng kết nối toàn quốc... Trên tinh thần của Nghị quyết số 57, được ví với “Khoán 10” trong nông nghiệp, Tổng Bí thư gợi mở, trong giai đoạn tới, ngành và các doanh nghiệp công nghệ số phải nỗ lực tự cường, tự chủ công nghệ và phát triển công nghệ chiến lược, đây là căn cơ để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, có dung lượng lớn, băng thông rộng, đồng bộ và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối toàn quốc và phát triển kinh tế số. ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI CÔNG NGHỆ SỐ Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, cần tăng cường chính sách thu hút nhân tài công nghệ cao, xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn, hỗ trợ nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực nội địa và tạo ra các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu quốc tế. Đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái công nghệ số với sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức hỗ trợ. Từng bước hình thành và phát triển các lĩnh vực kinh tế số như Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ số phát triển các giải pháp công nghệ ứng dụng vào quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công, thúc đẩy giao dịch điện tử và tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ thông tin cho người dân. Tổng Bí thư đề nghị, nâng cao năng lực và vị thế cạnh tranh toàn cầu, phấn đấu đến năm 2030, đưa Việt Nam vào top 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển công nghệ số, tạo ra ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ số lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế. Mỗi doanh nghiệp công nghệ số phải tự đặt ra cho mình mục tiêu phát triển cao, đầy khát vọng và không ngừng nâng cao cả về số lượng và chất lượng nhân lực. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới, thu hút thêm các tổ chức nghiên cứu và sản xuất công nghệ số vào Việt Nam. Đồng thời, tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và đưa các sản phẩm công nghệ số của mình ra thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần có sự đồng lòng, quyết tâm, và khát vọng mạnh mẽ hơn nữa; cần nhìn thấy đây không chỉ là cơ hội, mà là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp trong việc góp phần hiện thực hóa những mục tiêu lớn lao mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra trong Nghị quyết số 57-NQ/TW. Các doanh nghiệp số tập trung xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mang tính đột phá, tạo ra giá trị thực sự phục vụ lợi ích của người dân và của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Hãy tận dụng thế mạnh về trí tuệ, nguồn nhân lực và tinh thần khởi nghiệp sáng tạo cùng hào khí Việt Nam để góp phần đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới. PV (theo TTXVN) Trong 5 năm qua, giá trị Việt Nam trong công nghiệp công nghệ số đã tăng từ 20% lên 32%. Năm 2024, giá trị Việt Nam trong 158 tỷ USD của ngành công nghiệp công nghệ số là 32%. “Chúng ta đặt mục tiêu giá trị Việt Nam sẽ trên 50% vào năm 2030. Đây là mục tiêu rất cao nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy gia công. Thoát bẫy gia công là để thoát bẫy thu nhập trung bình”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói. Nghị quyết 57 đặt mục tiêu tự chủ và cạnh tranh về công nghệ, nhất là công nghệ chiến lược. “Trước đây, chúng ta tập trung nhiều vào ứng dụng, vào gia công, thì nay, chúng ta phải tập trung nhiều hơn vào làm chủ công nghệ, vào thiết kế, vào sáng tạo ra sản phẩm Việt Nam, vào các công đoạn giá trị cao hơn. Mỗi năm, Nhà nước sẽ dành 15% ngân sách khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để chi cho làm chủ các công nghệ chiến lược”, ông Hùng nói. Về mục tiêu 100 tỷ USD, ông Hùng nhận định: “Đây thực sự là mục tiêu rất cao, rất thách thức đối với các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Nhưng nếu không làm được việc này thì không thể nói Việt Nam là một trung tâm khu vực và thế giới về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số như Nghị quyết 57 đã giao cho chúng ta”. CÔNG NGHỆ 5G CỦA VIETTEL ĐÃ ĐƯỢC