Tiền Phong số 22

Quyết liệt chống “giặc ô nhiễm không khí” Vùng phát thải thấp – hành trình gian nan THỨ TƯ 22/1/2025 SÕ 22 0977.456.112 TRANG 3 THỐNG NHẤT TỔ CHỨC LẠI MỘT SỐ BỘ Ấm áp những chuyến tàu xe mùa xuân Gia đình công nhân phấn khởi về quê trên chuyến tàu mùa xuân "0 đồng" ẢNH: U.P Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sÕng người dân Hà Nội ẢNH: ĐOÀN QUÂN TRANG 5 TRANG 11 TRANG 15 Chiến dịch “60 ngày lan tỏa Nghị quyết” Vị Tết của lính biển TRANG 7 TRANG 4 “CHỮA BỆNH” HÀ NỘI Ô NHIỄM: PHÁT TRIỂN giao thông xanh VÌ SAO PHẢI TIẾP TỤC KÊ BIÊN TÀI SẢN CỦA ÔNG NGUYỄN CAO TRÍ? VỤ ÁN ĐẠI NINH: TRANG 12 + 13 NGÀY ĐẦU TIÊN TRONG NHIỆM KỲ TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP: Ký hàng loạt sắc lệnh tác động nhiều nước

2 THỜI SỰ n Thứ Tư n Ngày 22/1/2025 QUAÛNG CAÙO PHAÙT HAØNH Haø Noäi: ÑT: (024)39432758; Fax: (024)39435285 TP.HCM: ÑT: (028)38469860; Fax: (028)38480015 Trong giôø haønh chính (024)39439664 Ngoaøi giôø 0908988666 (Nguyeãn Haèng) n Toång thö kyù toøa soaïn: MINH TOAÛN n Thieát keá : TRUNG DUÕNG n Giaù: 5.500 ñoàng n Ban ñaiï dienä taiï thanø h pho á Ho à Chí Minh: 384 Nam Kyø Khôiû Nghóa, phöônø g 8, Q3 ÑT: (028) 3848 4366, Fax: (028) 3843 5095, E-mail: tienphonghcm@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï mienà Trung: 19 Ngoâ Gia Tö ï - Ña ø Nanü g, ÑT: (0236)3828 039, Fax: (0236)3897 080, E-mail: banmientrung@baotienphong.com.vn n Ban ñaiï dienä taiï Nghe ä An: 21 Hoà Xuanâ Höông, TP Vinh, Ngheä An. ÑT & Fax: (0238)8602345 n Ban ñaiï dienä taiï ÑBSCL: 103 Tranà Vanê Hoaiø , phöônø g Xuanâ Khanù h, quanä Ninh Kieuà , TP Canà Thô. Ñienä thoaiï : (0292)3823823 vaø Fax: (0292)3823829, Email: baotienphongdbscl@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï Tayâ Nguyenâ : 52 Tranà Nhatä Duatä - TP Buonâ Ma Thuotä - Ñaké Laékê ÑT va ø Fax: (0262)3950029, E-mail: baotienphongtaynguyen@gmail.com n Toøa soaïn: 15 Hoà Xuaân Höông - Haø Noäi. ÑT: 3943 4031 - 38227526 - 38227524 - 38227525 - 39433216 - 39434302 - 3822 6127, Fax: (024) 39430693 - E-Mail: toasoan@baotienphong.com.vn, ISSN 0866-0827 Website: www.tienphong.vn n Toång Bieân taäp: PHUØNG COÂNG SÖÔÛNG n Phoù Toång bieân taäp: LEÂ MINH TOAÛN n In taiï : Cty TNHH MTV in Quanâ ñoiä 1, Cty in baoù Nhanâ Danâ Ña ø Nanü g, Cty TNHH MTV in Ñakê Lakê , Xöônû g in Quanâ khu IV, Cty TNHH MTV in Quanâ ñoiä 2, TPHCM GÓC BIẾM BIẾM HỌA CỦA CẬN ĐẮK NÔNG: 6 phó giám đốc đăng ký nghỉ hưu, thôi việc Ngày 21/1, bà Nguyễn Thị Thu Hường, Giám đốc Sở Nội vụ Đắk Nông, cho biết, vừa báo cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh việc một số cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý đăng ký nghỉ hưu, thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Những cán bộ đăng ký nghỉ hưu, thôi việc bao gồm: Phó Giám đốc Sở Nội vụ Lê Quy; Phó Giám đốc Sở Xây dựng Trần Ngọc Lâm; Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Ngọc Lũy; Phó Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Văn Phò; Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Phạm Văn Mạnh; Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Lưu Văn Đặng. Trong đó, người còn thời gian công tác dài nhất là ông Lưu Văn Đặng (sinh năm 1970); ngắn nhất là ông Lê Quy (sinh năm 1967). Ngoài các lãnh đạo trên, nhiều cán bộ lãnh đạo cấp phòng, cấp chuyên viên đăng ký nghỉ hưu, thôi việc theo Nghị định 178. Hiện Sở phối hợp với các sở, ngành liên quan, các cơ quan chức năng xử lý theo quy định. PV Tặng quà Tết thương binh và người có công Ngày 21/1, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp báo Tiền Phong tổ chức thăm, trao quà và chúc Tết các thương bệnh binh đang điều trị tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất (huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Đoàn công tác đã trao tặng Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất số tiền 23 triệu đồng. Các thành viên trong đoàn đã thăm hỏi, động viên các thương bệnh binh đang được chăm sóc, điều trị tại Trung tâm. Ông Tống Đức Bình, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất, cho biết, hiện Trung tâm điều dưỡng, chăm sóc 46 thương bệnh binh của nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Đây là những thương bệnh binh nặng (hạng 1/4), khả năng lao động giảm trên 81%. TRỌNG THỊNH -Mọi người ơi! Mọi người ơi!... -Có chuyện gì mà la toáng lên như cháy nhà vậy Mõ? Thời tiết khô hanh, bà hỏa cận kề, nghe ai nói to là giật hết cả mình… -Hì hì! Chỉ là đêm qua Mõ mơ giấc mơ nó ứng với hôm nay… -Mơ tiên hay ác mộng? -Khó nói cho rành mạch lắm. Mõ mơ thế này. Mõ thay mặt làng thảo một bản sớ nhờ cá chép nhân ngày ông Công ông Táo lên trình với Ngọc Hoàng… -Cảnh báo Mõ, không được bêu xấu làng đấy! -Không dám! Không dám! Chỉ là kê đếm tất tần tật thành tích ngút ngàn thôi. Từ chuyện làng trở thành điển hình xanh sạch đẹp, đến chuyện nguồn thu dồi dào phong phú, gia đình văn hóa, con cái hiếu thuận, chăm ngoan học giỏi…Điều gì đẹp nhất, lung linh nhất, ấn tượng nhất Mõ không bỏ sót chi tiết nào… -Được lắm! Thế mới là Mõ của làng chứ. Sau đó sao? -Mõ giao cho cá chép cuộn sớ vào người và bay vèo. Đợi mãi, chờ mãi, không thấy hồi âm, Mõ gọi điện thấy ngoài vùng phủ sóng… -Chết thật! Việc trọng của làng thế mà cá chép cứ mãi lang thang. Sao nữa Mõ? -Không riêng Mõ như lửa đốt mà trên Thiên đình cũng sốt ruột không kém. Ngọc Hoàng vén mây nhìn xuống nhưng chả