Tiền Phong số 35

THỨ BA 4/2/2025 SÕ 35 0977.456.112 TRANG 11 TRANG 12 TRANG 16 TRANG 4 TRANG 5 Tập trung triển khai 67 nhiệm vụ ngay sau Tết VÌ SAO ĐƯỢC MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ? TRANG 7 Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam sụt giảm Tạo động lực cho bóng đá Việt Nam chuyển mình Mỹ sẽ đáp trả ÔN LẠI NHỮNG TRANG SỬ HÀO HÙNG Khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới TRẨY HỘI với vé điện tử, mã QR Màn trÕng hội tại Lễ khai hội chùa Hương 2025 ẢNH: TRẦN VIỆT THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ: CHỦ DOANH NGHIỆP HỐI LỘ CỰU VỤ PHÓ: KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930 - 3/2/2025): NẾU PANAMA KHÔNG CHẤM DỨT ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC: TRANG 2+3 CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TỔ CHỨC, NHÂN SỰ Tổng Bí thư Tô Lâm tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm UBKT Trung ương và đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương Đảng ẢNH: TTXVN Du lịch khởi sắc TRANG 8+ 9+10

2 THỜI SỰ n Thứ Ba n Ngày 4/2/2025 THÀNH LẬP CÁC ĐẢNG BỘ MỚI Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương thông báo các Quyết định về việc kết thúc hoạt động của: Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương; Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương; Ban cán sự đảng Chính phủ; Đảng đoàn Quốc hội; Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các Đảng đoàn, Ban cán sự đảng ở Trung ương do Ban Bí thư thành lập; Ban Đối ngoại Trung ương. Các Quyết định thành lập các đảng bộ mới và về việc hợp nhất, đổi tên gồm: Quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương; Quyết định thành lập Đảng bộ Chính phủ; Quyết định thành lập Đảng bộ Quốc hội; Quyết định thành lập Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương; Quyết định về việc hợp nhất Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương; Quyết định về việc đổi tên Ban Kinh tế Trung ương thành Ban Chính sách, chiến lược Trung ương. Các Quyết định, Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan, đảng bộ mới thành lập gồm: Quyết định về chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Quyết định về chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của Ban Chính sách, chiến lược Trung ương; Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng; Quyết định về chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương; Quyết định về chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của Đảng ủy Chính phủ; Quyết định về chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của Đảng ủy Quốc hội; Quyết định về chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương; Quyết định ban hành Quy chế làm việc mẫu của 4 Đảng ủy trực thuộc Trung ương; Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng ở bộ, ngành, cơ quan, tổ chức nơi kết thúc hoạt động của đảng đoàn, ban cán sự đảng; Quyết định ban hành Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng ở bộ, ngành, cơ quan, tổ chức nơi kết thúc hoạt động của đảng đoàn, ban cán sự đảng; Quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở ở cơ quan, tổ chức nơi kết thúc hoạt động của đảng đoàn, ban cán sự đảng; Quyết định ban hành Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy, chi bộ cơ sở ở cơ quan, tổ chức nơi kết thúc hoạt động của đảng đoàn, ban cán sự đảng; Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của đảng ủy các cơ quan đảng tỉnh, thành phố; Quyết định ban hành Quy chế làm việc mẫu của ban chấp hành đảng bộ các cơ quan đảng tỉnh, thành phố; Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của đảng ủy ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Quyết định ban hành Quy chế làm việc mẫu của ban chấp hành, đảng bộ ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ NHÂN SỰ Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương cũng đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nhân sự. Bộ Chính trị Quyết định đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, thôi giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Bộ Chính trị Quyết định đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương thôi giữ chức Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, điều động, bổ nhiệm giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Bộ Chính trị Quyết định phân công đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương. Bộ Chính trị Quyết định phân công, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương gồm các đồng chí: Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương; Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Ngày 3/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương; về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 3 cơ quan Đảng ở Trung ương. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao các Quyết định. Công bố Quyết định của Bộ Chính trị Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định thành lập Đảng bộ, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và chỉ định Bí thư, các Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 ẢNH: THỐNG NHẤT/TTXVN Khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới Tổng Bí thư nêu rõ, năm 2024 đã đi qua với nhiều thành tựu rất đáng phấn khởi của đất nước, nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng. Đặc biệt, với sự cố gắng, nỗ lực rất lớn và tinh thần gương mẫu, quyết liệt, khẩn trương, nghiêm túc trong thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đến nay đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, các cơ quan tư pháp và đoàn thể Trung ương. Đây chính là cơ sở, tiền