Toàn cảnh đường huyết mạch dài hơn 61km sắp giao Bình Dương quản lý

TPO - Tuyến quốc lộ 13 qua tỉnh Bình Dương dài hơn 61km, điểm đầu giáp TPHCM và điểm cuối giáp tỉnh Bình Phước sẽ trở thành đường địa phương. Ngành chức năng đang hoàn tất các thủ tục để bàn giao và tiếp quản.
Toàn cảnh đường huyết mạch dài hơn 61km sắp giao Bình Dương quản lý ảnh 1

Quốc lộ 13 từ TPHCM (giao Quốc lộ 1A) qua địa bàn tỉnh Bình Dương đến Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư thuộc tỉnh Bình Phước (đi qua 3 tỉnh/thành phố) dài 142,2 km.

Toàn cảnh đường huyết mạch dài hơn 61km sắp giao Bình Dương quản lý ảnh 2

Đoạn Km 0+000 - Km 1+248 qua địa bàn TPHCM dài 1,2 km đã chuyển thành đường đô thị và điều chuyển cho TPHCM; đoạn Km 1+248 - Km 62+600 qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài 61,3 km hiện đang được Bộ GTVT bàn giao cho UBND tỉnh Bình Dương để tổ chức đầu tư xây dựng và khai thác, bảo trì theo hình thức BOT.

Toàn cảnh đường huyết mạch dài hơn 61km sắp giao Bình Dương quản lý ảnh 3

Đoạn Km 62+600 - Km 142+200 qua địa bàn tỉnh Bình Phước, dài 79,6 km (gồm 58,2 km thuộc dự án đầu tư theo hợp đồng BOT do UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền; các đoạn còn lại được Cục Đường bộ Việt Nam ủy quyền cho Sở GTVT Bình Phước trực tiếp quản lý).

Toàn cảnh đường huyết mạch dài hơn 61km sắp giao Bình Dương quản lý ảnh 4

Bộ GTVT đã có kiến nghị Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương thành đường địa phương như kiến nghị của UBND tỉnh Bình Dương.

Toàn cảnh đường huyết mạch dài hơn 61km sắp giao Bình Dương quản lý ảnh 5

Bộ GTVT cũng đề xuất giao Bộ này cập nhật điều chỉnh trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt theo quy định, đồng thời tổ chức thực hiện các thủ tục điều chỉnh Quốc lộ 13 theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Toàn cảnh đường huyết mạch dài hơn 61km sắp giao Bình Dương quản lý ảnh 6

Theo đánh giá của Bộ GTVT, để tạo điều kiện cho địa phương được chủ động, thuận lợi trong đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển đô thị dọc tuyến thì việc điều chỉnh Quốc lộ 13 thành đường địa phương là cần thiết và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Toàn cảnh đường huyết mạch dài hơn 61km sắp giao Bình Dương quản lý ảnh 7

Quốc lộ 13tuyến giao thông huyết mạch nối từ TPHCM đến các tỉnh Tây Nguyên, do đó lưu lượng phương tiện qua đây rất đông.

Toàn cảnh đường huyết mạch dài hơn 61km sắp giao Bình Dương quản lý ảnh 8

Sau khi tiếp nhận bàn giao quốc lộ 13, tỉnh Bình Dương sẽ chịu trách nhiệm nâng cấp, tu sửa, đảm bảo an toàn giao thông.

Toàn cảnh đường huyết mạch dài hơn 61km sắp giao Bình Dương quản lý ảnh 9

Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 từ 6 làn lên 8 làn sẽ thu hồi đất một chiều theo hướng từ TPHCM đến Bình Dương. Trong ảnh là hướng từ Bình Dương đi TPHCM sẽ được giữ nguyên.

Toàn cảnh đường huyết mạch dài hơn 61km sắp giao Bình Dương quản lý ảnh 10

Cổng chào tỉnh Bình Dương hướng từ TPHCM đến Bình Dương.

Toàn cảnh đường huyết mạch dài hơn 61km sắp giao Bình Dương quản lý ảnh 11

Quốc lộ 13 được tỉnh Bình Dương đặt tên gọi Đại Lộ Bình Dương.

Toàn cảnh đường huyết mạch dài hơn 61km sắp giao Bình Dương quản lý ảnh 12

Tại tỉnh Bình Dương, địa phương này đã triển khai Dự án đầu tư Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, khởi công vào tháng 4/2022, đoạn từ cổng chào Bình Dương (TP Thuận An) đến TP Thủ Dầu Một với chiều dài khoảng 12,7km, tổng mức đầu tư 1.367 tỷ đồng theo hình thức BOT, do Tổng công ty Becamex IDC làm chủ đầu tư.

Toàn cảnh đường huyết mạch dài hơn 61km sắp giao Bình Dương quản lý ảnh 13

Tỉnh Bình Dương đang thi công mở rộng quốc lộ 13 từ 6 làn lên 8 làn.

Toàn cảnh đường huyết mạch dài hơn 61km sắp giao Bình Dương quản lý ảnh 14

Vào giờ cao điểm, quốc lộ 13 nhiều điểm xảy ra ùn ứ, do đó việc nâng cấp từ 6 làn lên 8 làn là cần thiết.

Toàn cảnh đường huyết mạch dài hơn 61km sắp giao Bình Dương quản lý ảnh 15

Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương được nâng cấp, mở rộng từ 6 làn xe lên 8 làn xe nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, ngập úng, tạo điều kiện thông thương hàng hóa.

Tin liên quan