Tiểu hành tinh được đặt tên theo vị thần Hỗn Loạn bỗng đổi hướng, tăng tốc lao về Trái Đất

HHT - Một tiểu hành tinh lớn bằng 3 sân bóng đá mà các nhà thiên văn học từng tưởng rằng không có khả năng va phải Trái Đất bỗng nhiên đổi hướng và tăng tốc, tiến thẳng đến hành tinh của chúng ta. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi: Năm 2020 còn những chuyện gì nữa đây?

Sau đại dịch COVID-19 cùng hàng loạt hiện tượng thiên tai bất thường, đặc biệt là bão lũ xảy ra, nhiều cư dân mạng đã ngao ngán khẳng định năm 2020 hẳn là năm tệ nhất. Vậy mà dường như chưa dùng ở đó, mọi chuyện còn có thể tệ hơn nhiều khi các nhà khoa học vừa đưa ra bằng chứng mới cho thấy, một tiểu hành tinh lớn bỗng nhiên tăng tốc, lao về phía Trái Đất.

Các nhà nghiên cứu ở ĐH Thiên văn học Hawaii (Mỹ) chia sẻ quan sát cho thấy tiểu hành tinh Apophis - được đặt tên theo Thần Hỗn Loạn trong thần thoại Ai Cập - đã tăng tốc, do một vấn đề gọi là hiệu ứng Yarkovsky. Nói một cách đơn giản thì nó “thu” hơi nóng từ Mặt Trời, rồi nhả ra, tạo ra hiện tượng như lực đẩy.

Tiểu hành tinh được đặt tên theo vị thần Hỗn Loạn bỗng đổi hướng, tăng tốc lao về Trái Đất ảnh 1 Tiểu hành tinh (khoanh tròn) được đặt tên theo Thần Hỗn Loạn đang tăng tốc, hướng về Trái Đất.

Trước đây, các nhà khoa học cho rằng, khả năng thiên thạch này va chạm với Trái Đất là “không có”. Tuy nhiên, do nó mới thay đổi đường bay nên vụ va chạm có thể xảy ra vào ngày 12/4/2068, sức công phá bằng 880 triệu tấn thuốc nổ TNT.

Nhà thiên văn học Dave Tholen cùng các cộng sự đã theo dõi đường bay của Apophis từ khi họ phát hiện ra nó vào năm 2004. Nhưng dường như Apophis thích thử thách các nhà nghiên cứu, bởi giờ thì nó chẳng đi theo đường cũ hay tốc độ cũ nữa.

Tiểu hành tinh được đặt tên theo vị thần Hỗn Loạn bỗng đổi hướng, tăng tốc lao về Trái Đất ảnh 2 Hình minh họa về hiệu ứng Yarkovsky: Hơi nóng do tiểu hành tinh "nhả" ra có thể làm nó tăng tốc hoặc giảm tốc, đồng thời đổi hướng. Ảnh: NRAO.

Thậm chí, Apophis - tiểu hành tinh còn được gọi là “sát thủ toàn cầu” hay “kẻ hủy diệt” - có thể tiếp cận “cực gần” Trái Đất vào một hôm thứ Sáu ngày 13 (13/4/2029). Vào hôm ấy, con người thậm chí có thể nhìn thấy Apophis bằng mắt thường, nhưng hy vọng là nó chỉ đến gần chứ không gây va chạm.

Tiểu hành tinh được đặt tên theo vị thần Hỗn Loạn bỗng đổi hướng, tăng tốc lao về Trái Đất ảnh 3 Nếu va chạm với Trái Đất, Apophis sẽ có sức phá hủy bằng 880 triệu tấn thuốc nổ TNT.

Thực tế, không phải lúc nào các nhà thiên văn học cũng sớm dự báo được những tiểu hành tinh tiến đến gần Trái Đất. Hồi tháng 7, một tiểu hành tinh lớn bằng Kim Tự Tháp, đủ để phá hủy một thành phố, đã bay sượt qua, suýt va vào Trái Đất. Mà cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) chỉ phát hiện ra nó vào thời điểm 3 tuần trước khi nó bay ngang qua.

Tiểu hành tinh được đặt tên theo vị thần Hỗn Loạn bỗng đổi hướng, tăng tốc lao về Trái Đất ảnh 4 
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

350 con voi ở châu Phi đi thành vòng tròn rồi gục xuống: Đã tìm ra nguyên nhân

350 con voi ở châu Phi đi thành vòng tròn rồi gục xuống: Đã tìm ra nguyên nhân

HHT - Vụ việc 350 con voi thiệt mạng một cách bí ẩn ở châu Phi được các nhà khoa học gọi là một “thảm họa”. Những con voi này cứ đi thành vòng tròn trước khi gục xuống và mất mạng, khiến nhiều giả thuyết đã được đưa ra, bao gồm cả giả thuyết voi bị “nhiễm sóng của người ngoài hành tinh”. Nhưng giờ đây, sau nhiều nghiên cứu, nguyên nhân thực sự có thể đã được xác định.
Vòng tròn băng kỳ lạ xoay đều như cánh cửa xuyên không được giải thích thế nào?

Vòng tròn băng kỳ lạ xoay đều như cánh cửa xuyên không được giải thích thế nào?

HHT - Một vòng tròn băng tròn vành vạnh như được ai vẽ bằng compa đã xuất hiện trên một con sông ở Nga khiến nhiều người rất ngạc nhiên và tò mò. Đây là hiện tượng hiếm có, không nhiều người được nhìn thấy. Vậy “tác phẩm nghệ thuật của tự nhiên” này là gì và có thể được giải thích thế nào?
“Cá chép lên trời” - đám mây giống con cá đến từng chi tiết, là hiện tượng gì?

“Cá chép lên trời” - đám mây giống con cá đến từng chi tiết, là hiện tượng gì?

HHT - Sự xuất hiện của một đám mây giống hệt con cá - giống tới từng chi tiết nhỏ - khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí xem ảnh còn cảm thấy như ảnh ghép. Người ta cũng liên tưởng tới hình tượng “cá chép bay lên trời”, vốn rất phổ biến trong văn hóa phương Đông. Vậy “cá chép đỏ” trên bầu trời có thể được giải thích thế nào?