đề quan trọng để tiếp tục hoàn thành thắng lợi việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong thời gian tới, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ, lộ trình đã đề ra. Tổng Bí thư đề nghị, các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể trong từng quyết định, khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới. Bốn đảng bộ trực thuộc Trung ương và những ban đảng được hợp nhất, được tăng thêm chức năng, nhiệm vụ, phải bảo đảm kế thừa tốt nhiệm vụ của các tổ chức đảng đã kết thúc hoạt động, không để gián đoạn, ngừng trệ, bỏ sót. Tổng Bí thư lưu ý, trong quá trình tổ chức thực hiện sẽ phát sinh những vấn đề mới có thể chưa lường hết được nhưng quan trọng là với ý thức cách mạng tiến công không ngừng đổi mới, sáng tạo, trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc về tổ chức và sinh hoạt của Đảng, đề nghị phối hợp chặt chẽ, để kịp thời tham mưu và xử lý các vấn đề nảy sinh nếu có. Tổng Bí thư yêu cầu, khẩn trương hoàn thành các thủ tục pháp lý về hành chính để hoạt động, giao dịch theo pháp nhân của 4 đảng bộ trực thuộc Trung ương và của 2 Ban: Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Ban Chính sách, chiến lược Trung ương; khẩn trương xây dựng quy chế làm việc hoặc rà soát, bổ sung, sửa đổi Quy chế làm việc của cơ quan, của từng đơn vị trực thuộc trong mỗi cơ quan, cũng theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng” để bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ mới của mỗi cơ quan, đơn vị, trong từng nhiệm vụ phải rõ đơn vị chủ trì, rõ người chủ Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc tổ chức Hội nghị công bố Quyết định về công tác tổ chức tiếp tục thể hiện tinh thần quyết liệt, sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua và mang ý nghĩa chính trị hết sức sâu sắc vì được tổ chức đúng vào ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025). Cùng dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị ở Trung ương.

3 n Thứ Ba n Ngày 4/2/2025 THỜI SỰ Ban Bí thư Quyết định phân công, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương gồm các đồng chí: Đinh Thị Mai, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Lam, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương; Đỗ Văn Phới, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương; Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Quang Đức, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương. Bộ Chính trị Quyết định phân công đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, giữ chức Trưởng ban Chính sách, chiến lược Trung ương. Bộ Chính trị Quyết định phân công giữ chức Phó Trưởng ban Chính sách, chiến lược Trung ương gồm các đồng chí: Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương; Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Ban Bí thư Quyết định phân công giữ chức Phó Trưởng ban Chính sách, chiến lược Trung ương gồm các đồng chí: Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương đã công bố các Quyết định của Bộ Chính trị: Chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 30 đồng chí; chỉ định Ban Thường vụ Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 17 đồng chí; chỉ định đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Bí thư Đảng ủy các cơ quan đảng Trung ương nhiệm kỳ 2020- 2025; chỉ định 4 đồng chí giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan đảng Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm: Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; Nguyễn Thị Hoàng Vân, Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy; Đỗ Việt Hà, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy; Nguyễn Quang Trường, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan Trung ương giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy. Quyết định của Bộ Chính trị: Chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 57 đồng chí; chỉ định Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 17 đồng chí; chỉ định đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ giữ chức Bí thư Đảng ủy Chính phủ nhiệm kỳ 2020 - 2025; chỉ định 4 đồng chí giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ giữ chức Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy; Lại Xuân Lâm, Phó Bí thư Thường trực Khối các cơ quan Trung ương giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy; Nguyễn Đức Phong, Phó Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy. Quyết định của Bộ Chính trị: Chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 39 đồng chí; chỉ định Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội nhiệm kỳ 2020- 2025 gồm 21 đồng chí; chỉ định đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội giữ chức Bí thư Đảng ủy Quốc hội nhiệm kỳ 20202025; chỉ định 3 đồng chí giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm: Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội giữ chức Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; Vũ Hải Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy; Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Quảng Ninh giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy. Quyết định của Bộ Chính trị: Chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 29 đồng chí; chỉ định Ban Thường vụ Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 12 đồng chí; chỉ định đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ chức Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025; chỉ định 2 đồng chí giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm: Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ chức Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; Trần Thắng, Phó Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy. PV (tổng hợp) về tổ chức, nhân sự NỖ LỰC NHÂN ĐÔI THÀNH TÍCH Ngày 3/2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đầu xuân các đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Quốc hội. Trước những kết quả đất nước đã đạt được trong năm 2024, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng và đánh giá cao các cơ quan Quốc hội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng Đoàn Quốc hội đã giao trong năm 2024. Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá cao các đại biểu Quốc hội chuyên trách, cán bộ, công nhân viên chức, người lao động Văn phòng Quốc hội đã miệt mài làm việc để chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường lần thứ 9 sắp diễn ra. Nhấn mạnh 2025 là năm có khối lượng công việc rất lớn, đặc biệt là việc chuẩn bị cho kỳ họp bất thường và 2 kỳ họp thường kỳ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các đại biểu Quốc hội chuyên trách, cán bộ, công nhân viên chức, người lao động Văn phòng Quốc hội nỗ lực phấn đấu nhân đôi thành tích của năm 2024. Lãnh đạo Quốc hội cũng kêu gọi tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng, chung sức, chung lòng, cùng nhau thực hiện tốt việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18 của Trung ương. “Các cơ quan sau khi sắp xếp phải đoàn kết thống nhất cao. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết và thành công, thành công, đại thành công”, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ. “Dù bất cứ công việc khó khăn nào, tôi cũng mong tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chúng ta cũng phải phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức trong năm 2025 để hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nghị quyết”, ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh. TẬP TRUNG CAO ĐỘ CHO CÁC CÔNG VIỆC QUAN TRỌNG Báo cáo trước đó, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra trong không khí đầm ấm, vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Nhân dân phấn khởi, kỳ vọng về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong dịp Tết Nguyên đán, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quán triệt các cơ quan thực hiện nghiêm Chỉ thị của Ban Bí thư, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời lưu ý thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; khẩn trương trở lại làm việc bình thường sau ngày nghỉ và tập trung cao độ cho các công việc quan trọng của Quốc hội ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2025. Theo ông Tùng, trong dịp nghỉ Tết, các cơ quan vẫn tích cực tổng hợp ý kiến của Chính phủ, các cơ quan Quốc hội, nghiên cứu phương án chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật, dự thảo nghị quyết; tiếp nhận hồ sơ các dự thảo nghị quyết khác do Chính phủ gửi đến trong dịp nghỉ Tết và tổ chức nghiên cứu để làm việc với các cơ quan ngay vào những ngày làm việc đầu tiên của năm mới. Nhấn mạnh khối lượng công việc của Quốc hội năm 2025 là rất lớn, Tổng Thư ký Quốc hội mong lãnh đạo Quốc hội quan tâm, chỉ đạo các cơ quan khẩn trương triển khai và hoàn thành các nhiệm vụ được giao, triển khai sớm công tác chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. LUÂN DŨNG Chủ tịch Quốc hội mừng tuổi đầu xuân cho các đại biểu ẢNH: QH “Các cơ quan sau khi sắp xếp phải đoàn kết, thống nhất cao. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết và thành công, thành công, đại thành công”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI: Thực hiện tốt việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy trì, phân công nhiệm vụ phải bảo đảm hữu cơ, thống nhất. Các cơ quan, đơn vị tiếp tục tổ chức tốt công tác chính trị tư tưởng trong tiếp nhận và sắp xếp cán bộ lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc; trong sắp xếp trụ sở, chỗ làm việc, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn trước đây. Trên cơ sở sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, các cơ quan tư pháp và đoàn thể Trung ương, Tổng Bí thư đề nghị, Đảng bộ Quốc hội, Đảng bộ Chính phủ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội hoàn thiện thể chế, đồng thời hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội, trong đó có sắp xếp, bố trí nhân sự bên trong làm cơ sở cho các địa phương thực hiện, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong cả hệ thống chính trị. Quá trình sắp xếp cần chú ý tránh nóng vội, chủ quan, hình thức, bảo đảm thông suốt, không ách tắc trong giải quyết công việc nhưng cũng phải chống tư tưởng trì trệ; tiếp tục làm tốt công tác chính trị tư tưởng để tạo sự phấn khởi, yên tâm, đoàn kết, thống nhất thi đua hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của năm 2025 cũng như của nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, tạo tiền đề vững chắc bước vào Đại hội XIV của Đảng. PV (Theo TTXVN)