thấy gì. Không thể chờ đợi thêm, Ngọc Hoàng cử ngay Nam Tào, Bắc Đẩu xuống tìm hiểu sự tình… -Sự thể nó thế nào, nói mau đi! Hồi hộp quá! -Nam Tào, Bắc Đẩu bẩm báo, vì không khí ô nhiễm nặng quá, cá chép không thấy gì nên lạc đường vào vùng mất sóng. Loay hoay tìm lối thoát, cá chép đâm đầu xuống hồ. Hồ cũng ô nhiễm nặng, nên cá chép đã vong mạng. Nghe báo cáo xong, Ngọc Hoàng không cầm được nước mắt và buông: Lên chầu trời nghĩa bóng của nó chính là đây ư? Thiện tai! Thiện tai! MÕ LÀNG Thiện tai! Thiện tai! TIN Tham dự có lãnh đạo APF, đại diện lãnh đạo Nghị viện các nước thành viên APF, Tổng Giám đốc Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, các nghị sĩ, đại sứ, trưởng đại diện các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế… Phát biểu khai mạc diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, việc tổ chức sự kiện một lần nữa khẳng định sự chủ động, tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam trong các khuôn khổ hợp tác đa phương; đồng thời cho thấy sự ưu tiên, quan tâm và tham gia của Việt Nam đối với các vấn đề chung của khu vực và toàn cầu; sự đoàn kết, đồng hành vì sự phát triển của Cộng đồng Pháp ngữ và các quốc gia thành viên. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Việt Nam luôn xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Việc đảm bảo an ninh lương thực là một trong những thành tố của an ninh con người, là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền sống của con người. Với những thành quả tích cực trong nông nghiệp, Việt Nam đang cùng một số thành viên Pháp ngữ châu Phi, triển khai hợp tác Nam-Nam và hợp tác ba bên một cách hiệu quả. Hợp tác trong lĩnh vực này cần được thúc đẩy hơn nữa, nhất là với sự tham gia của các quốc gia phát triển trong cộng đồng Pháp ngữ; góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững trong không gian Pháp ngữ. “Từ kinh nghiệm của Việt Nam, chúng tôi nhận thấy hướng đi thành công nhất để đạt được các mục tiêu này là mô hình hợp tác có sự tham gia của nhiều bên, trong đó điển hình nhất là hợp tác ba bên: Một bên là các nước có nhu cầu tiếp nhận hỗ trợ, một bên là những nước và tổ chức quốc tế có kinh nghiệm để chia sẻ, và một bên là những nước và đối tác phát triển có nguồn lực để tài trợ thực hiện việc chuyển giao kinh nghiệm” - Chủ tịch Quốc hội nói. CHUNG TAY GIẢI QUYẾT CÁC THÁCH THỨC TOÀN CẦU Ông Hilarion Etong - Chủ tịch APF, Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Cameroon bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc khi Việt Nam tổ chức sự kiện tập trung vào những vấn đề đang nhận được sự quan tâm toàn cầu trước thềm phiên họp của Ban Chấp hành APF. Sáng kiến này thể hiện mạnh mẽ cam kết của Việt Nam đối với các giá trị của Cộng đồng Pháp ngữ, cũng như mong muốn đóng vai trò tích cực trong việc củng cố vai trò của cộng đồng nói tiếng Pháp trước các thách thức lớn về phát triển bền vững, an ninh lương thực, nông nghiệp bền vững và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. “Chủ đề “Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu” đặc biệt vang vọng trong bối cảnh các thách thức toàn cầu mà nhu cầu hành động trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Với tư cách là Phó Chủ tịch Quốc hội thứ nhất của Cameroon và Chủ tịch APF, tôi muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng của các nghị viện chúng ta trong việc phát triển và củng cố hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ” - Chủ tịch APF nói. Tổng Giám đốc Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ Caroline St-Hilaire cho hay, việc tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành APF và Diễn đàn Nghị viện về Hợp tác Pháp ngữ là minh chứng sống động cho tinh thần hợp tác và tình hữu nghị, kết nối các quốc gia trong không gian Pháp ngữ. Theo bà Caroline St-Hilaire, nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó biến đổi khí hậu là những thách thức toàn cầu, vấn đề thời sự vô cùng nóng. Đây là mối quan tâm hàng đầu của Cộng đồng Pháp ngữ cũng như các quốc gia thành viên. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, nông nghiệp là lĩnh vực cốt lõi đối với nhiều quốc gia trong Cộng đồng Pháp ngữ, đặc biệt là ở châu Phi, Đông Nam Á và vùng Caribbean. Đây không chỉ là nguồn thu nhập chính cho hàng triệu người dân, mà còn là chìa khóa đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế bền vững. “Tôi mong muốn rằng cộng đồng chúng ta cùng nhau hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực phát triển nông nghiệp để cùng giải quyết các thách thức của toàn cầu đúng như câu nói “Một mình, chúng ta đi nhanh; nhưng cùng nhau, chúng ta đi xa”, để tạo nên một cộng đồng đoàn kết, vững mạnh và chung tay giải quyết các vấn đề thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất hệ sinh thái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và bất bình đẳng xã hội cũng như nhu cầu cấp thiết phải đẩy nhanh các nỗ lực hướng tới các thực tiễn nông nghiệp bền vững…” - ông Hoan phát biểu. CẢNH KỲ HỢP TÁC BẢO ĐẢM AN NINH LƯƠNG THỰC, ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU An ninh lương thực đang nhận được sự quan tâm của toàn cầu ẢNH: CK Ngày 21/1 tại Cần Thơ, diễn ra phiên khai mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. Sự kiện do Quốc hội Việt Nam tổ chức nhân dịp đăng cai Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF).

