Tìm ra nơi có tất cả nền tảng sự sống như Trái Đất

0:00 / 0:00
0:00
Trước khi bị hành tinh khổng lồ nuốt chửng, tàu Cassini của NASA đã kịp thu thập đủ bằng chứng cho thấy gần chúng ta có một thế giới dễ sống như Trái Đất.

Đó là một thế giới gây hoài nghi từ lâu đối với NASA. Cơ quan vũ trụ này thậm chí đang đầu tư một con rắn robot để phóng lên đó tìm sự sống. Nó là Enceladus, mặt trăng lớn thứ 6 của Sao Thổ.

Tìm ra nơi có tất cả nền tảng sự sống như Trái Đất ảnh 1

Enceladus và tàu Cassini - Ảnh đồ họa: NASA

Theo Universe Today, nghiên cứu mứi dẫn đầu bởi TS Daniel Muratore từ Viện Santa Fe (Mỹ) đã tập trung vào việc tìm kiếm amoniac và phốt pho vô cơ trong đại dương của Enceladus.

Những thứ này được xác định là đóng vai trò quan trọng trong việc Trái Đất có sự sống, nhưng là những mảnh ghép còn thiếu nơi Enceladus.

Mặt trăng khổng lồ này vốn được biết đến là có một đại dương ngầm bên dưới vỏ băng, được sưởi ấm bằng nhiều yếu tố, có hệ thống thủy nhiệt - thứ mà trên Trái Đất là "suối nguồn sự sống" của đại dương.

Tìm ra nơi có tất cả nền tảng sự sống như Trái Đất ảnh 2

Enceladus có một lớp vỏ băng giá bao bọc đại dương ngầm - Ảnh: NASA

Một số công bố trước đây của NASA cho biết thiên thể bí ẩn này đã nhiều lần phun trúng tàu Cassini những cột hơi nước, nơi nó để lộ các hợp chất như carbon dioxide, hơi nước và carbon monoxide.

Các cột hơi nước này còn chứa ni-tơ phân tử, hydrocarbon đơn giản và các hóa chất hữu cơ phức tạp.

Chính chúng đã khiến NASA tin tưởng về khả năng có sinh vật sống của hành tinh, chỉ còn thiếu vài mảnh ghép.

Sự kết hợp giữa phân tích lý thuyết và việc mô hình hóa hệ sinh thái và trao đổi chất trong đại dương Enceladus, các nhà khoa học đã chỉ ra những bằng chứng cho thấy một tỉ lệ hợp lý của phốt pho và amoniac bên trong đại dương ngầm.

Thậm chí nó còn đại được cái gọi là "tỉ lệ Redfield", tức tỉ lệ phù hợp giữa nồng độ carbon, ni-tơ và phốt pho được đề xuất ban đầu bởi nhà hải dương học người Mỹ Alfred Redfield từ năm 1934.

Tỉ lệ Redfield đại diện cho các đại dương có thể sống được của Trái Đất, đồng thời thể hiện hoạt động sinh học đa dạng của đại dương đó.Vì vậy, bất cứ nơi nào đạt được tỉ lệ đó, nơi đó có thể dễ sống như Trái Đất.

Phân tích kỹ lưỡng hơn dữ liệu của Cassini về các cột hơi nước phun trúng nó, các nhà khoa học Mỹ tìm ra điều tương tự.

"Những báo cáo về phốt pho này tiếp nối công việc trước đó xác định nhiều thành phần nguyên tố của sự sống trên cạn (carbon, ni-tơ, hydro, oxy) từ chùm hơi nước của Enceladus" - TS Muratore nói.

Nhiều phân tích hơn nữa cho thấy đại dương Enceladus chứa nhiều hóa chất phổ biến đối với sinh vật sống như tiền chất axit amin, ammonium và hydrocarbon.

Nhóm nghiên cứu kết luận đại dương của mặt trăng này có thành phần hóa học phong phú và nhiều hóa chất phản ánh thành phần hóa học của sự sống.

Đặc biệt, có bằng chứng cho thấy Enceladus có tồn tại quá trình tạo methane. Quá trình tạo methane ở Trái Đất diễn ra trong hơn 3 tỉ năm, được thực hiện bởi các cổ khuẩn. Và cổ khuẩn là sinh vật sống.

Tàu vũ trụ Cassini nắm bắt được các bằng chứng quý giá này đã kết thúc sứ mệnh vào năm 2017 bằng cú lao mình vào bầu khí quyền dày đặc của Sao Thổ.

Tuy nhiên nó đã kịp để lại rất nhiều dữ liệu về hành tinh này và các "mặt trăng sự sống" như Enceladus và Titan, một bộ dữ liệu khổng lồ có thể phục vụ các nghiên cứu trong nhiều thập kỷ.

Theo Người Lao động
MỚI - NÓNG
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
TPO - Kết thúc kỳ nghỉ lễ 5 ngày, chứng khoán trong nước sẽ trở lại giao dịch vào ngày mai (2/5). Dù VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm, nhưng chuyên gia cho rằng nhịp điều chỉnh chưa xác nhận kết thúc. Thị trường sẽ có các nhịp rung lắc, nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu lớn có thể tranh thủ nhịp hồi phục sắp tới để cơ cấu, hạ tỷ trọng về mức an toàn.