Tín dụng cho sinh viên: Gỡ nút thắt chính sách

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Hiện nay chính sách tín dụng cho sinh viên mới chỉ hướng đến đối tượng là giúp sinh viên nghèo khó khăn vay vốn tại ngân hàng chính sách. Trong khi đó, đối tượng muốn vay vốn đi học không chỉ có sinh viên nghèo. Điều này đang đặt ra cho các trường đại học (ĐH) bài toán về cân bằng nguồn lực tài chính của người học và học phí.

Học phí không ngừng tăng

Nghị định 81 của Chính phủ về cơ chế học phí cho học sinh, sinh viên giai đoạn 2021 – 2025 có hiệu lực từ năm 2021. Nhưng đến nay chưa triển khai do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, từ năm nay, dự định sẽ áp dụng mức học phí mới, tuy không tăng cao đột ngột theo lũy tiến cộng dồn 3 năm nhưng cũng là 2 năm. Vì vậy học phí là gánh nặng với nhiều sinh viên gia đình có thu nhập trung bình, trung bình khá ở vùng ngoại thành.

Theo quy định, học phí sẽ tăng dần đều hằng năm 10%. Như vậy học phí năm học cuối (năm thứ tư) tăng gần 45% so với năm thứ nhất.

Hiện nay chỉ có chính sách tín dụng giúp sinh viên nghèo khó khăn vay vốn tại ngân hàng chính sách theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg.

Tín dụng cho sinh viên: Gỡ nút thắt chính sách ảnh 1

Tân sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội nhập học năm 2023. Ảnh:HMU

Nhu cầu vay vốn của sinh viên lớn

Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TPHCM cho rằng chính sách này chưa phát huy hiệu quả do nhiều lý do khác nhau. Trong đó, đối tượng điều chỉnh của chính sách này khá hẹp, chưa đa dạng phương thức cho vay, thủ tục cho vay, hầu như chỉ tập trung ngân hàng chính sách. Tập trung chủ yếu cho vay tín chấp, người đi vay không có tài sản đảm bảo, không phải là người trực tiếp sử dụng vốn vay. Thời hạn vay vốn khá ngắn, đã ảnh hưởng đến tính hiệu lực của chính sách tín dụng sinh viên. Bởi, nhiều trường hợp sinh viên ra trường chưa có việc làm là đã hết hạn hợp đồng vay.

Quy trình tín dụng được đánh giá là gây khó khăn, làm mất nhiều thời gian cho cả người vay và người đi vay do mỗi hồ sơ phải qua 2 lần bình xét, phê duyệt. Riêng thủ tục bình xét đối tượng vay vốn tại địa phương có thể lên đến hàng tháng vì các Tổ tiết kiệm và vay vốn phải tập hợp nhiều hồ sơ mới làm thủ tục một lần. Các cơ sở giáo dục chưa chủ động hoạt động cấp tín dụng cho sinh viên do khung pháp lý còn chưa rõ ràng.

Kết quả khảo sát nhu cầu tín dụng của sinh viên các trường đại học thành viên tại Đại học Quốc gia TPHCM cho thấy tỷ lệ nhu cầu vay tín dụng chiếm hơn 22%. Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu tín dụng không chỉ giới hạn ở nhóm sinh viên thuộc gia đình khó khăn, chính sách, mà ở cả các sinh viên có hoàn cảnh bình thường, không phân biệt theo trường, hay theo chuyên ngành, hay theo hệ đào tạo.

Mặt khác, mục đích vay của sinh viên cũng rất đa dạng, nhóm nghiên cứu tổng hợp và phân loại vào 3 nhóm chính: vay đóng học phí, vay trả tiền nhà trọ, và vay cho sinh hoạt phí. Trong đó tỷ lệ sinh viên vay tiền đóng học phí và vay tiền chi trả sinh hoạt phí có tỷ lệ cao nhất, chiếm gần 75%.

Trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát, có 13,56% gặp tình trạng khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, chỉ một nửa trong số này là có nhu cầu đi vay (232/436 sinh viên). Phân tích sâu hơn nhóm sinh viên có nhu cầu vay do đang gặp khó khăn về tài chính, có hơn 55% gặp khó khăn do tai nạn, bệnh tật, hỏa hoạn và dịch bệnh; tiếp đến là nhóm sinh viên mồ côi cha hoặc mẹ hoặc mồ côi cả cha và mẹ chiếm hơn 17%; nhóm sinh viên còn lại rơi vào diện chính sách khác và hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Đối với phương thức cho vay, theo kết quả khảo sát cho thấy có 47,15% sinh viên muốn tự mình đứng tên vay vốn và được một đơn vị tại nơi học tập bảo lãnh (Quỹ Phát triển của Đại học Quốc gia TPHCM). Nhóm sinh viên tiếp theo (43,95%) lựa chọn phụ huynh như người bảo lãnh cho mình đứng tên vay vốn, chỉ một số ít sinh viên (8,90%) mong muốn được phụ huynh thay mình trực tiếp đứng tên vay vốn.

Cần mở rộng đối tượng cho vay

Qua đó, nhóm nghiên cứu khẳng định hầu hết sinh viên muốn tự đứng tên vay (91%) và được bảo lãnh bởi một bên thứ ba (Quỹ Phát triển hoặc phụ huynh). Mặt khác, số sinh viên lựa chọn Quỹ Phát triển để bảo lãnh cũng nhiều hơn so với lựa chọn phụ huynh dù tỷ lệ giữa hai hình thức bảo lãnh này không chênh lệch nhau đáng kể. Từ đó, có thể thấy sinh viên thường không muốn gia đình can thiệp hoặc biết đến việc vay tín dụng hoặc các vấn đề cá nhân khác của mình.

Tín dụng sinh viên được phát triển nhằm tạo thêm kênh tài chính, nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính trong quá trình học tập, đào tạo của người học. Chính sách tín dụng sinh viên góp phần giảm tình trạng bất bình đẳng trong giáo dục, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cho mọi sinh viên dù có hoàn cảnh khó khăn vẫn có thể theo học các bậc học khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân. Do vậy, việc hoàn thiện chính sách vay tín dụng để mở rộng nguồn vay cho người học là vô cùng cần thiết để có những mô hình mới, phương thức mới phù hợp với thực tiễn.

Từ kết quả khảo sát thực tế tại các trường Đại học thành viên của Đại học Quốc gia TPHCM, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị chính đề hoàn thiện chính sách tín dụng cho sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, tín dụng sinh viên có rủi ro lớn và theo khuôn khổ pháp lý hiện hành của Việt Nam, chưa có cơ chế hỗ trợ rủi ro này. Tham khảo kinh nghiệm từ các nước đã vận hành mô hình tín dụng sinh viên từ lâu, con số vốn cho vay không thu hồi được lên đến 20% doanh số cho vay. Vì thế, chủ yếu nguồn vốn cho vay được cấp từ ngân sách nhà nước cùng với cơ chế cấp bù rủi ro. Do vậy, các vấn đề liên quan đến việc cấp bù lãi suất, phòng ngừa rủ ro cũng như cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các nên liên quan cần được tiếp tục nghiên cứu, tính toán kỹ để có các quy định cụ thể. Những đề xuất này nằm trong tham luận tham gia Hội thảo Thúc đẩy hoạt động thanh toán thẻ và xu hướng thanh toán tương lai, nằm trong chuỗi các sự kiện của Ngày Thẻ Việt Nam 2023 được tổ chức tại Hà Nội ngày 26/9/2023.

Tín dụng cho sinh viên: Gỡ nút thắt chính sách ảnh 2
MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

SVVN - 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' 2021 Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên có mặt tại Học viện Ngoại giao để tham dự chương trình đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên ASEAN về chủ đề 'Thanh niên ASEAN - Tương lai ASEAN: Vai trò của Thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN'. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ 'Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024'.
Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.