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2025. Liên quan đến dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Chính phủ thống nhất sự cần thiết xây dựng luật nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Chính phủ, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”. Lưu ý Bộ Nội vụ tiếp thu tối đa ý kiến, Chính phủ đề nghị dự án luật cần tập trung giải quyết hài hòa, hợp lý, hiệu quả, rõ ràng, cụ thể mối quan hệ giữa các cơ quan. Việc phân cấp, phân quyền phải gắn với bảo đảm nguồn lực, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đối với dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Chính phủ giao Bộ Nội vụ hoàn thiện dự án luật theo hướng phân định rõ mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo. Đối với mô hình tổ chức chính quyền ở hải đảo, nghiên cứu quy định nguyên tắc, căn cứ tình hình thực tế Chính phủ quy định việc tổ chức chính quyền cấp xã phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý và bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chính phủ giao Bộ Tư pháp khẩn trương tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, cơ quan liên quan; thẩm định dự án luật để hoàn thiện hồ sơ, gửi xin ý kiến thành viên Chính phủ, bảo đảm chất lượng, tiến độ trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. Trong đó, Chính phủ quán triệt tinh thần đổi mới, thông thoáng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng pháp luật; quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện; đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. XÁC ĐỊNH TÊN GỌI CÁC BỘ, CƠ QUAN PHÙ HỢP Tại phiên họp chuyên đề, Chính phủ cũng cho ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số bộ trên cơ sở tổ chức lại một số bộ của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Trên cơ sở đó, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng, ban hành các nghị quyết về thành lập một số bộ trên cơ sở tổ chức lại một số bộ của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và cơ cấu thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Chính phủ giao Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn thiện các dự thảo nghị quyết theo hướng: Xác định tên gọi các bộ, cơ quan phù hợp với quyết định của cấp có thẩm quyền. Về cơ cấu thành viên Chính phủ, chỉ quy định mang tính nguyên tắc về phó thủ tướng, số lượng cụ thể các phó thủ tướng được xác định căn cứ vào tình hình thực tiễn của từng giai đoạn. Đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, Chính phủ cơ bản thống nhất với đề xuất của Bộ Tư pháp về các chính sách do Bộ Tư pháp trình. Chính phủ giao Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu, rà soát các giải pháp của từng chính sách, tiếp thu ý kiến để hoàn thiện dự thảo theo quy định. LUÂN DŨNG 3 n Thứ Tư n Ngày 22/1/2025 THỜI SỰ Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng, ban hành các nghị quyết về thành lập một số bộ trên cơ sở tổ chức lại một số bộ của Chính phủ và cơ cấu thành viên Chính phủ. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025 ẢNH: NHẬT BẮC Thống nhất tổ chức lại một số bộ 6 SỞ ĐƯỢC GIỮ ỔN ĐỊNH VỀ TÊN GỌI Bộ Nội vụ vừa hoàn tất hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại dự thảo nghị định, Bộ Nội vụ đề xuất có 16 sở, trong đó 6 sở được giữ ổn định về tên gọi và chức năng, nhiệm vụ; 5 sở được hình thành sau khi hợp nhất tương ứng với sắp xếp các bộ ở Trung ương; 5 sở có tiếp nhận, bổ sung chức năng. Cụ thể, các sở được tổ chức thống nhất, gồm: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Công Thương, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thanh tra và Văn phòng UBND. 5 sở được hình thành từ việc hợp nhất từ 10 sở, ngành tương ứng với sắp xếp các bộ ở Trung ương; 4 sở được giữ nguyên và tiếp nhận, bổ sung chức năng, nhiệm vụ. Trong đó, Sở Tài chính thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính. Sở Xây dựng thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng (không thực hiện chức năng, nhiệm vụ về sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ). Sở Nông nghiệp và Môi trường thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý về giảm nghèo từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Sở Khoa học và Công nghệ thành lập từ hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ (chuyển chức năng quản lý về báo chí, xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Sở Nội vụ thành lập từ hợp nhất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ. Sở Y tế tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội; trẻ em và phòng, chống tệ nạn xã hội… Trong khi đó, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với Sở Công Thương, sẽ tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường địa phương từ Bộ Công Thương và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về báo chí và xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông. 4 SỞ ĐƯỢC TỔ CHỨC ĐẶC THÙ Theo dự thảo, có 4 sở được tổ chức đặc thù, gồm: Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch, Sở Quy hoạch - Kiến trúc. Đối với Sở Dân tộc và Tôn giáo, được hình thành từ Ban Dân tộc, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ, đổi tên thành Sở Dân tộc - Tôn giáo. Riêng thành phố Hà Nội và TPHCM được tổ chức 15 sở (chưa tính số sở tăng thêm theo quy định của Luật Thủ đô và sở được thí điểm thành lập). Hai thành phố lớn này được quyết định việc thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất sở, bảo đảm phù hợp với đặc thù thành phố và không vượt quá số sở theo quy định. Với các tỉnh, thành phố khác, tổ chức, sắp xếp các cơ quan chuyên môn, bảo đảm không vượt quá 13 sở; đối với cấp tỉnh loại 1 có lĩnh vực đặc thù thì không vượt quá 14 sở được quy định tại nghị định này. L.DŨNG Chính phủ lưu ý, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trình dự án luật trong quá trình Quốc hội xem xét, thông qua luật; không nhất thiết phải thông qua luật tại 2 kỳ họp. Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; đề cao trách nhiệm người đứng đầu; tăng cường kiểm soát quyền lực, kiên quyết phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Theo dự thảo vừa được Bộ Nội vụ xây dựng, bình quân mỗi sở có 3 phó giám đốc. Tuy nhiên, cấp tỉnh loại 2 được tăng thêm không quá 7 phó giám đốc sở; cấp tỉnh loại 1 được tăng thêm không quá 10 phó giám đốc. Riêng Hà Nội và TPHCM được tăng thêm không quá 15 phó giám đốc. Hà Nội và TPHCM được tổ chức 15 sở (chưa tính số sở tăng thêm theo quy định của Luật Thủ đô và sở được thí điểm thành lập) Theo dự thảo quy định, bình quân mỗi sở có 3 phó giám đốc. Tuy nhiên, dự thảo cho phép cấp tỉnh loại 2 được bổ sung, tăng thêm không quá 7 phó giám đốc sở; cấp tỉnh loại 1 được tăng thêm không quá 10 phó giám đốc; Hà Nội và TPHCM được tăng thêm không quá 15 phó giám đốc. Dự thảo giao UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng phó giám đốc của từng sở cho phù hợp, dựa trên số lượng sở được thành lập, phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của sở. CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TP HÀ NỘI VÀ TPHCM: Đề xuất được tăng thêm không quá 15 phó giám đốc sở

Trước khi lên tàu, các thành viên trong chương trình “Chuyến tàu Tết đoàn viên - Xuân 2025” được lãnh đạo các đơn vị gặp mặt thân mật chúc Tết, trao tiền mừng tuổi (lì xì). Về quê trên chuyến tàu này, chị Nguyễn Thị Duyên, làm việc tại Công ty Teakwang ViNa (Khu công nghiệp Biên Hòa 2), xúc động bày tỏ: “Chương trình là món quà vô giá, giúp người lao động được đoàn tụ với gia đình trong những ngày Tết cổ truyền. Với sự hỗ trợ tận tâm và kịp thời của tổ chức công đoàn, rất nhiều anh chị em công nhân lao động, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn đã được về quê nhà, đón mùa xuân sum họp. Đây là động lực để chúng tôi gắn bó hơn với công việc và vững tin vào tổ chức công đoàn”. Cùng vợ và con lên tàu về quê, anh Nguyễn Văn Dũng (quê Thanh Hóa, làm việc tại Công ty G&G Long Thành), chia sẻ, đã hơn 5 năm qua gia đình anh chưa về quê đón Tết do cuộc sống còn khó khăn, trong khi giá vé tàu, xe ngày Tết đắt đỏ. Được công đoàn xét chọn tặng vé tàu khứ hồi cho cả gia đình về quê, với anh Dũng là niềm hạnh phúc lớn vào dịp cuối năm. “Chương trình rất có ý nghĩa đối với người lao động chúng tôi. Tôi rất cảm ơn tổ chức công đoàn đã quan tâm, hỗ trợ công nhân lao động”, anh Dũng nói. Có mặt tại buổi gặp mặt, tiễn đoàn viên, người lao động về quê trên “Chuyến tàu Tết đoàn viên- Xuân 2025”, ông Phan Văn Anh, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết, Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cấp LĐLĐ đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động. Trong đó, chương trình “Chuyến tàu Tết đoàn viên - Xuân 2025” được các đoàn viên, người lao động đồng tình và mong muốn Tết năm sau tiếp tục diễn ra. Ngoài chương trình của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai tổ chức chương trình “Chuyến tàu Tết đoàn viên - Xuân 2025” đưa 1.000 đoàn viên, người lao động về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên 15 chuyến tàu từ ngày 23 đến 26/1. MẠNH THẮNG CHỤC NĂM CHƯA VỀ QUÊ ĐÓN TẾT Sáng sớm 20/1, khu vực chờ tàu của ga Sài Gòn (quận 3, TPHCM), nhộn nhịp hơn khi gần 200 gia đình công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn chuẩn bị lên “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025” để về quê sum họp gia đình. Thức trắng cả đêm để sửa soạn, gia đình năm người của chị Trần Thị Thọ (quê Nghệ An) háo hức khi được về quê dịp Tết. “Hơn 11 năm làm việc, mưu sinh ở TPHCM, từ đó đến nay tôi chưa có dịp đưa các con về quê đón Tết. Kinh tế khó khăn, thu nhập chỉ đủ lo tiền nhà trọ, tiền ăn học cho ba con nên không dám nghĩ đến việc về quê. Năm nay được công đoàn tặng vé tàu khứ hồi dành cho cả gia đình, tôi thật sự rất bất ngờ và hạnh phúc. Đây là niềm vui, là động lực để tôi quay trở lại TPHCM làm việc ngay sau Tết” - chị Thọ tâm sự. Tay xách nách mang những phần quà nặng trĩu do Liên đoàn Lao động TPHCM trao tặng, anh Nguyễn Văn Nghĩa (35 tuổi, quê Quảng Bình) luôn mỉm cười hạnh phúc trước giờ lên tàu. Anh đã ba năm chưa được đón Tết cùng người thân. Anh Nghĩa cho biết, mấy năm qua thất nghiệp, thu nhập ba cọc ba đồng. Gần Tết, giá vé tàu xe tăng cao, ước mong về quê của gia đình anh càng thêm xa vời. “Năm nay công việc có khá hơn đôi chút nhưng cũng rất bấp bênh. Vì vậy, tôi đã dự định sẽ tiếp tục đón Tết xa quê. Bất ngờ, cả gia đình nhận được tấm vé tàu miễn phí cả hai chiều đi về những ngày Tết. Chúng tôi rất vui, cả gia đình vỡ òa trong sung sướng, háo hức tính từng ngày để được lên tàu” - anh Nghĩa chia sẻ. Gửi lời cảm ơn đến các đơn vị, công đoàn tại TPHCM đã tặng vé tàu xe miễn phí để hai mẹ con được về quê dịp này, chị Lê Thị Minh (quê Thái Bình), công nhân Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam, bộc bạch: “Đây là lần đầu tiên tôi được tặng vé tàu về đón Tết. Tôi rất xúc động và không biết nói gì hơn, đây là niềm vui quá lớn. Cha mẹ tôi ở quê đã lớn tuổi, rất mong được gặp con cháu, sum họp gia đình…”. Cùng ngày, tại Nhà văn hóa Thanh Niên (quận 1, TPHCM), hơn 2.000 sinh viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn về các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên trên chuyến xe mùa xuân. Ngoài vé miễn phí, sinh viên, người lao động được tặng phần quà trị giá 700.000 đồng/người. Đây là chương trình do Thành Đoàn, Hội Sinh viên TPHCM, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TPHCM phối hợp một số đơn vị tổ chức. ĐONG ĐẦY YÊU THƯƠNG Theo Phó Bí thư Thành Đoàn TPHCM Trần Thu Hà, mùa xuân không chỉ là khởi đầu của một năm, mùa của sự đoàn viên, mà còn là mùa xuân của nghĩa tình, sẻ chia và yêu thương. “Trong dịp Tết này, để cầm được một tấm vé xe về quê là điều không hề dễ dàng, đặc biệt với các bạn sinh viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Hiểu được nỗi lòng đó, nhiều năm qua, Thành Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam thành phố, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TPHCM cùng các doanh nghiệp đã chung tay, huy động nguồn lực hỗ trợ, chăm lo cho những hoàn cảnh khó khăn đó” - chị Hà chia sẻ. Ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động TPHCM, cho biết, chương trình “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025” là một trong những hoạt động nổi bật của công đoàn. Đây là lần đầu tiên công đoàn tổ chức chương trình đưa gia đình đoàn viên, lao động về quê và đón họ quay trở lại thành phố để tiếp tục làm việc sau Tết. Chương trình do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ kinh phí gần 2 tỷ đồng để mua vé tàu khứ hồi cho người lao động về quê tại các tỉnh, thành phố phía Bắc. “Với những người con xa quê, không phải ai cũng may mắn được trở về quê, đón Tết cùng gia đình. Trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện về quê đón Tết. Đồng cảm với những khó khăn của người lao động, các cấp công đoàn TPHCM đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, lao động như tặng vé tàu xe, vé máy bay… Chúng tôi hy vọng người lao động về quê đón Tết và sẽ trở lại công ty, đơn vị làm việc đảm bảo thời gian, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển thành phố” - ông Trung nói. UYÊN PHƯƠNG Gia đình công nhân phấn khởi về quê trên chuyến tàu mùa xuân "0 đồng" ẢNH: U.P Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai tặng quà và tiễn người lao động về quê đón Tết ẢNH: MT Những chuyến tàu, xe lăn bánh đưa hàng trăm công nhân, người lao động, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết đoàn viên cùng gia đình. Ấm áp những chuyến tàu xe mùa xuân Trưa 21/1, hơn 110 đoàn viên, người lao động cùng thân nhân lên chuyến tàu TN2 từ ga Biên Hòa (TP Biên Hòa, Đồng Nai) về các tỉnh phía Bắc đón Tết theo chương trình “Chuyến tàu Tết đoàn viên - Xuân 2025” do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp LĐLĐ tỉnh Đồng Nai và Công đoàn Đường sắt Việt Nam tổ chức. “Chuyến tàu Tết đoàn viên - Xuân 2025” dành cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động và hoạt động công đoàn trực thuộc các LĐLĐ TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh và Công đoàn Đường sắt Việt Nam. Đoàn viên, người lao động có quê tại các tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Đà Nẵng trở ra), có nhu cầu về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và cam kết quay lại làm việc, công tác sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết. Tổng LĐLĐ Việt Nam hỗ trợ 400 vé máy bay và gần 2.000 vé tàu cho công nhân lao động và người thân về quê. Riêng tỉnh Đồng Nai được hỗ trợ 350 vé tàu khứ hồi, 92 vé máy bay. Chuyến tàu đoàn viên 4 nThứ Tư n Ngày 22/1/2025 XÃ HỘI Theo Liên đoàn Lao động TPHCM, tính đến ngày 20/1, các cấp công đoàn TPHCM đã vận động, trao hơn 45.000 vé tàu, vé xe, vé máy bay với tổng trị giá hơn 26 tỷ đồng cho người lao động.

QUYẾT LIỆT CHỐNG “GIẶC Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ” Theo kết quả nghiên cứu, kiểm kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Thế giới, giao thông bao gồm bụi đường, là nguồn gây ô nhiễm chính (đóng góp từ 58-74%) cho bầu không khí thành phố. Để giảm thiểu ô nhiễm không khí từ nguồn giao thông, sáng 12/12/2024, tại Kỳ họp lần thứ 20, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực từ 1/1/2025. Trước mắt, thực hiện thí điểm vùng phát thải thấp tại hai quận Ba Đình và Hoàn Kiếm. Theo bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó trưởng phòng Quản lý Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, những ngày cuối năm, ô nhiễm không khí luôn là vấn đề nhức nhối. Theo thống kê quý IV/2024 tại trạm quan trắc cố định và liên tục trên địa bàn thành phố, chỉ số ô nhiễm không khí đạt mức kém là 48,91%, đạt mức xấu là 44,37%. Thời điểm chất lượng không khí ảnh hưởng sức khoẻ người dân chiếm nhiều hơn so với cả năm. Hà Nội đã đưa vùng phát thải thấp vào Luật Thủ đô để giảm nguồn ô nhiễm không khí từ giao thông. Đây là bước đột phá của Hà Nội, cũng như cả nước nhằm phát triển giao thông xanh - sạch - thuận tiện - chi phí thấp, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Vùng phát thải thấp bước đầu sẽ được thí điểm tại hai quận Hoàn Kiếm và Ba Đình. Đây là hai quận có mật độ dân cư đông và đang có nhiều nền móng để phát triển vùng phát thải thấp. Đánh giá về thực trạng ô nhiễm chung ở miền Bắc, bà Nguyễn Hoàng Ánh, Trưởng Phòng Quản lý chất lượng môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ TN&MT nhận định, có 6 nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm không khí, bao gồm: xây dựng; giao thông vận tải; sản xuất công nghiệp; đốt mở; dân sinh và khí hậu thời tiết. Ô nhiễm thường bùng phát dịp cuối năm do các hoạt động kinh tế - xã hội đạt mức cao nhất, xây dựng ồ ạt, giao thương hàng hóa tấp nập, các nhà máy, xí nghiệp tăng công suất tối đa, cộng thêm “chăn ấm” của khí hậu, thời tiết ủ vào khiến chỉ số ô nhiễm không khí tăng đột biến. Phát biểu tại tọa đàm, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nhấn mạnh, chúng ta không thể điều khiển được khí hậu, thời tiết, do đó phải tìm nguyên nhân gây ô nhiễm để đưa ra giải pháp xử lý. Có thể thấy vấn đề phát thải của phương tiện giao thông, một trong những nguyên nhân lớn gây nên ô nhiễm môi trường tại Hà Nội nói riêng và các thành phố lớn trên thế giới như Bắc Kinh (Trung Quốc), London (Anh), Bangkok (Thái Lan)... nói chung, là một trong những nguyên nhân mà chúng ta có thể tác động được, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngoài các nguyên nhân được nêu ra nhiều năm qua như hoạt động xây dựng, sản xuất, nông nghiệp, đốt rác..., cần phải nghiên cứu về vùng môi trường có tác động đến chất lượng không khí Hà Nội, như hoạt động của các nhà máy xi măng tại Hà Nam, hay đốt rơm rạ ở Thái Bình có tác động không nhỏ tới môi trường của Hà Nội. Chỉ khi kiểm soát được các nguồn phát thải ảnh hưởng đến chất lượng môi trường thủ đô, tình trạng ô nhiễm không khí mới dần cải thiện được. PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG XANH, GIẢM Ô NHIỄM Ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ GTVT chia sẻ, Bộ GTVT đã triển khai từ sớm việc kiểm soát ô nhiễm từ phương tiện giao thông. Trong đó, việc kiểm soát khí thải của phương tiện giao thông lưu hành từ năm 2017 đến nay đã nâng mức quy chuẩn lên 2 lần; kiểm soát tại nguồn đối với phương tiện giao thông sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu mới. Những tiêu chuẩn này cao và đi trước các nước trong khu vực. Bộ GTVT đã rà soát, tạo hành lang pháp lý để phương tiện giao thông xanh đủ điều kiện lưu thông trên đường; nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy việc chuyển đổi phương tiện của người tham gia giao thông và các nhiệm vụ cụ thể khác. Kết quả cơ bản đã bảo đảm hành lang pháp lý để ô tô điện lưu hành thuận lợi như các phương tiện giao thông khác. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất chính sách, hỗ trợ để khuyến khích đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa chuyển đổi sang sử dụng xe tải điện, xây dựng mô hình thí điểm vận tải giữa cảng và nhà máy cho các chuỗi cung ứng/ thương hiệu quốc tế; nghiên cứu, đề xuất chính sách khuyến khích việc chuyển đổi phương tiện sang sử dụng điện đối với các tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt liên tỉnh và các tuyến vận tải hành khách cố định. Phối hợp với các bộ, UBND các tỉnh, thành phố xây dựng “Báo cáo đề xuất chính sách hỗ trợ chuyển đổi sang xe ô tô điện”, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2024. NHÓM PV 5 n Thứ Tư n Ngày 22/1/2025 XÃ HỘI Ngày 21/1, báo Tiền Phong tổ chức Tọa đàm Giải pháp triển khai vùng phát thải thấp tại Hà Nội, nhằm xây dựng diễn đàn để cơ quan quản lý, chuyên gia, chính quyền địa phương cùng nhau thảo luận các giải pháp triển khai vùng phát thải thấp tại Hà Nội một cách hiệu quả. Phát triển giao thông xanh để kiểm soát tốt ô nhiễm từ phương tiện giao thông ẢNH: ĐỖ TÂM “CHỮA BỆNH” HÀ NỘI Ô NHIỄM: Phát triển giao thông xanh “Riêng với những vấn đề nội tại ô nhiễm của Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở TN&MT chủ trì cùng các sở, ngành có báo cáo xây dựng chất lượng không khí Hà Nội. Đây là động thái quyết liệt của thành phố Hà Nội, thể hiện chúng ta không thể thờ ơ trước môi trường không khí”. Bà LƯU THỊ THANH CHI, Phó trưởng phòng Quản lý Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Vùng phát thải thấp – hành trình gian nan Vùng phát thải thấp tập trung vào các phương tiện giao thông, cụ thể khi lưu thông vào vùng phát thải thấp sẽ khuyến khích phương tiện giao thông xanh, cấm xe không đạt tiêu chí về lượng phát thải, gây ô nhiễm không khí. Hai quận Ba Đình và Hoàn Kiếm đang thí điểm vùng phát thải thấp trong năm 2025. Hà Nội cũng vừa phê duyệt đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh, điện trên thành phố. Từ đó, tiến tới Hà Nội đạt tỉ lệ 100% xe buýt sử dụng năng lượng điện và năng lượng xanh vào năm 2035. Từ góc độ địa phương, ông Nguyễn Cương Quyết - Phó trưởng Phòng TN&MT quận Ba Đình nhận định, thí điểm vùng phát thải thấp là vấn đề rất khó, không hề đơn giản. Chúng ta có thể thấy việc xử lý ô nhiễm không khí liên quan đến bếp than tổ ong đã được thực hiện xuyên suốt từ năm 2018 tới năm 2022 mới chấm dứt được. Chỉ riêng việc tuyên truyền chấm dứt không dùng bếp than tổ ong nữa mà phải mất 5 năm. Nếu không kiên trì tuyên truyền, không có giải pháp, cứ thu của người dân thì cứ thu người ta lại dùng vì có nhu cầu. Do đó, cần kiên trì