“Tiết lộ” mới nhất về cấu trúc đề thi lớp 10 ở TP.HCM

“Tiết lộ” mới nhất về cấu trúc đề thi lớp 10 ở TP.HCM
HHT - Năm nay, TP.HCM sẽ không công bố đề thi minh họa vào kỳ thi lớp 10, tuy nhiên vẫn sẽ có những "gợi mở" giúp học sinh định hướng cho kỳ thi được xem là "căng" nhất cuộc đời học trò.

Thông tin từ Sở GD-ĐT TP.HCM, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 sẽ giữ ổn định hình thức thi tuyển với 3 môn thi độc lập gồm Toán, Văn và Ngoại ngữ.
 
Cấu trúc đề thi sẽ tương tự kỳ thi tuyển sinh năm học 2018 - 2019 nên TP.HCM sẽ không công bố đề thi minh họa của các môn thi. Đề thi sẽ tiếp tục thực hiện theo định hướng tăng cường tính thực tiễn, khuyến khích học sinh (HS) thể hiện khả năng tư duy, vận dụng kiến thức vào đời sống. 
 
Môn Văn đòi hỏi tư duy 
 
Cấu trúc đề thi môn Văn tuyển sinh lớp 10 sẽ không thay đổi so với năm học 2018 - 2019. Đề bao gồm 3 phần: đọc hiểu (3 điểm), nghị luận xã hội (3 điểm) và nghị luận văn học (4 điểm), với thời gian làm bài 120 phút. 

“Tiết lộ” mới nhất về cấu trúc đề thi lớp 10 ở TP.HCM ảnh 1

Tuy nhiên, ông Trần Tiến Thành, chuyên viên Văn, Sở GD-ĐT TPHCM đưa ra các lưu ý cụ thể cho HS và giáo viên. 

Phần Đọc hiểu: Các văn bản được chọn có thể là văn bản nhật dụng, văn bản nghị luận xã hội, văn bản thường thức đời sống, văn bản khoa học... Các câu hỏi được tổ chức theo các mức độ tư duy từ dễ đến khó, từ mức độ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng. 

Có thể là các câu hỏi yêu cầu phát hiện, nhận diện, giải mã từ ngữ, chi tiết, hình ảnh; câu hỏi nêu nội dung văn bản; câu hỏi yêu cầu phân tích, đánh giá, liên hệ, so sánh, sáng tạo nội dung mới... Trong các câu hỏi đọc hiểu có 1 câu hỏi về Tiếng Việt.

Ông Thành nhắc HS, khi làm các câu hỏi đọc hiểu, các em cần đọc toàn bộ văn bản để nắm nội dung. Trả lời ngắn gọn, rõ ràng theo đúng yêu cầu của đề. Tránh lan man, dài dòng không cần thiết.

Phần Nghị luận xã hội sẽ viết bài văn khoảng một trang giấy thi. HS cần đảm bảo cấu trúc bài Nghị luận xã hội đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; cần vận dụng phối hợp các thao tác lập luận vào bài làm. Nhất là các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận. Khi bàn luận, các em cũng cần rút ra bài học về nhận thức và hành động cho chính bản thân mình.

Phần nghị luận văn họa sẽ có 2 lựa chọn. Đề 1 sẽ là cách hỏi quen thuộc (phân tích, cảm nhận tác phẩm thơ, truyện trong chương trình. Từ đó đặt ra yêu cầu sáng tạo, mở rộng (liên hệ đến tác phẩm khác, liên hệ thực tế cuộc sống, làm sáng rõ một ý kiến...).

Đề 2 có cách hỏi mới hơn, gợi mở hơn. HS nên căn cứ vào việc nắm vững kiến thức và kĩ năng khi lựa chọn đề để làm. Tránh việc chọn đề theo cảm hứng ngẫu nhiên. 

Để làm tốt câu Nghị luận văn học, ông Thành nhấn mạnh, các em cần nắm vững nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm được học. Cần vận dụng thành thạo thao tác phân tích khi làm câu này. Tránh diễn xuôi, nhắc lại nội dung tác phẩm một cách máy móc.

Toán, Ngoại ngữ: Thí sinh cần biết mở rộng kiến thức

Đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, đề thi môn Toán sẽ có 8 câu hỏi bao gồm những kiến thức liên quan đến đồ thị hàm số, căn thức, phương trình và hệ phương trình, hình học không gian... 

Đặc biệt chú ý, câu hỏi về hình học không gian năm nay có thể sẽ mở rộng với kiến thức lớp 9 thông qua các nội dung về khối cầu, khối nón, khối trụ chứ không chỉ khu trú vào kiến thức của lớp 8 với hình chóp, hình lăng trụ, hình chữ nhật như năm vừa rồi. 

“Tiết lộ” mới nhất về cấu trúc đề thi lớp 10 ở TP.HCM ảnh 2
Học sinh ở TP.HCM đang bước vào mùa ôn luyện lớp 10 nhiều áp lực.

Đối với câu hỏi thực tiễn trong đề Toán, ông Dương Bửu Lộc, chuyên viên Toán, Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, trong đề thi có thể có từ 2 - 3 câu hỏi dạng này. Thang điểm dành khoảng 3 điểm cho các bài toán đề cập đến kiến thức toán hoặc có thể là Sinh học, Hóa học, Vật lý… 

Tuy vậy, sẽ không gây áp lực khiến HS phải học nhiều môn và không bắt buộc phải nhớ nhiều công thức, kiến thức chi tiết. Có thể trong đề sẽ nhắc lại công thức nhưng thí sinh cần hiểu kiến thức môn đó và vận dụng toán vào giải quyết câu hỏi.

Với hướng ra đề như trên, theo ông Lộc, HS cần học hiểu chứ không phải học dàn trải hay học thuộc lòng. 

Đề thi tiếng Anh, nội dung các câu hỏi sẽ tăng cường hơn nữa các yếu tố mang tính thực tiễn liên quan đến các chủ đề, chủ điểm có trong chương trình học. HS cần vận dụng kiến thức được học để hiểu đúng và sử dụng tiếng Anh chính xác trong các tình huống thực tế gần gũi, phù hợp tâm lý lứa tuổi. Đề thi sẽ không đặt quá nặng yêu cầu kiến thức ngữ pháp.

Đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM thông tin, đề thi phải đảm bảo quá trình đổi mới kiểm tra, đánh giá. Đề phải tính học thuật, khoa học, phù hợp xu thế nhưng sẽ không gây xáo trộn trong việc dạy và học của giáo viên và HS.

Để làm bài thi tốt, HS cần chú ý trau dồi từ vựng, trang bị từ ngữ, liên hệ bài học với thực tế cuộc sống để bài làm hiệu quả nhất. 

Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?