Tin COVID-19 ngày 18/7: Số ca nhiễm trên cả nước 5887 ca, Hà Nội yêu cầu người dân ở nhà

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Theo Bộ Y Tế, tổng số ca nhiễm trong ngày 18/7 trên cả nước lên đến 5887 ca. Hà Nội yêu cầu người dân ở nhà, tạm dừng mọi dịch vụ không thiết yếu từ 0h ngày 19/7/2021.

Từ 0h ngày 19/7, Hà Nội yêu cầu người dân ở nhà, tạm dừng tất cả các dịch vụ không thiết yếu

Chiều nay 18/7, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 7 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số mắc trong ngày lên 37 trường hợp. Đáng chú ý, có một gia đình gồm 5 người đi khám, phát hiện dương tính SARS-CoV-2. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu áp dụng các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 kể từ 0h ngày 19/7 trên địa bàn toàn thành phố, bao gồm:

- Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần.

- Thực hiện nghiêm 5K, giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tụ tập quá 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện... Khuyến khích mọi người dân sử dụng thương mại điện tử, giao hàng tại nhà.

- Dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ được hoạt động bao gồm: nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, điện, nước, nhiên liệu, xăng, dầu...).

- Các cửa hàng dịch vụ ăn uống chỉ bán hàng mang về, cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển; xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... yêu cầu bắt buộc khai báo y tế bằng mã QR Code.

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu/cụm công nghiệp phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch, có các phương án đáp ứng khi có ca mắc tại cơ sở, thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 hằng ngày, cập nhật đánh giá an toàn COVID-19; chịu trách nhiệm trước chính quyền.

- Đối với các cơ quan, công sở của Thành phố và Trung ương đóng trên địa bàn, các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn (bao gồm cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài) chủ động xây dựng phương án làm việc 50% trực tuyến, chia ca.

Tin COVID-19 ngày 18/7: Số ca nhiễm trên cả nước 5887 ca, Hà Nội yêu cầu người dân ở nhà ảnh 1

(Ảnh minh họa: TPO)

- Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, chợ đầu mối trên địa bàn tổ chức sắp xếp, chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho người dân trên địa bàn.

- Hạn chế tối đa việc di chuyển từ Hà Nội đến các tỉnh, thành phố khác và ngược lại; tổ chức lại các hoạt động vận tải, đảm bảo giao thương, cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu và phục vụ sản xuất và đảm bảo theo yêu cầu phòng chống dịch của Thành phố.

- Người từ các tỉnh, thành phố khác di chuyển về Thủ đô thực hiện khai báo y tế ngay khi di chuyển vào địa bàn Thành phố; lập tức thông tin và ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống dịch với chính quyền cơ sở.

- Đối với công nhân, người lao động lưu trú trên địa bàn Thành phố và người lao động từ các tỉnh, thành phố khác tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố và vùng lân cận phải đăng ký với chính quyền địa phương (nơi có công nhân, người lao động, chuyên gia cư trú; nơi có trụ sở các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan…).

- Đối với các phương tiện vận tải hàng hóa từ các tỉnh, thành phố khác chỉ giao hàng tại nơi đã đăng ký, thông báo với chính quyền cơ sở, khai báo y tế bắt buộc các địa điểm di chuyển.

- Giảm 50% công suất hoạt động và 50% số ghế trên phương tiện vận chuyển hành khách công cộng.

- Bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất; không "ngăn sông cấm chợ".

- Tạm thời không tổ chức đám cưới; đám tang tổ chức không quá 30 người và phải được cơ quan y tế tại nơi tổ chức giám sát nghiêm ngặt.

- Việc tổ chức các hoạt động hội họp, sự kiện chính trị quan trọng của Trung ương trên địa bàn do Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Trung ương quyết định.