nâng cao nhận thức của người dân. KINH NGHIỆM TỪ NHỮNG THÀNH PHỐ LỚN TRÊN THẾ GIỚI PGS.TS Nguyễn Đức Lượng - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, phát biểu: “Chúng tôi cũng đã tiến hành một số nghiên cứu tại các nước đã thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí, như tại thủ đô Bangkok, Thái Lan - một nơi có nhiều điều kiện tương đồng về kinh tế - xã hội với Việt Nam. Bangkok có nhiều nguồn thải từ phương tiện cá nhân, trong đó có xe tuk tuk. Để giải quyết tình trạng ô nhiễm, chính quyền Bangkok đã thực hiện nhiều chính sách, giải pháp về quản lý như năm 2022 thí điểm dự án vùng phát thải thấp tại quận Pathum Wan - nơi có mức độ ô nhiễm nhất”. Theo PGS.TS Lượng, đáng chú ý, việc thí điểm không chỉ dừng lại ở việc hạn chế phương tiện, khuyến khích giao thông công cộng mà còn có những chiến dịch xanh hướng đến nhiều bên liên quan, cộng đồng xanh, khách sạn xanh, văn phòng xanh, trung tâm thương mại xanh... trong vùng phát thải thấp. Chính quyền thành phố quan trắc thường xuyên trong vùng phát thải thấp, liên tục truyền thông kết quả đến người dân. Người dân biết chất lượng không khí cải thiện dần, từ đó họ thấy lợi ích và nâng cao ý thức về môi trường. Một ví dụ nữa là thành phố từng đứng top thành phố ô nhiễm trên thế giới - Bắc Kinh. Tháng 9/2017, Bắc Kinh thí điểm đề án vùng phát thải thấp tại một số quận, tập trung vào việc giảm nguồn thải giao thông như: tăng giao thông công cộng, sử dụng nhiên liệu sạch, cấm phương tiện có nguy cơ ô nhiễm cao, kiểm soát nguồn thải xây dựng. Đến cuối 2021 đã có 92% các quận thực hiện các giải pháp vùng phát thải thấp. Theo ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, vùng phát thải thấp không phải “cây đũa thần”, chỉ là một trong những biện pháp góp phần cải thiện ô nhiễm không khí thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, hiệu quả của vùng phát thải thấp đã được chứng minh ở rất nhiều nước, ví dụ tại châu Âu đã có hơn 300 vùng phát thải thấp. NHÓM PV Theo bà Lưu Thị Thanh Chi - Phó trưởng phòng Quản lý Môi trường, Sở TN&MT Hà Nội, giải pháp, vùng phát thải thấp được đưa ra trong Luật Thủ đô sẽ được triển khai trong năm 2025. Cơ quan chức năng của Hà Nội đang xây dựng những hướng dẫn chi tiết để thực hiện vùng phát thải thấp. Hà Nội đặt mục tiêu 100% xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh vào năm 2035 ẢNH: PHẠM HÙNG

6 KHOA GIÁO n Thứ Tư n Ngày 22/1/2025 ĐỦ MỨC PHÍ Chị T.T.Tr (có con đang học lớp 10 tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, hằng tháng, phí sử dụng eNetViet phải nộp là 25.000 đồng; một năm học là 250.000 đồng. Với sĩ số lớp 46 học sinh, mỗi tháng, lớp của con chị Tr đóng phí sử dụng phần mềm này là 1,15 triệu đồng, tính theo năm là 11,5 triệu đồng. Trường có mấy chục lớp, số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Hiệu quả như thế nào, chị Tr chưa đánh giá được, bởi sau 1 học kì, những thông tin nhận được trên app này là kết quả thi giữa học kì I, hết học kì I, lịch nghỉ tết dương… Những tuần đầu của năm học, nhà trường cập nhật thông tin học sinh vi phạm quy chế của trường. Nhưng sau đó, không nhận được thông tin cập nhật. Hơn nữa, theo chị Tr, những thông tin được đưa vào app trước đó đã được giáo viên chủ nhiệm cập nhật trong nhóm Zalo nên gần như phụ huynh không mấy khi đọc (trong app). Một điểm nữa là app có phần giáo viên giao bài tập cho học sinh, nhưng cả học kì I, duy nhất 1 lần thầy giáo dạy giáo dục thể chất giao bài tập cho học sinh. Cơ bản, giáo viên bộ môn đều có nhóm Zalo riêng để trao đổi với học sinh trong lớp. “Tôi không hiểu tại sao phải dùng app mất phí trong khi mọi hoạt động của lớp, của trường đều được giáo viên chủ nhiệm cập nhật qua nhóm Zalo của lớp miễn phí”, chị Tr băn khoăn. Hiện nay, nhiều trường học ở Hà Nội sử dụng phần mềm eNetViet để kết nối với phụ huynh và được gọi là sổ liên lạc điện tử. Trong phần mềm này, tùy mức giá mà đơn vị cung cấp phần mềm đưa ra các tính năng khác nhau. Ví dụ, với mức phí 25.000 đồng/tháng, phụ huynh được sử dụng các tính năng như nhận thông báo, trò chuyện (tương tác giữa phụ huynh và nhà trường), thông tin hoạt động của trường (nếu nhà trường thông tin trên app), danh bạ (giáo viên bộ môn trong lớp)… Phản ứng chung của một số phụ huynh khi sử dụng sổ liên lạc điện tử là chỉ nhận thông báo mà đôi khi còn không cập nhật bằng các nhóm Zalo, Viber của lớp (không mất phí). Thậm chí, nhiều trường lâu lâu mới có tin nhắn gửi lên. Việc sử dụng sổ liên lạc điện tử đang được nhiều tỉnh thành áp dụng. Có nhiều loại sổ liên lạc, hình thức sử dụng với đủ mức phí, từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng/tháng. Riêng tại Hà Nội, TPHCM và một số tỉnh thành khác như Thanh Hóa, Hải Phòng..., eNetViet được giới thiệu, đưa vào sử dụng trong các cơ sở giáo dục với mức giá phổ biến là 25.000 đồng/học sinh/tháng. Nhiều người cho rằng, phải chi trả 25.000 đồng/tháng tiền sổ liên lạc điện tử eNetViet tuy không nhiều, nhưng lãng phí xã hội bởi phụ huynh gần như không sử dụng đến. Mỗi lớp, giáo viên đều trao đổi thông tin với phụ huynh qua các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, Viber…Việc sử dụng sổ liên lạc điện tử eNetViet, theo nhiều phụ huynh, là không hiệu quả. Nhiều phụ huynh cho biết, các chức năng trên sổ liên lạc điện tử eNetViet như: điểm danh, xin nghỉ học; thời khóa biểu; nhiệm vụ, bài