XUẤT SANG NHIỀU NƯỚC Theo ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel, từ năm 2018, Viettel bắt tay nghiên cứu công nghệ 5G, đến nay đã làm chủ hoàn toàn hệ sinh thái sản phẩm 5G từ thiết bị mạng lõi, mạng truyền dẫn, mạng vô tuyến đến thiết bị đầu cuối vạn vật với chất lượng tương đương các nhà cung cấp lớn trên thế giới. Các sản phẩm trong hệ sinh thái 5G đang được sử dụng trên hầu hết các thị trường mà Tập đoàn đầu tư và bước đầu xuất khẩu sang một số nước như Ấn Độ, UAE... Thời gian tới, Viettel sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển các công nghệ mạng viễn thông thế hệ tiếp theo như thiết bị 5G cấp độ tiên tiến - 5G Advanced để cải tiến tốc độ, mở rộng khả năng ứng dụng trong các lĩnh vực như tự động hóa công nghiệp và thực tế ảo tăng cường. Bên cạnh đó, tham gia tổ công tác nghiên cứu phát triển công nghệ 6G dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông Người đứng đầu Tập đoàn Viettel đề xuất cơ quan chức năng ban hành hướng dẫn hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm và cơ chế đánh giá để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, phát triển các công nghệ mới. Bên cạnh đó, đề xuất triển khai giải pháp hình thành quỹ đầu tư phát triển công nghiệp chiến lược, cũng như xây dựng chính sách khuyến khích, ưu tiên sử dụng các sản phẩm Make in Việt Nam. TẬP TRUNG ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ TRỤ CỘT Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, gần đây khi cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 diễn ra, các tập đoàn trên toàn cầu cần phải duy trì doanh thu chục tỷ USD bằng cách số hóa các ngành công nghiệp truyền thống. Trong khi đó, Việt Nam sẵn sàng chuyển sang lĩnh vực mới là chuyển đổi số. Đó là lý do FPT có cơ hội hợp tác chuyển đổi số với các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu, mang về doanh thu tỷ USD từ thị trường nước ngoài. Để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, ông Bình cho biết, thời gian tới, FPT cam kết đầu tư vào các công nghệ trụ cột gồm trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, công nghệ ô tô, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Trong đó, doanh nghiệp này tập trung nỗ lực làm chip AI, phát triển phần mềm ô tô, tham gia chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi AI cho các ngành, các địa phương và cho giáo dục, y tế. Ông Bình chia sẻ, FPT sẽ tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư hạ tầng. “Chúng tôi đã xây dựng 2 nhà máy ở Việt Nam và Nhật Bản. Đến năm 2030, chúng tôi sẽ xây dựng 5 nhà máy trí tuệ nhân tạo trên toàn cầu, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong các quốc gia cung cấp hạ tầng tính toán về trí tuệ nhân tạo hàng đầu khu vực”, ông nói. NGUYỄN HOÀI Hướng tới doanh thu xuất khẩu công nghệ lớn hơn nông sản Tại Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, mục tiêu đến năm 2035, doanh thu từ thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ tiến tới con số 100 tỷ USD, vượt xuất khẩu nông nghiệp. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước hàng đầu về công nghiệp công nghệ số, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm dẫn dắt và định hướng phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ số phát triển mạnh mẽ; cần khắc phục những hạn chế, bất cập, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương để xây dựng chính sách, thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến, đồng thời hoàn thiện hạ tầng số, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ số Việt Nam; cần tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, khuyến khích nghiên cứu phát triển và xây dựng hệ sinh thái công nghệ bền vững. Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chúc mừng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiên phong tiến vào kỷ nguyên mới ẢNH: TTXVN

4 THỜI SỰ n Thứ Năm n Ngày 16/1/2025 ƯU TIÊN LĨNH VỰC AI Là nhà khoa học thành danh ở Thung lũng Silicon với 15 năm kinh nghiệm làm việc tại Google DeepMind, TS Bùi Hải Hưng, Tổng Giám đốc VinAI, quyết định trở về nước, dẫn dắt và phát triển Công ty Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (VinAI). Chỉ trong vòng 3 năm, VinAI đã góp phần nâng tầm năng lực KHCN quốc gia khi lọt vào Top 20 công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu thế giới, đồng thời là đại diện duy nhất đến từ Đông Nam Á. Công ty sở hữu 180 công trình nghiên cứu được công nhận tại các hội nghị khoa học danh giá nhất, nổi tiếng nhất thế giới, tập trung giải quyết những bài toán phức tạp nhưng mang tính ứng dụng cao, như học sâu, AI tạo sinh, mô hình ngôn ngữ lớn, tạo ảnh tức thì từ văn bản… TS Hưng chia sẻ, là một Việt kiều, ông mong muốn mang trải nghiệm tích lũy từ quá trình làm việc ở nước ngoài để thực hiện sứ mệnh mang lá cờ Việt Nam tỏa sáng trên bản đồ AI toàn cầu. “Tôi muốn nhấn mạnh đến việc đặt mục tiêu nghiên cứu ở mức độ đỉnh cao, có nghĩa là chất lượng các đề tài thể hiện ở chất lượng của các hội thảo được các chuyên gia hàng đầu thế giới đánh giá và công nhận. Trước khi VinAI được thành lập, việc này chưa từng xảy ra ở Việt Nam. Với thành tựu của VinAI, có thể tự tin và tự hào rằng chúng ta hoàn toàn có thể nghiên cứu đỉnh cao về AI ngay tại Việt Nam”, TS Hưng nói. Người đứng đầu VinAI rất đồng tình với quan điểm phải thu hút, mở rộng hợp tác với đội ngũ trí thức Việt Nam tại nước ngoài. Ông chia sẻ, VinAI đã và đang không ngừng cải tiến quy trình tuyển dụng và chính sách đãi ngộ, qua đó thu hút nhân tài quốc tế, đặc biệt là những chuyên gia gốc Việt trở về quê hương. Để hiện thực hóa mục tiêu này, VinAI tập trung xây dựng môi trường làm việc thuận lợi, đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm giúp chuyên gia trẻ tiếp tục tiếp cận nhanh chóng với xu hướng công nghệ tiên tiến nhất. “Chúng tôi tự hào khi đã mời gọi được nhiều chuyên gia từ các trung tâm công nghệ lớn như Thung lũng Silicon, Mỹ, Úc, châu Âu quay về Việt Nam. Đồng thời, VinAI luôn khuyến khích tài năng trẻ sau khi hoàn tất học tập, nghiên cứu tại nước ngoài sẽ trở về đóng góp trí tuệ và sức sáng tạo cho đất nước”, TS Hưng nói. Ông bày tỏ mong muốn Đảng, Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ tiếp tục dành ưu tiên cao cho việc nghiên cứu, đào tạo nhân tài AI. “Trong tương lai, việc chú trọng cả chất lượng lẫn số lượng của đội ngũ trí thức trong và ngoài nước là chìa khóa để tạo dựng nguồn nhân lực tinh hoa, bồi đắp cho “nguyên khí quốc gia,” sẵn sàng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên mới - thời khắc mà dân tộc ta đang vươn mình mạnh mẽ hơn bao giờ hết”, nhà khoa học nhận định. TẠO LÀN SÓNG NGƯỜI TÀI QUAY VỀ Việt Nam đã xây dựng nhiều chính sách sử dụng, trọng dụng, đãi ngộ các nhà khoa học như Nghị định 40 năm 2014 Quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, Nghị định 87 năm 2014 Quy định về thu hút cá nhân hoạt động KHCN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KHCN tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các chính sách này chưa được triển khai mạnh mẽ trong thực tế, chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Báo cáo tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Khoa học và Công nghệ nêu, nguồn nhân lực KHCN, nhân lực chất lượng cao còn thiếu, nhất là chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực quan trọng, công nghệ nền, công nghệ lõi, công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việt Nam cũng chưa tạo được môi trường thuận lợi động viên, khuyến khích, thu hút các cá nhân, tổ chức tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Theo PGS.TS Tạ Hải Tùng, Hiệu trưởng Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội, các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài sẽ là một nguồn lực vô cùng to lớn. “Người chung một dòng máu mà là người tài thì không cần nhiều chế độ đãi ngộ mà cần được giao việc khó, việc thách thức trong một môi trường chuẩn mực quốc tế, nơi giá trị quan trọng nhất là kết quả và chất lượng công việc”, ông nhận định. PGS Tùng cho rằng, người tài về thành công sẽ kéo theo nhiều người tài nữa, hình thành làn sóng người tài quay về phát triển đất nước vì không có gì hạnh phúc bằng nhìn thấy thành quả công việc của mình ngày ngày tạo ra những tác động tích cực, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho đồng bào của mình. Để thu hút các nhà khoa học nước ngoài, đặc biệt là nhà khoa học Việt kiều, PGS Tùng đề xuất, Nhà nước xây dựng các chương trình tài trợ để các cơ sở giáo dục đại học có tiêu chí tuyển dụng các nhà khoa học quốc tế tài năng, trong đó ưu tiên đội ngũ người Việt ở nước ngoài. Việc này có thể thực hiện thông qua tài trợ, vận hành, xây dựng các chương trình đào tạo, phòng thí nghiệm nghiên cứu trong các lĩnh vực trọng điểm. Bên cạnh đó, cần ban hành các quy định và hướng dẫn chi tiết về tuyển dụng cũng như các tiêu chí để xác định mức lương với các nhà khoa học quốc tế. Ngoài ra, cho phép các đại học trọng điểm có thể thí điểm xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS. “Thật khó để một nhà khoa học đã thành danh ở nước ngoài với vị trí GS, PGS nhưng khi về nước vẫn phải trải qua quy trình thẩm định của Việt Nam theo các đợt xét duyệt để được công nhận”, PGS Tùng nói. Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành KHCN trong năm 2025 và những năm tới là phát triển mạnh nhân lực KHCN, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực ngành bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây. Hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, tạo điều kiện cho các nhóm nghiên cứu trẻ, đồng thời có cơ chế, chính sách ưu tiên, đột phá, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thu hút nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, các nút thắt về thu hút và đãi ngộ nhân tài KHCN cần được điều chỉnh, sửa đổi một cách hiệu quả, thiết thực ngay trong Dự thảo Luật KHCN đang được Bộ Khoa học và Công nghệ lấy ý kiến. NGUYỄN HOÀI Thu hút nguồn nhân lực khoa học công nghệ (KHCN) chất lượng cao, đặc biệt là các nhà khoa học Việt Nam đang nghiên cứu và làm việc ở nước ngoài sẽ trở thành một nguồn lực to lớn giúp Việt Nam bắt kịp, tiến cùng thế giới, vươn tới những đỉnh cao KHCN. Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các trí thức, nhà khoa học Việt Nam ẢNH: NGHĨA ĐỨC Kỳ 4: Nghị quyết số 03/NQ-CP năm 2025 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW nêu nhiệm vụ sẽ xây dựng mạng lưới giảng viên, nhà khoa học và chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài, kết nối với mạng lưới chuyên gia, nhà khoa học quốc tế theo các lĩnh vực khoa học cơ bản, kỹ thuật then chốt và công nghệ chiến lược. TS Bùi Hải Hưng (người đứng) cùng các nhà khoa học trẻ của VinAI KHƠI THÔNG NGUỒN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐƯA VIỆT NAM CẤT CÁNH Mô hình tổng công trình sư TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cho rằng, Việt Nam đang đứng trước giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng với các dự án rất lớn, đòi hỏi hàm lượng KHCN rất cao như dự án nhà máy điện hạt nhân, cao tốc Bắc - Nam, vi mạch bán dẫn... Vì vậy, cần áp dụng mô hình tổng công trình sư. Đây là người đứng đầu một tập thể KHCN mạnh, có uy tín, trình độ, được giao quyền để tập hợp, điều động nhà khoa học trong và ngoài nước. Có như vậy, Việt Nam mới có hy vọng làm chủ công nghệ, từng bước sáng tạo công nghệ Việt Nam và làm được dự án rất lớn về công nghệ, nền KHCN Việt Nam mới có vị trí trong hệ thống KHCN thế giới. Đây cũng là thông lệ được các nước phát triển áp dụng nhiều năm nay. Thu hút nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài

CẨN TRỌNG VỚI TRỜI LẠNH PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết, trong những ngày thời tiết chuyển lạnh, mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận 50 - 55 người bệnh bị đột quỵ, trong số đó khoảng 8% là người trẻ và bệnh nhân đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa. Mới đây, Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận cụ ông Đào Văn Dễ, 103 tuổi, đến viện trong tình trạng lơ mơ, yếu nửa người phải, thất ngôn hoàn toàn… Gia đình cho biết, khoảng 22h, thấy cụ lịm đi, nghĩ cụ buồn ngủ nhưng khi chạm vào người thấy cụ dần dần ngã ra. Người nhà đoán cụ bị đột quỵ nên lập tức gọi xe cứu thương để đưa cụ thẳng từ Hưng Yên lên Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai). Mỗi phút trôi qua, 1,9 triệu tế bào não của bệnh nhân sẽ bị chết, do đó can thiệp tái thông mạch não càng sớm, cơ hội cứu sống càng cao. Không còn nhiều thời gian, các bác sĩ của Trung tâm Đột quỵ lập tức hội chẩn với bác sĩ của Trung tâm Điện quang để thống nhất phương án điều trị tối ưu cho bệnh nhân. Với các ca đột quỵ thông thường, việc bác sĩ đưa ra phác đồ tiêu huyết khối kết hợp với can thiệp mạch không phải là điều khó khăn. Tuy nhiên, việc áp dụng cả 2 phương pháp trên cơ thể 103 tuổi là một thách thức vô cùng lớn. Bệnh nhân phải đối diện với hàng loạt nguy cơ tiềm ẩn như: tiêu huyết khối đơn thuần; tai biến khi can thiệp mạch cao vì mạch máu não người 103 tuổi có thể rất dễ vỡ và biến chứng chảy máu… Bên cạnh đó, còn hàng loạt thách thức khác như tiên lượng kém ở bệnh nhân 103 tuổi khi phải hồi sức sau can thiệp, đó là khó cai thở máy nếu có gây mê toàn thân và đặt nội khí quản trong quá trình can thiệp, nguy cơ nhiễm trùng, suy kiệt, loét… Nhưng nếu không quyết định ngay thì bệnh nhân đối diện nguy cơ diễn biến nhanh và để lại di chứng nặng nề. Trước lằn ranh đó, các bác sĩ đã quyết định phối hợp hai phương pháp điều trị tái thông mạch là tiêu huyết khối và lấy huyết khối. Sau 1 giờ can thiệp căng thẳng, động mạch não giữa trái được tái thông hoàn toàn. Bệnh nhân cải thiện triệu chứng rất tốt, tỉnh táo hơn, cơ lực nửa người phải cải thiện 3/5. PGS.TS Vũ Ngọc Lâm, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết, những ngày vừa qua, bệnh viện tiếp nhận liên tiếp các bệnh nhân bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa đông năm nay, số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng. Do số bệnh nhân tăng nhanh nên nhiều trường hợp phải nằm cáng. PHÁT HIỆN SỚM TRÁNH DI CHỨNG NẶNG NỀ PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai), cho hay đột quỵ là bệnh lí đòi hỏi phải chẩn đoán nhanh, chính xác và có quyết định đúng, kịp thời... mới có thể cứu sống được bệnh nhân, giúp họ hồi phục sức khỏe, giảm tỉ lệ tàn phế. Nếu không được cấp cứu sớm, bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê, liệt nửa người nặng, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, ở Việt Nam, kiến thức này còn ít người biết đến. Mặc dù, ngày nay, với sự tiến bộ của y học, tỉ lệ tử vong do đột quỵ đã giảm, nhưng số người bị tàn tật do đột quỵ lại có xu hướng tăng. Mức độ di chứng phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm và cách thức bệnh nhân được phát hiện, chẩn đoán và điều trị. Nếu bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não được chuyển đến bệnh viện trong 3 giờ đầu ngay sau khi bị đột quỵ, và được điều trị đặc hiệu bằng thuốc tiêu huyết khối, sự phục hồi sẽ rất khả quan. Những năm gần đây, nhờ công tác truyền thông nên số người dân bị đột quỵ đến viện sớm đạt khoảng 20%. Tuy nhiên, con số này vẫn rất thấp so với thế giới. “Trước đây, tỉ lệ hồi phục ở bệnh nhân đột quỵ chỉ 25%, có 25% bệnh nhân sẽ tử vong và 50% để lại di chứng tàn phế. Tuy nhiên khi áp dụng kĩ thuật mới, giống các nước đang phát triển, bệnh nhân đột quỵ được tái tưới máu trong giờ vàng, người bệnh gần như trở lại trạng thái bình thường đạt trên 50%, thậm chí 60-70%. Những bệnh nhân đến muộn, nhờ sự chuyên sâu về phương pháp điều trị tại các đơn vị đột quỵ, tỉ lệ biến chứng tử vong, di chứng tàn phế giảm đi rất nhiều. Nhiều bệnh nhân được điều trị phối hợp điều trị hồi sức chuyên sâu, tập phục hồi chức năng sớm giúp phục hồi tốt hơn so với trước đây” PGS Tôn nói. Các chuyên gia cho biết, thời tiết lạnh không chỉ gây co thắt mạch máu làm tăng huyết áp, mà còn làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến cả đột quỵ do xuất huyết não và nhồi máu não. Đặc biệt, thói quen tắm khuya - một vấn đề phổ biến ở Việt Nam - đã trở thành nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp đáng tiếc. Để phòng ngừa tai biến, đột quỵ, bác sĩ Lâm khuyến cáo mọi người, nhất là người cao tuổi cần chú ý giữ ấm cơ thể, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Khi phát hiện người cao tuổi có dấu hiệu tai biến, đột quỵ, tuyệt đối không sơ cấp cứu bằng cách cạo gió, xức dầu, chích máu 10 đầu ngón tay, chân hoặc di chuyển quá mạnh..., cần gọi cấp cứu đưa đến cơ sở y tế gần nhất. “Trong những ngày thời tiết rét đậm kéo dài, mọi người, nhất là người cao tuổi luôn phải mặc ấm, hạn chế tối đa việc ra ngoài vào ban đêm hoặc dậy sớm tập thể dục khi ngoài trời lạnh sâu. Tránh những nơi gió lùa, không nên thay đổi cơ thể nóng lạnh đột ngột, ăn đủ chất dinh dưỡng, kiểm soát huyết áp. Không tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh khi chưa được khám và tư vấn của bác sĩ”, TS Lâm nói. HÀ MINH Những ngày qua, thời tiết chuyển lạnh nhanh, kéo dài khiến tình trạng bệnh nhân nhập viện gia tăng, đặc biệt ở những người cao tuổi, người có bệnh nền. Bệnh nhân đột quỵ, tim mạch chiếm tỉ lệ cao. 5 nThứ Năm n Ngày 16/1/2025 XÃ HỘI Số ca đột quỵ, tim mạch tăng mạnh “Nếu bạn không phải nhân viên y tế, trong quá trình chờ cấp cứu, không nên tự ý cho người bệnh sử dụng bất kì loại thuốc nào vì một số loại thuốc sẽ làm tình trạng xuất huyết não trở nên nghiêm trọng hơn và làm các biến chứng sẽ càng nặng nề hơn, tăng nguy cơ tử vong”. Bác sĩ THÁI ĐÀM DŨNG, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Bác sĩ BV Trung ương Quân đội 108 chăm sóc bệnh nhân đột quỵ Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Phú Thọ, Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (Bắc Ninh), Lạng Giang (Bắc Giang) hiện chăm sóc, điều trị cho thương, bệnh binh nặng có tỷ lệ thương tật 81% trở lên. Đa số thương, bệnh binh đều cần phải có sự phục vụ, trợ giúp thường xuyên của cán bộ, nhân viên y tế. Hầu hết các thương binh đã trên 70 tuổi; nhiều người từ hơn 80 đến 90 tuổi, thường xuyên đau ốm. Dịp này, BIDV trao 55 triệu đồng đến tay các thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Phú Thọ; Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng Thuận Thành và Lạng Giang. Tại các nơi đến thăm, trao quà Tết, đại diện BIDV các tỉnh và báo Tiền Phong gửi lời chúc mừng năm mới đến gia đình các thương bệnh binh; mong các bác phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, là những tấm gương về lòng dũng cảm, đức hy sinh cho thế hệ trẻ noi theo. Đại diện hai đơn vị cũng gửi lời chúc mừng năm mới đến cán bộ, công nhân viên tại các trung tâm chăm sóc, điều dưỡng thương binh nặng. Đại diện hai đơn vị chia sẻ, thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhiều năm qua, BIDV phối hợp báo Tiền Phong thực hiện các hoạt động tri ân thương bệnh binh tại các trung tâm điều dưỡng thương binh. Cảm ơn sự quan tâm của BIDV và báo Tiền Phong, lãnh đạo các trung tâm chia sẻ, mỗi dịp Tết đến, xuân về, các đơn vị đến thăm, động viên, tiếp thêm động lực cho thương binh, cán bộ, nhân viên. Lãnh đạo các trung tâm khẳng định, cán bộ, nhân viên luôn cố gắng tận tâm, tận lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng thương binh. Bác Lương Văn Bắc (tỷ lệ thương tật 93%, Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Phú Thọ) bày tỏ: “Xin cảm ơn Ngân hàng BIDV, báo Tiền Phong hằng năm đến thăm hỏi, động viên các thương bệnh binh nặng. Những món quà, tình cảm chân thành của đơn vị đã động viên, giúp chúng tôi vượt qua bệnh tật, sống vui, sống khỏe, có một cái Tết đầm ấm, vui tươi cùng đồng chí, đồng đội”. VIẾT HÀ BIDV, Tiền Phong thăm, chúc Tết thương binh nặng Nhà báo Hồ Sỹ Lực, Phó Trưởng ban Bạn đọc và Công tác xã hội báo Tiền Phong và ông Nguyễn Gia Vũ, Phó Giám đốc Phòng giao dịch Thuận Thành, BIDV Chi nhánh Bắc Ninh, động viên, trao quà Tết đến các bác thương binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành. Nhân Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cùng báo Tiền Phong thực hiện chương trình thăm hỏi, tặng quà các thương bệnh binh nặng. Ngày 14/1, chương trình bắt đầu tại Phú Thọ, Bắc Ninh và Bắc Giang. Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Ngân hàng BIDV dành 340 triệu đồng đồng hành cùng báo Tiền Phong thăm hỏi, tặng quà 13 Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công trải dài từ Bắc vào Nam. Đây là chương trình mà BIDV và báo Tiền Phong thực hiện đều đặn vào các dịp Tết cổ truyền từ nhiều năm nay.

6 KHOA GIÁO n Thứ Năm n Ngày 16/1/2025 TS Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT), cho biết, năm nay thí sinh tiếp tục đăng kí xét tuyển ĐH, cao đẳng trực tuyến trên hệ thống của Bộ. Bộ đang cố gắng điều chỉnh để việc đăng kí của thí sinh trở nên gọn nhẹ, tránh sai sót. Theo ông Hùng, thí sinh có nhiều nguyện vọng và các trường ĐH có nhiều phương thức xét tuyển, do đó khi đăng kí xét tuyển, cần trực tiếp tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2025 trên các trang web chính thức của nhà trường, tránh vào các trang không chính thống gây nên những nhầm lẫn đáng tiếc. Những năm qua, nhiều thí sinh lên hệ thống xét tuyển đã kê khai sai về đối tượng, khu vực ưu tiên, dẫn đến các em có thể từ đỗ thành trượt và ngược lại. Ông Hùng thông tin, Bộ GD&ĐT đang cân nhắc việc bỏ xét tuyển sớm sau phản ánh của nhiều trường THPT và các sở GD&ĐT về những ảnh hưởng của xét tuyển sớm khiến học sinh lớp 12 lơ là học tập. Hoặc Bộ sẽ có những quy định mới để các trường có thể tuyển sinh học sinh có năng lực vượt trội vào trường sớm. Năm 2025 là năm đầu tiên thí sinh tốt nghiệp THPT theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Vì vậy, các kì thi riêng của cơ sở giáo dục ĐH cũng phải điều chỉnh cho phù hợp. LƯU Ý VỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, bài thi đánh giá năng lực của ĐH bên cạnh những cấu trúc ban đầu, năm nay, có một số điều chỉnh. Cấu trúc bài thi gồm 3 phần: Toán học và xử lí số liệu (50 câu hỏi, 75 phút); Ngôn ngữ - Văn học (50 câu hỏi, 60 phút); Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút). Về hình thức, bài thi năm 2025 được điều chỉnh chủ yếu ở phần khoa học và cách đặt câu hỏi. Sau khi hoàn thành hai phần thi đầu, phần thi thứ 3 thí sinh sẽ được lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực Lí, Hóa, Sinh, Sử, Địa để hoàn thành bài thi trong thời gian 195 phút. Theo ông Thảo, quy chế xét tuyển ĐH năm nay có nhiều điều chỉnh, thí sinh cần phải tìm hiểu thông tin tuyển sinh của các trường để biết họ sẽ sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy như thế nào, từ đó có thể lên kế hoạch ôn thi, ứng tuyển tốt nhất. ĐH Quốc gia TPHCM cũng có điều chỉnh về bài thi đánh giá năng lực để phù hợp với chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bài thi có 120 câu, trong đó có 30 câu tiếng Việt, 30 câu tiếng Anh, 30 câu Toán, 30 câu còn lại đánh giá tư duy khoa học. Thí sinh không nhất thiết phải lựa chọn tổ hợp, tất cả các thí sinh đều có thể tiếp cận kì thi. PGS.TS Vũ Duy Hải, Trưởng ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, kì thi đánh giá tư duy năm 2025 giữ ổn định về cấu trúc, nội dung và hình thức thi. Những thay đổi đáng kể nhất liên quan tới vấn đề công nghệ nhằm giúp hỗ trợ thí sinh làm bài thi tốt hơn và thuận tiện trong việc nộp hồ sơ xét tuyển ĐH. Các kiến thức trong chương trình 2006, nếu không xuất hiện trong chương trình 2018 thì cũng sẽ không xuất hiện trong bài thi đánh giá tư duy. NGHIÊM HUÊ Các trường ĐH bắt đầu công bố thông tin tuyển sinh năm 2025. Thí sinh cần lưu ý các nội dung mới để tìm được cơ hội trúng tuyển ngành nghề mong muốn. Không để trượt oan vì những điều chỉnh mới Ngân hàng câu hỏi đánh giá tư duy 2025 sẽ được rà soát và điều chỉnh, để đảm bảo bám sát chương trình giáo dục 2018. Những câu hỏi có chứa kiến thức không có trong chương trình mới sẽ được loại bỏ. Thí sinh hiểu thông tin tuyển sinh 2025 của ĐH Bách khoa Hà Nội ẢNH: HUST Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho thấy 2 tuần đầu tiên của năm 2025, số ca mắc sởi ở Hà Nội tăng nhanh, trong đó nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch do biến chứng của bệnh. Từ tháng 10/2024 đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận và điều trị cho gần 70 trẻ mắc bệnh sởi, trong đó khoảng 30% trẻ nhập viện trong tình trạng nặng, phải can thiệp thở ô xy hoặc thở máy. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đang gia tăng trẻ bị căn bệnh này. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện khám cho hơn 20 bệnh nhi mắc sởi, với khoảng 40% ca nặng phải nhập viện điều trị nội trú. Đáng nói là có nhiều trẻ bị biến chứng nặng, trong đó, biến chứng phổ biến là viêm phổi, viêm phế quản, bị bội nhiễm, viêm não. CDC Hà Nội thống kê, đầu năm 2025, thành phố ghi nhận 100-120 ca bệnh sởi/tuần, trong khi cùng kì năm 2023 và năm 2024 không có ca bệnh. Tại các bệnh viện ở Hà Nội, số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng, trong đó chủ yếu là ở trẻ chưa tiêm vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ. CDC Hà Nội dự báo, trong 3 tháng đầu năm 2025, số mắc sởi có thể tiếp tục tăng do tăng giao lưu, tiếp xúc trong giai đoạn Tết Nguyên đán. Đáng chú ý, số mắc sởi đang có xu hướng tăng nhanh, chủ yếu ở người chưa tiêm vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Cùng với sởi, tuần qua, Hà Nội ghi nhận 67 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 23 quận, huyện (tăng 12 trường hợp so với tuần trước). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 9.288 trường hợp mắc (giảm 77% so với năm 2023). Ngoài ra, trong tuần cũng ghi nhận 1 ổ dịch sốt xuất huyết tại quận Hai Bà Trưng. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 481 ổ dịch, hiện còn 1 ổ dịch đang hoạt động. Hà Nội cũng ghi nhận 27 trường hợp mắc tay chân miệng trong tuần qua (tăng 18 trường hợp so với tuần trước đó) và 1 trường hợp mắc ho gà tại huyện Thạch Thất là bé gái 2 tháng tuổi, đã tiêm 1 mũi vắc xin 6 trong 1. HÀ MINH Nhiều trẻ nguy kịch do biến chứng sởi TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lí giáo dục Việt Nam, cho rằng, quan điểm hướng tới nền giáo dục không dạy thêm, học thêm là rất đúng, có ý nghĩa nhân văn nhưng để thực hiện được, Bộ GD&ĐT cùng các địa phương phải đảm bảo chất lượng giáo dục trường học sao cho đồng đều để phụ huynh không cần phải chạy đua chọn trường, chọn lớp. Tuy nhiên, TS Lâm cũng nhận định, các quy định trong thông tư mới chưa phải là “liều thuốc” để giải quyết triệt để vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay. Nguyên nhân thứ nhất là, nền giáo dục của chúng ta lâu nay chưa hướng tới thực chất nhằm phát triển phẩm chất, năng lực, khả năng sáng tạo cho từng học sinh mà vẫn nặng nề về thi cử, điểm số. Hiện nay, dù đang thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được một chặng đường với yêu cầu mới, đó là giảm nhẹ truyền thụ kiến thức một chiều, thay đổi phương pháp để hình thành, phát triển năng lực học sinh, nhưng thực tế các nhà trường, phụ huynh, học sinh vẫn chạy đua với điểm số, thi cử, các loại bằng cấp, chứng chỉ… “Do đó, hướng giải quyết bài toán dạy thêm, học thêm tràn lan đầu tiên phải kể đến là làm rõ vai trò của nhà trường trong việc thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ra sao, đã rốt ráo và đem lại hiệu quả thật sự chưa hay nhiều giáo viên vẫn đánh đố học sinh trong kiểm tra, đánh giá”, ông Lâm nói. Thứ hai là hiện nay vẫn tồn tại các loại hình trường học khác nhau, chất lượng các nhà trường không đồng đều, cơ sở vật chất nơi rộng rãi, nơi nhỏ hẹp, nơi được đầu tư, nơi còn hạn chế… do đó, phụ huynh luôn có nhu cầu chọn trường tốt cho con. Và dĩ nhiên, chọn trường tốt là nguyện vọng chính đáng của người dân, khó cấm cản. Khi đó, học sinh vẫn phải chạy theo các cuộc thi, điểm số tốt để đáp ứng điều kiện tuyển sinh đầu vào. Bài toán đặt ra là Bộ GD&ĐT cùng các tỉnh, thành phố cần có phương án để đảm bảo chất lượng giáo dục các trường học đồng đều, trong đó có cả điều kiện cơ sở vật chất. Các trường học được tự chủ, được quyền tuyển giáo viên, tự chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, khi đó họ phải sáng tạo, hướng đến giáo dục hội nhập. Ngược lại, vẫn tồn tại trường top, trường chất lượng cao và phía giáo viên vẫn ra đề kiểm tra, đánh giá mang tính chất đánh đố, mẹo mực thì sẽ vẫn còn tình trạng học thêm. Theo TS Lâm, một yếu tố quan trọng, cốt lõi là giáo viên phải sống được bằng lương, yên tâm với nghề mới không chân trong, chân ngoài dạy chính, dạy thêm. Thực tế, đồng lương chưa đáp ứng yêu cầu cuộc sống nên vẫn tồn tại kiểu ra bài khó, đánh đố học sinh. Do đó, Bộ GD&ĐT cần nâng cao chất lượng đội ngũ, đồng thời đánh giá về việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình Giáo dục phổ thông mới hiện nay đã và đang được triển khai ra sao, có thật sự theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh hay không. Bộ GD&ĐT cũng cần hạn chế các kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa, không giúp học sinh sáng tạo hay có những ý tưởng độc đáo, thiết thực hơn trong đời sống, còn nếu chỉ dạy kiến thức khoa học thì học bao nhiêu cũng không đủ. HÀ LINH Ba vấn đề gốc rễ của dạy thêm, học thêm TS Nguyễn Tùng Lâm TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2025:

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==