Cả nước ghi nhận 5.887 ca mắc COVID-19, riêng TP.HCM có 4.692 ca

Trong ngày 18/7, Việt Nam ghi nhận 5.926 ca mắc mới:

- 5.887 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (4.692), Bình Dương (345), Đồng Nai (147), Đồng Tháp (101), Long An (89), Khánh Hoà (60), Phú Yên (55), Đà Nẵng (46), Tây Ninh (42), Hà Nội (42), Bà Rịa - Vũng Tàu (41), Vĩnh Long (38), Bình Thuận (37), Tiền Giang (31), Cần Thơ (26), Kiên Giang (19), Bến Tre (17), Hưng Yên (13), Bình Phước (7), Bình Định (6), Nghệ An (5), Sóc Trăng (4), Bắc Ninh (4), Quảng Ngãi (4), Ninh Thuận (4), An Giang (3), Bắc Giang (2), Hà Nam (2), Đắk Nông (1), Lâm Đồng (1), Thừa Thiên Huế (1), Đắk Lắk (1), Hải Phòng (1); trong đó 4.960 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

- 39 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP.HCM (17), Tây Ninh (9), Quảng Nam (6), Hải Phòng (2), Hải Dương (1), Bắc Kạn (1), Thanh Hoá (1), Kiên Giang (1), Khánh Hoà (1).

Bộ trưởng Bộ Y tế: Chuẩn bị sẵn sàng cho "kịch bản xấu và xấu hơn"

Trong cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 sáng 18/7, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam tiếp tục có xu hướng diễn biến phức tạp. Hiện, ngành y tế đang tập trung chuẩn bị tích cực, đồng bộ, ưu tiên giảm số ca bệnh nặng, hạn chế ca tử vong, đặc biệt đối với những người có bệnh lý nền, cao tuổi, chạy thận nhân tạo.

Bộ trưởng cho hay, đang áp dụng mô hình tháp 3 tầng điều trị. Tầng 1 dành cho bệnh nhân không triệu chứng, tầng 2 là những bệnh nhân có triệu chứng, nguy cơ diễn biến nặng. Tầng 3 điều trị những bệnh nhân nặng và nguy kịch.

Ông cho biết, tại TP.HCM, Bệnh viện hồi sức COVID-19 đặt tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 đã được thiết lập, có công suất 1.000 giường, với cơ chế điều hành của bệnh viện Trung ương hạng Đặc biệt. Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy được chỉ định làm Giám đốc Bệnh viện này.

"Bộ Y tế ưu tiên tối đa trang thiết bị vật tư y tế, nhân lực tinh túy nhất để đưa về bệnh viện này, tối ưu hóa điều trị tất cả trường hợp thở máy trên toàn thành phố, quyết giữ cho bằng được mặt trận này", Bộ trưởng Long nói.

Tin COVID-19 ngày 18/7: Số ca nhiễm trên cả nước 5887 ca, Hà Nội yêu cầu người dân ở nhà ảnh 2

(Ảnh minh họa: TPO)

Tuần qua, Bộ đã tổ chức hội nghị trực tuyến với tất cả các tỉnh, thành phố để chuẩn bị sẵn sàng cho "kịch bản xấu và xấu hơn". Tại cuộc họp này, Bộ trưởng yêu cầu tất cả bệnh viện hạng 2, hạng 3 (tuyến huyện và tương đương) buộc phải thiết lập hệ thống oxy trung tâm, kiểm soát lại toàn bộ quá trình thiết lập, chuẩn bị các giường hồi sức.

Các bệnh viện tuyến tỉnh thiết lập tối thiểu 50 giường cấp cứu, hồi sức tích cực để điều trị bệnh nhân nặng theo phân tầng điều trị. Ngoài ra Bộ Y tế thành lập các trung tâm hồi sức tích cực tại các khu vực.

"Đợt dịch này không như các lần trước, Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đang chuẩn bị cho 'kịch bản xấu và xấu hơn'", GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Tin COVID-19 ngày 18/7: Số ca nhiễm trên cả nước 5887 ca, Hà Nội yêu cầu người dân ở nhà ảnh 5
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Trailer bom tấn hoạt hình “Arcane 2” hé lộ loạt chi tiết thú vị lần đầu lộ diện
Trailer bom tấn hoạt hình “Arcane 2” hé lộ loạt chi tiết thú vị lần đầu lộ diện
HHT - Trailer mùa 2, cũng là mùa cuối của bom tấn hoạt hình “Arcane” (chuyển thể dựa trên game Liên Minh Huyền Thoại) khiến các fan đứng ngồi không yên. Mọi bí ẩn sắp được hé lộ trong cuộc chiến cuối cùng, và đây là một số chi tiết thú vị đã xuất hiện trong trailer, tạo nên các chủ đề bàn tán sôi nổi.

Có thể bạn quan tâm