tập; đăng kí, khảo sát; bảng điểm học tập; nhiệm vụ học tập; hoạt động hằng ngày đều không hiệu quả bởi tất cả những thông tin đó giáo viên chủ nhiệm đã thông tin hằng ngày, hằng giờ trên các nhóm chat miễn phí. Bà Nguyễn Thu Hương, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho hay, nhà trường không dùng app mất phí để làm sổ liên lạc điện tử, bởi các phần mềm miễn phí hiện nay nhiều và cũng rất thuận lợi để giáo viên liên lạc với phụ huynh. CÓ NÊN BỎ? Ở góc độ khác, bà Trần Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho hay, sổ liên lạc điện tử nếu biết khai thác sẽ phục vụ rất tốt trong chuyển đổi số. Bà Yến phân tích, sở dĩ phụ huynh kêu sổ liên lạc điện tử không tác dụng vì tính tương tác và thông tin không cập nhật. Tại Trường THPT Trần Phú, có 2 nhân viên kiêm nhiệm công việc cập nhật thông tin từ giáo viên chủ nhiệm để chuyển lên sổ liên lạc điện tử cho phụ huynh. Việc này không thể để giáo viên chủ nhiệm làm vì họ còn đảm nhận việc dạy, quản lí lớp học… Trong phần mềm có tính năng nộp học phí miễn phí, tính năng điểm danh khuôn mặt. Mọi thông tin đi học của học sinh khi vào trường, khi ra khỏi trường đều được cập nhật luôn đến phụ huynh. Giáo viên cũng giao bài tập trên sổ liên lạc điện tử cho học sinh. Theo bà Yến, nếu biết tận dụng triệt để tính năng của sổ liên lạc điện tử thì việc chuyển đổi số trong giáo dục sẽ thuận lợi hơn. Các đơn vị cung cấp phần mềm đều dành một phần kinh phí cho trường thực hiện các công việc hỗ trợ. Về cập nhật thông tin lên hệ thống, nhân viên của đơn vị cung cấp sẽ làm hoặc do nhà trường phân công và chi phí sẽ được đơn vị cung cấp trả cho nhân viên đó. Năm 2022, Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, phụ huynh học sinh hoàn toàn có quyền đăng kí hay không đăng kí sử dụng thêm dịch vụ sổ liên lạc điện tử thu phí. Khi phụ huynh đã đăng kí rồi hoàn toàn có quyền ngưng đăng kí sử dụng sản phẩm nếu cảm thấy không hiệu quả. Tuy nhiên, phụ huynh khó có thể từ chối vì thực chất việc triển khai sổ liên lạc điện tử nhiều trường không hỏi ý kiến họ. Chị T.T.Tr nói rằng, eNetViet được sử dụng nối tiếp luôn khi con tốt nghiệp THCS và vào lớp 10 THPT. Đầu năm lớp 10, phần mềm chỉ cập nhật lại thông tin trường lớp mới mà không có thông tin được lựa chọn của phụ huynh. NGHIÊM HUÊ Ứng dụng (app) phần mềm kết nối học sinh với nhà trường đang được triển khai sâu rộng. Tuy nhiên, do cách thức triển khai không hợp lí nên phụ huynh “đau ví” mà không hiệu quả. SỔ LIÊN LẠC ĐIỆN TỬ: Tốn tiền, không hiệu quả Sổ liên lạc điện tử chủ yếu chỉ để thông báo điểm ẢNH: LƯU TRINH “Việc mỗi trường sử dụng một app khác nhau, khiến tôi hoa cả mắt”, chị Thu bức xúc. Anh Trần Trung Kiên (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại bức xúc chuyện học kì I con vào lớp 6 tại một trường THCS quận Cầu Giấy, học phí được chuyển qua tài khoản của nhà trường. Nhưng hôm vừa rồi họp phụ huynh, nhà trường thông báo từ học kì II sẽ thu học phí qua app và phụ huynh sẽ cài trên điện thoại để sử dụng. “Nếu chỉ nộp học phí, tại sao dừng chuyển vào tài khoản của nhà trường mà chuyển sang dùng app, thêm một phần mềm, tạo rắc rối cho phụ huynh”, anh Kiên băn khoăn. Theo tìm hiểu của phóng viên, một số app thu tiền học phí tại nhà trường có thu phí. Vừa qua, nhiều phụ huynh tại TPHCM phản ánh việc nộp các khoản phí qua hệ thống SSC (School Smart Card, là một loại thẻ học đường thông minh; SSC được Sở GD&ĐT TPHCM triển khai từ 2014) đều mất phí. Biểu phí SSC cho thấy, phí một lần giao dịch đóng học phí từ tài khoản ngân hàng được thu từ 7.500-11.000 đồng/giao dịch, tùy ngân hàng. Còn thanh toán qua các ví điện tử như Momo sẽ bị thu 1,1%/giao dịch (tối thiểu 10.000 đồng), ShopeePay và SmartPay là 13.000 đồng/giao dịch... Thu phí kiểu này giống như kinh doanh trên học phí của học sinh, làm tăng gánh nặng cho phụ huynh. Khoản phí giao dịch trên mỗi lần đóng học phí là chi phí xử lí hóa đơn của SSC, ngân hàng hoàn toàn không hưởng lợi gì trên phí giao dịch này. Việc thu phí khi sử dụng app trung gian cho thấy gánh nặng chi phí đang dồn lên phụ huynh. Với mức phí như trên, mỗi năm, các đơn vị cung cấp phần mềm thu số tiền không nhỏ. Không ít phụ huynh băn khoăn tại sao nhà trường có tài khoản, việc chuyển khoản liên ngân hàng không mất phí nhưng các trường vẫn nhất định dùng app trung gian đôi khi có mất phí. Trao đổi về vấn đề này, hiệu trưởng một trường THPT ở Hà Nội chia sẻ, khi chuyển qua app, những rủi ro, sai sót do đơn vị trung gian chịu trách nhiệm. Nhân lực của nhà trường không đủ để kiểm soát hết những vấn đề phát sinh trong quá trình thu học phí hay các khoản thu khác. Khi giao cho bên trung gian, nhà trường nhàn hơn trong quản lí tài chính. NGHIÊM HUÊ Phụ huynh đưa con đi thi đánh giá năng lực để xét tuyển ĐH năm 2024 (ảnh mang tính minh họa) ẢNH: MẠNH THẮNG Hoa mắt vì app trung gian Từ trải nghiệm sổ liên lạc điện tử, nhiều phụ huynh cho rằng, ứng dụng công nghệ theo kiểu đầu voi đuôi chuột. Theo họ, những tính năng phụ huynh, học sinh cần thì không có, những cái đang có thì lại thừa. Chị Nguyễn Thị Thu (quận Cầu Giấy, Hà Nội, có 3 con đang học ở 3 cấp học) cho biết, trên điện thoại của chị hiện có 3 phần mềm ứng dụng (app) để quản lí việc học của con, chưa kể hàng chục app khác ở nhiều lĩnh vực mà app nào cũng gần như bắt buộc phải có.

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==