Tín hiệu vô tuyến lạ được phát hiện từ hành tinh giống Trái đất

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Từ trường của Trái đất bảo vệ sự sống trên hành tinh của chúng ta và các nhà thiên văn học vừa tìm thấy bằng chứng về từ trường trên một hành tinh đá cách Trái đất 12 năm ánh sáng.
Tín hiệu vô tuyến lạ được phát hiện từ hành tinh giống Trái đất ảnh 1

Minh họa về gió mặt trời tương tác với từ trường của Trái đất trong một cơn bão mặt trời.

Từ trường đặc biệt thú vị đối với các nhà thiên văn học vì chúng là một phần quan trọng trong việc tạo ra một hành tinh có thể ở được. Nếu không có từ trường, các hạt năng lượng từ một ngôi sao có thể làm xói mòn bầu khí quyển của một hành tinh, tước bỏ lớp khí có thể hỗ trợ sự sống.

Trên Trái đất, từ trường bảo vệ các sinh vật sống khỏi tia nắng mặt trời, kéo kim la bàn về phía bắc và thậm chí tạo ra cực quang tuyệt đẹp. Các thế giới khác trong hệ mặt trời của chúng ta cũng có từ trường - nhưng còn các hành tinh giống Trái đất xung quanh các ngôi sao khác thì sao?

Các quan sát gần đây từ kính viễn vọng vô tuyến Mảng Rất Lớn (VLA) ở bang New Mexico, Mỹ đã tiết lộ bằng chứng về từ trường trên hành tinh đá YZ Ceti b, quay quanh một ngôi sao cách Trái đất khoảng 12 năm ánh sáng.

Jackie Villadsen, một nhà thiên văn học tại Đại học Bucknell ở Lewisburg, Pennsylvania, Mỹ, cho biết đây thực sự có thể là phát hiện đầu tiên về từ trường trên một hành tinh đá và nó giúp chúng ta tìm hiểu thêm về sức mạnh của sóng vô tuyến từ một hành tinh ngoài Trái đất.

Tuy nhiên, YZ Ceti b không phải là một hành tinh có thể ở được. YZ Ceti b ở khá gần ngôi sao của nó - quá gần để có nhiệt độ dễ chịu cho sự sống - và nó cũng quay quanh với tốc độ một năm của nó chỉ bằng hai ngày trên Trái đất.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn lạc quan rằng, những phát hiện này có thể dẫn đến những bước đột phá trong tương lai trong việc tìm kiếm các ngoại hành tinh có thể sinh sống được.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG