“Chính quyền, công dân và doanh nghiệp thành phố Tokyo không được phép phân biệt dựa trên sự đa dạng cơ sở giới tính và khuynh hướng tính dục” - trích điều luật mới thông qua để bảo vệ quyền lợi cho LGBTQ+.
![]() |
Chính quyền Tokyo cũng cam kết: “(…) sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ nhân quyền và sự đa dạng ở bất kì đâu trong thành phố.”
Từ năm 2014, đáp ứng luật ngắn hạn chống phân biệt đồng tính diễn ra ở Nga cho Thế Vận Hội Mùa Đông Sochi, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã luôn đảm bảo các thành phố đăng cai trong tương lai phải có luật cấm phân biệt đối xử đối với các xu hướng tính dục khác nhau.
![]() |
Kanae Doi - giám đốc tổ chức của tổ chức Nhân quyền ở Nhật Bản - cho biết: “Chính quyền cần có những hành động chấm dứt việc phân biệt đối xử với LGBTQ+ một cách triệt để, đặc biệt ở các trường học, nơi làm việc và các chính sách khác để thay đổi suy nghĩ của mọi người.”
![]() |
Trước đó, Nhật Bản không hề có một luật nào hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới hay luật cấm phân biệt đối xử đối với đa dạng khuynh hướng tính dục. Nhật Bản cũng bắt buộc Transgender (người chuyển giới) phải tiến hành phẫu thuật để có được thẻ ID mang giới tính mới.
![]() |
Dù vậy trong những năm gần đây, chính phủ Nhật Bản đã có những bước tiến mới trong việc bảo vệ quyền lợi cho LGBTQ+. Thậm chí, vào năm 2016, Bộ Giáo Dục Nhật đã ban hành sách hướng dẫn cho giáo viên để cung cấp kiến thức nhất định và đối xử với học sinh LGBTQ+. Cùng năm đó, Nhật cũng đã cùng Mỹ và Hà Lan tổ chức hội nghị chống bắt nạt LGBTQ+.
![]() |
Có thể nói, những sự kiện trên là những dấu hiệu đáng mừng cho cộng đồng LGBTQ+ ở Nhật Bản. Mọi người đã có thể thoải mái hơn về xu hướng tính dục của mình - một trong những điều mà thế hệ Z đang hướng tới: Tôn trọng sự khác biệt.