CHĂM LO TẾT ẤM NO CHO NGƯỜI DÂN Chính phủ đánh giá để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các bộ, cơ quan, địa phương, các lực lượng chức năng đã tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Các địa phương, bộ, ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, không để ai không có Tết; triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội; chú trọng các hoạt động tri ân, nghĩa tình đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Trong dịp Tết, đã hỗ trợ, tặng quà Tết cho trên 13,5 triệu lượt đối tượng với tổng kinh phí trên 7.943 tỷ đồng. Đặc biệt, nhiều địa phương tích cực triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát; nhiều người dân được đón Tết trong ngôi nhà mới. Cả nước đã hỗ trợ 6.962 căn nhà ở cho người có công với cách mạng; hỗ trợ 35.466 căn nhà ở thuộc Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hàng hóa trong dịp Tết dồi dào, bảo đảm chất lượng, giá cả ổn định, nhất là các mặt hàng thiết yếu. Sức mua hàng hóa dịp Tết ước tăng 10% so với tháng thường và so với Tết năm 2024. Các lực lượng chức năng thực hiện kế hoạch công tác, tăng cường phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; ngăn chặn hiệu quả tình trạng hàng cấm, hàng nhập lậu; trong dịp Tết Nguyên đán, không phát hiện những diễn biến bất thường. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện tốt. Giao thông vận tải cơ bản thông suốt, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông. An ninh chính trị, chủ quyền quốc gia được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Thực hiện nghiêm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong dịp Tết, toàn quốc xảy ra 411 vụ tai nạn giao thông, làm chết 191 người, 354 người bị thương, giảm từ 38 đến 40% số vụ, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông so với cùng kỳ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Hoạt động Tết Nguyên đán gắn với các hoạt động Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/19303/2/2025). Các hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra sôi động, được quản lý và tổ chức đúng quy định, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo đảm nếp sống văn minh; hoạt động du lịch tiếp tục khởi sắc, cả nước phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa. Nhân dân đã đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, nghĩa tình; mọi người, mọi nhà đều có điều kiện vui Xuân, đón Tết. Kiều bào về nước ăn Tết đông đảo và kiều bào ta ở nước ngoài tổ chức Tết vui tươi, phấn khởi. Nhiều nhà máy duy trì hoạt động, sản xuất xuyên Tết để bảo đảm đơn hàng; nhiều công trình trọng điểm quốc gia đã thi công xuyên Tết để đẩy nhanh tiến độ. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã thăm, động viên các lực lượng làm nhiệm vụ xuyên Tết trên các công trường xây dựng, cửa khẩu, đồn biên phòng… tạo khí thế lao động sản xuất sôi nổi ngay từ những ngày đầu năm mới. Chúc mừng nhân dân vừa đón Tết Ất Tỵ 2025 vui tươi, phấn khởi, nghĩa tình, lành mạnh, an toàn, “trong ấm, ngoài êm," nhà nhà có Tết, cả nước có Tết, Thủ tướng Chính phủ đánh giá trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được bảo đảm; công tác bảo đảm an sinh xã hội được thực hiện chu đáo, thiết thực; hàng hóa thị trường Tết phong phú, đa dạng, giá cả ổn định; trật tự an toàn giao thông và thông tin liên lạc được bảo đảm, thông suốt, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và thông tin tuyên truyền được tổ chức rộng khắp, mang lại đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; công tác đối ngoại được triển khai chủ động, tích cực; thực hiện nghiêm chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. “Việc tổ chức chuẩn bị, đón Tết bảo đảm vui tươi, lành mạnh, đầm ấm, tiết kiệm, nghĩa tình, an dân, an toàn, an ninh, mọi nhà đều có Tết, đạt các mục tiêu đề ra theo chỉ đạo của Ban Bí thư và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tạo khí thế sôi nổi, phấn khởi, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế, cảm hứng của cả dân tộc bước vào năm 2025," Thủ tướng khẳng định. TRIỂN KHAI 67 NHIỆM VỤ CỤ THỂ Thủ tướng Chính phủ cho biết tới đây Đảng bộ Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị đầu tiên; ngay sau Tết cũng là mùa lễ hội, cùng với triển khai các nhiệm vụ thường xuyên phải tổ chức thật tốt để người dân tham gia các lễ hội vui tươi, lành mạnh, an toàn, chống mê tín, dị đoan, lãng phí… Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm 13 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 67 nhiệm vụ cụ thể cần tập trung triển khai ngay sau Tết theo đề xuất của Văn phòng Chính phủ và các thành viên Chính phủ nhất trí. Trong đó, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu thời điểm sau Tết để kịp thời có các giải pháp cân đối cung cầu, ổn định mặt bằng giá cả thị trường; khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, phân bố cụ thể Kế hoạch đầu tư công năm 2025; rà soát, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là các dự án, công trình quan trọng quốc gia, các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đặc biệt, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông chiến lược, sân bay, cảng biển, đường cao tốc, dự án liên vùng, liên tỉnh, phấn đấu vượt mục tiêu có 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025. Các bộ, ngành thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sau khi sắp xếp tinh gọn. Các bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, tổ chức Tết trồng cây, phục hồi các hệ sinh thái, phòng, chống thiên tai, xâm nhập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ động vật hoang dã; chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, lao động, việc làm; quan tâm thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. PV 4 nThứ Ba n Ngày 4/2/2025 THỜI SỰ Chiều 3/2, ngày đầu tiên làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình Tết và triển khai nhiệm vụ trọng tâm sau Tết. Khẩn trương hoàn thành công tác lập đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2026, các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết có hiệu lực thi hành; chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung phục vụ Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XIV; tiếp tục thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 từ 8% trở lên. Sáng mùng 3/2, ngày đầu tiên làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, chúc mừng năm mới; giao nhiệm vụ cho NHNN và ngành Ngân hàng. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao kết quả công tác của ngành Ngân hàng, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, thường xuyên trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư, cùng Chính phủ, sự đồng hành của Quốc hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân, doanh nghiệp, bạn bè quốc tế để cả nước đạt được thành tựu quan trọng trong năm 2024. Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt, với nhiều nhiệm vụ quan trọng: tăng tốc, bứt phá hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8%, phấn đấu để thời gian tới tăng trưởng 2 con số; tổ chức đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng; sắp xếp tổ chức bộ máy; tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành Ngân hàng phải bám sát các nhiệm vụ này, thực hiện hiệu quả Nghị quyết 01, Nghị quyết 02 năm 2025 của Chính phủ. Trong đó, ngành Ngân hàng phải góp phần quan trọng giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn; giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay; tập trung tín dụng cho các ngành nghề, chương trình ưu tiên như Chương trình phát triển nhà ở xã hội, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; hướng tín dụng vào làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, trong đó có tín dụng cho phát triển hạ tầng; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tiếp tục xử lý các ngân hàng yếu kém, kiểm soát nợ xấu hiệu quả; tiếp tục tiên phong trong chuyển đổi số, tạo động lực, truyền cảm hứng cho các ngành khác trong chuyển đổi số, kết hợp với thực hiện Đề án 06 và xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Ngân hàng; làm tốt hơn nữa công tác truyền thông chính sách; hoàn thiện thể chế, đảm bảo bình đẳng và tạo không gian phát triển cho người dân, doanh nghiệp… Thủ tướng đề nghị các ngân hàng, nhất là các NHTM cổ phần phát huy hơn nữa tình dân tộc, nghĩa đồng bào, trách nhiệm xã hội, chia sẻ nhiều hơn với người dân, doanh nghiệp, đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Người đứng đầu Chính phủ tin tưởng kết quả công tác năm 2025 của ngành Ngân hàng sẽ cao hơn năm 2024, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng và người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no. PV Thường trực Chính phủ triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ: Tập trung triển khai 67 nhiệm vụ ngay sau Tết Ngành ngân hàng phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

5 nThứ Ba n Ngày 4/2/2025 KINH TẾ Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) thông tin, trong tháng 1, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 416 triệu USD, giảm 11,3% với tháng trước (tháng 12/2024 đạt 529 triệu USD) và giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2024 (tháng 1/2024 đạt 490 triệu USD). NHIỀU LÔ HÀNG PHẢI “GIẢI CỨU” Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu rau quả tháng 1 đạt 285 triệu USD, giảm 6,6% so với tháng trước (tháng 12/2024 đạt 304 triệu USD) và tăng 31% so với cùng kỳ năm trước (tháng 1/2024 đạt 216 triệu USD). Nguyên nhân là do các doanh nghiệp tăng nhập hàng để chuẩn bị phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Vinafruit cho biết, xuất khẩu đầu năm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với sầu riêng - mặt hàng chủ lực. Nguyên nhân chính được cho là do Trung Quốc tăng cường kiểm định chất lượng với chất vàng O và cadimi trên sầu riêng, dẫn đến tình trạng loại trái tỷ đô này ùn ứ ở kho và cửa khẩu, nhiều lô hàng phải bán với giá giải cứu trên thị trường nội địa. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cho biết đã tạm dừng bán sầu riêng sang Trung Quốc trong tháng đầu năm. Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Vinafruit cho biết, trước tình hình đó, các cơ quan chức năng Việt Nam đã nhanh chóng làm việc với giới chức Trung Quốc để nối lại hoạt động xuất khẩu sầu riêng. Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố danh sách 9 phòng kiểm nghiệm được Việt Nam và Trung Quốc công nhận đủ tiêu chuẩn cấp chứng nhận. Đây là các phòng kiểm nghiệm chất vàng O trong sầu riêng Việt Nam tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ và Cà Mau được Trung Quốc công nhận. Mỗi trung tâm có thể xét nghiệm trung bình 100 mẫu một ngày, đảm bảo nhu cầu doanh nghiệp. Đây là cơ sở để sầu riêng Việt Nam tiếp tục xâm nhập thị trường “tỷ dân” này. Không chỉ Trung Quốc, trong năm nay, nhiều thị trường khác cũng nâng tiêu chuẩn nhập khẩu. Mỹ cấm 7 hoạt chất dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và yêu cầu mã số vùng trồng, mã số đóng gói do Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp. Châu Âu tăng tỷ lệ kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật trên một số loại trái cây từ 10% lên 20%. Ông Nguyên nhận định, nếu những rào cản về kiểm định không sớm được tháo gỡ, mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD năm nay sẽ khó đạt được. Để duy trì tăng trưởng và đạt mục tiêu xuất khẩu năm 2025, ông Nguyên cho rằng, người sản xuất và doanh nghiệp cần tuân thủ quy định kiểm định mới, thắt chặt liên kết thu mua để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, hàng chế biến cần được đầu tư về mẫu mã và phù hợp tiêu chuẩn nước nhập khẩu. Dự báo trong tháng 2, kim ngạch xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm do nhu cầu tiêu thụ ít sau Tết Nguyên đán khiến rau quả tiêu thụ chậm hơn và giá thành cũng sẽ giảm. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 2 đạt khoảng 300-350 triệu USD. THANH HUYỀN Sầu riêng của Việt Nam gặp khó khăn xuất khẩu đầu năm Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, trong tháng đầu tiên của năm nay, xuất khẩu rau quả của Việt Nam bất ngờ sụt giảm tới 11,3% so với tháng trước, do nhiều nước siết chặt kiểm định về chất lượng hoa quả nhập khẩu từ Việt Nam. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 7,12 tỷ USD, tăng 27,1% so với năm 2023. Trong đó, sầu riêng là mặt hàng chủ lực khi chiếm gần 50% tổng kim ngạch rau quả, đạt trên 3,3 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD so với năm 2023. Đối với thị trường Trung Quốc, Việt Nam đứng thứ hai trong xuất khẩu rau quả sang đất nước tỷ dân này với kim ngạch hơn 4 tỷ USD. Thông tin tình hình triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại hội nghị giao ban công tác tháng 1 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 2/2025 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sáng 3/2, ông Lưu Quang Thìn, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Đẩy nhanh tiến độ thẩm tra, Đoàn khảo sát thực địa của Quốc hội dự kiến đi kiểm tra hiện trường các ngày 4 - 5/2/2025. "Dự kiến, hồ sơ dự án sẽ được hoàn thiện trình Chính phủ ngày 7/2; trình Quốc hội trước ngày 10/2; Quốc hội họp ban hành nghị quyết trước ngày 17/2;phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trong quý III/2025; hoàn thành thiết kế kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu 1 gói thầu xây lắp, khởi công dự án cuối năm 2025", ông Thìn thông tin. Theo phương án đề xuất, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được đề xuất đầu tư với tổng chiều dài hơn 403 km, đi qua 9 tỉnh, thành phố gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Điểm đầu tại vị trí kết nối ray qua biên giới giữa ga Lào Cai mới và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc), thuộc địa phận thành phố Lào Cai. Điểm cuối tại khu bến Lạch Huyện, thuộc địa phận thành phố Hải Phòng. Về cấp kỹ thuật, dự án được đầu tư là đường sắt cấp 1, đường đôi khổ 1.435mm; Tốc độ thiết kế tuyến chính dưới 200km/h. Đoạn qua khu vực đầu mối Hà Nội, tốc độ thiết kế 120km/h. Các đoạn tuyến nối, tuyến nhánh, tốc độ thiết kế 80km/h. Tốc độ khai thác giai đoạn 1 đường đơn 160km/h tàu khách và 120km/h tàu hàng. Tính toán sơ bộ, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 194.929 tỷ đồng (tương đương khoảng hơn 8 tỷ USD). PV Báo cáo Quốc hội dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng DỰ ÁN SÂN BAY LONG THÀNH: Hoàn tất giải ngân 18.200 tỷ đồng tái định cư Các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành việc giải ngân hơn 18.200 tỷ đồng nguồn vốn bố trí cho Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành, đạt gần 95% kế hoạch. Ngày 2/2, thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, đến nay các cơ quan chức năng của tỉnh đã hoàn thành công tác giải ngân hơn 18.200 tỷ đồng nguồn vốn bố trí cho Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng HKQT Long Thành, đạt gần 95% kế hoạch (theo tổng nguồn vốn được bố trí sau điều chỉnh). Số vốn còn lại của dự án chưa được giải ngân là khoảng 1.000 tỷ đồng hiện được bố trí cho 5 dự án thành phần, gồm: Công tác giải phóng mặt bằng; Dự án xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn; Dự án xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội; Dự án tái lập hệ thống hạ tầng ngoài sân bay; Đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tổ chức lại cuộc sống cho người dân vùng Dự án cảng HKQT Long Thành. Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Sân bay Long Thành được Quốc hội thông qua năm 2017 có tổng mức đầu tư gần 23.000 tỷ đồng. UBND tỉnh Đồng Nai được giao làm chủ đầu tư dự án. Trong quá trình thực hiện, do có giảm một số hạng mục nên Quốc hội đã thông qua chủ trương điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư được giảm xuống còn hơn 19.200 tỷ đồng. Đến nay, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai cũng đã xét duyệt tái định cư cho gần 5.500 hộ dân vùng Dự án Sân bay Long Thành, trong đó có gần 4.400 hộ dân đã được xét đủ điều kiện bố trí tái định cư và hơn 1.000 hộ dân không đủ điều kiện bố trí tái định cư. MẠNH THẮNG Metro TPHCM dịp Tết thu hơn 1,3 tỷ đồng/ngày Ngày 3/2, Cty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TPHCM (HURC 1, đơn vị vận hành tuyến metro số 1) đã có thông tin về tình hình phục vụ hành khách trong thời gian cao điểm Tết Nguyên đán 2025. Theo đó, trong 10 ngày cao điểm từ 24/1 đến 2/2/2025 (25 tháng Chạp đến mùng 5 Tết), tuyến metro số 1 TPHCM vận hành 1.768 chuyến tàu với hơn 760.000 lượt hành khách, bình quân có 431 hành khách/đoàn tàu. Doanh thu tạm tính trong 10 ngày là hơn 11,7 tỷ đồng. Bình quân (tạm tính) mỗi ngày, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TPHCM thu về hơn 1,3 tỷ đồng. Đại diện HURC1 cho biết, trong ngày cao điểm nhất (mùng 2 Tết), đơn vị vận hành đến 194 chuyến tàu, phục vụ hơn 120.000 lượt khách. Bình quân có 620 hành khách/đoàn tàu, doanh số trong ngày mùng 2 Tết (tạm tính) đạt hơn 1,8 tỷ đồng. Trước đó, theo ghi nhận của PV Tiền Phong, liên tục trong các ngày mùng 2, mùng 3 và mùng 4 Tết, lượng hành khách đổ về ga metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) tăng đột biến. Trong đó, tình trạng quá tải xảy ra vào ngày mùng 2 Tết. Hàng nghìn du khách xếp hàng dài mua vé, kiên nhẫn chờ 45 - 60 phút vẫn chưa thể lên tàu. HỮU HUY Ông Lưu Quang Thìn - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư - báo cáo tại hội nghị ẢNH: TẠ HẢI Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam sụt giảm Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét trước ngày 10/2/2025.

6 KHOA GIÁO n Thứ Ba n Ngày 4/2/2025 CHUYỂN SANG HỌC TRỰC TUYẾN Chị Nguyễn Thi Hương (Nam Định) cho biết, ngay trước khi nghỉ Tết nguyên đán, giáo viên dạy môn Toán của con gái ở trường THCS thông báo lớp học thêm Thứ 7 hằng tuần tại nhà chuyển sang học trực tuyến. Chị Hương lại cập rập chuẩn bị thiết bị cho con để thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. “Tại buổi họp phụ huynh hết học kì I, nhà trường yêu cầu giáo viên dừng các lớp dạy thêm ngoài trường. Ở huyện lẻ của tỉnh Nam Định, không có trung tâm bồi dưỡng văn hóa, giáo viên đều tổ chức dạy thêm tại nhà. Ngay sau khi nhà trường yêu cầu, một số môn mà con tôi đang học thêm, các giáo viên quyết định chuyển sang học trực tuyến”, chị Hương nói. Thầy M.H.A, giáo viên dạy Toán tại Hà Nội cho biết, thực hiện thông tư 29 các lớp dạy thêm ngoài trường của thầy sẽ dừng sau kì nghỉ Tết Nguyên đán. Thầy A có hai lớp dạy thêm ngoài trường tại các trung tâm bồi dưỡng văn hóa. Trong đó, có một lớp học sinh thầy đang giảng dạy trên lớp và một lớp học sinh ngoài trường. Phụ huynh đã gọi điện mong muốn thầy A sớm mở lại lớp dạy thêm, tuy nhiên, thầy A cho biết, với quy định tại thông tư mới, giáo viên phải đáp ứng các điều kiện (như phải báo cáo với người đứng đầu nhà trường, nơi đang công tác; không được dạy thêm ngoài trường có thu tiền chính học sinh đang giảng dạy trên lớp…). “Giáo viên tham gia dạy thêm ngoài trường sẽ có khó khăn khi báo cáo với người đứng đầu cơ sở giáo dục-nơi đang công tác. Bởi thông tư của Bộ GD&ĐT giao trách nhiệm cho người đứng đầu cơ sở giáo dục quản lí giáo viên đang giảng dạy trong trường tham gia dạy thêm ngoài trường. Điều này có nghĩa là họ sẽ phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra tình trạng giáo viên của trường dạy thêm không đúng đối tượng ngoài trường nên họ sẽ thận trọng khi cho phép giáo viên dạy thêm”, thầy A nói. Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho hay, trước khi Thông tư 29 có hiệu lực, nhà trường đã quán triệt tới tất cả giáo viên trong trường 3 không: không tổ chức dạy thêm trong trường; không dạy thêm ngoài trường học sinh do mình giảng dạy; không tổ chức quản lí dạy thêm ngoài trường. Cùng với đó là 2 có: bồi dưỡng học sinh giỏi tham gia đội tuyển của trường; tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho học sinh năm nay thi tốt nghiệp để đạt kết quả tốt. Hai nội dung này, nhà trường sẽ chi trả kinh phí theo quy chế chi tiêu nội bộ. Theo bà Yến, dù mức chi trả không cao, nhưng giáo viên ủng hộ và nhiệt tình tham gia. HỌC SINH CÓ KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT có những quy định mới và siết chặt việc tổ chức dạy thêm học thêm trong và ngoài trường. Nhiều trường THPT trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo dừng tổ chức dạy phụ đạo (một hình thức học thêm) trong trường cho học sinh ngay tuần đầu sau kì nghỉ Tết Nguyên đán. Anh Hoàng Anh Thư (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, ngày 2/2 (tức ngày mồng 5 Tết), giáo viên chủ nhiệm của con đang học lớp 10 Trường THPT Việt Nam - Ba Lan thông báo tuần này nhà trường đang sắp xếp thời khóa biểu học phụ đạo nên khi nào có sẽ gửi sau. Anh Thư nhìn nhận việc tạm dừng học phụ đạo có lẽ xuất phát từ quy định học thêm, dạy thêm sắp có hiệu lực. Học kì I, con anh Thư học phụ đạo 2 môn Toán, Văn tại trường với thời lượng 2 tiết/tuần/môn học. Việc dừng học phụ đạo anh Thư cũng thấy tiếc nhưng học sinh lại có thêm thời gian tập trung học chính khóa. Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, trong Thông tư 29, Bộ định nghĩa rất rõ thế nào là học thêm. Vì vậy, dạy trực tuyến hay trực tiếp chỉ là hình thức thể hiện. Giáo viên chuyển từ dạy trực tiếp sang dạy trực tuyến cũng vẫn là dạy thêm. Hiện nay đang áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT đã quy định cụ thể số tiết/môn, đưa ra các yêu cầu cần đạt với từng môn học vừa sức với học sinh. Bộ cũng giao cho các trường quyền tự chủ xây dựng kế hoạch giáo dục, thầy cô giáo chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, nhằm đạt mục tiêu của chương trình 2018. Như vậy về nguyên tắc, nhà trường, thầy cô thực hiện đúng giờ học theo quy định đã đảm bảo cho học sinh lượng kiến thức và đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình. NGHIÊM HUÊ Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm có hiệu lực đã tác động đáng kể tới giáo viên và nhà trường. Hàng loạt lớp học thêm dừng hoạt động Giờ học ngoài lớp của học sinh tiểu học Chợ Rẫy là bệnh viện hạng đặc biệt tuyến cuối trực thuộc Bộ Y tế tại khu vực phía Nam. Trong những ngày nghỉ Tết, bệnh viện vẫn hoạt động liên tục để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh đặc biệt là trường hợp cần cấp cứu từ cộng đồng. Số liệu thống kê của bệnh viện trong 9 ngày nghỉ Tết vừa qua cho thấy, trung bình mỗi ngày tại đây đã tiếp nhận 264 trường hợp nhập viện cấp cứu bao gồm bệnh nhân từ TPHCM và bệnh nhân được chuyển đến từ các tỉnh thành khác. Tổng số ca bệnh nhập viện cấp cứu dịp Tết là 2.378 trường hợp. Bệnh nhân nhập viện cấp cứu chủ yếu là do các nguyên nhân tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, đả thương, ngộ độc. Sau khi phân loại bệnh nhân, các bác sĩ đã thực hiện 362 cuộc phẫu thuật cấp cứu trong những ngày Tết. Nhận định trước tình hình nhu cầu sử dụng máu cho cấp cứu điều trị ngày Tết sẽ tăng cao, bệnh viện đã chủ động phương án dự trữ đủ đáp ứng. Dịp Tết vừa qua, tại Chợ Rẫy đã sử dụng 831 đơn vị máu cứu chữa cho người bệnh. So sánh với kỳ nghỉ Tết của năm trước, số lượng bệnh nhân nhập cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy gần tương đương nhau (năm 2024 là 2.404 bệnh nhân). Tình hình bệnh nhân bị tai nạn giao thông có xu hướng giảm cả về số người nhập viện và số người bị tai nạn liên quan đến rượu bia. Cụ thể, trong dịp Tết năm 2025 ghi nhận 399 bệnh nhân bị tai nạn giao thông, trong đó có 51 người có nồng độ cồn trong máu (Tết 2024 là 469 bệnh nhân bị tai nạn giao thông, trong đó có 84 trường hợp sử dụng rượu bia). VÂN SƠN Gần 2.400 ca cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy dịp Tết PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Giáo dục phổ thông (Bộ GD&ĐT) thông tin, một bộ phận học sinh đang phải đi học thêm chỉ nhằm không lạc lõng với bạn bè, không áy náy với thầy cô hay thậm chí vì bài kiểm tra không bị lạ lẫm. Ông Thành cho rằng, cần khắc phục tình trạng học sinh hằng ngày ken đặc lịch học từ sáng đến khuya, không có thời gian nghỉ ngơi, tự học, thẩm thấu, vận dụng kiến thức. Ngày 3/2, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán tại đây đã tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân cấp cứu và thực hiện hàng loạt cuộc phẫu thuật cho người bệnh. THÔNG TƯ DẠY THÊM, HỌC THÊM CÓ HIỆU LỰC: Các bác sĩ tại BV Chợ Rẫy đã thực hiện 362 cuộc phẫu thuật cấp cứu cho người bệnh dịp Tết

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==