Top 20 ngành học tưởng cực xịn với Gen Z nhưng lại khó xin việc nhất hiện nay

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Theo đánh giá của nhiều "dân trong nghề", những ngành học tưởng chừng như rất "hot" này lại hạn chế cơ hội nghề nghiệp của các Gen Z trong tương lai. 

Chọn ngành học luôn là vấn đề nan giải khiến nhiều Gen Z đau đầu trước thềm kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Dù rằng sau khi tốt nghiệp, Gen Z hoàn toàn có thể làm trái ngành, nhưng nhiều bậc phụ huynh lại không chấp nhận điều đó.

Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, xu hướng phát triển của xã hội đã thay đổi, đặt ra câu hỏi về những ngành nghề có thể trở nên "lỗi thời" trong tương lai.

Quảng cáo

Hầu hết sinh viên chọn học chuyên ngành Quảng cáo đều có dự định sẽ theo đuổi mảng tiếp thị kỹ thuật số, thương mai điện tử... Tuy nhiên, sẽ không dễ để có mức lương "8 con số 0" nếu bạn không có kiến thức chuyên sâu, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng về lĩnh vực đó.

Top 20 ngành học tưởng cực xịn với Gen Z nhưng lại khó xin việc nhất hiện nay ảnh 1

Ngành Quảng cáo thay đổi chóng mặt nên dễ bị tụt hậu nếu không cập nhật kiến thức liên tục.

Sinh viên chuyên ngành Quảng cáo sẽ theo học các lớp về cách quảng bá sản phẩm và bán hàng qua các phương tiện truyền thông như mạng xã hội, truyền hình và biển quảng cáo. Những khía cạnh thu hút khách hàng nhất của quảng cáo, bao gồm cả màu sắc và thiết kế cũng được đưa vào chương trình dạy.

Thế nhưng, chính vốn kiến thức này sẽ hạn chế cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Những người tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành này có thể tìm được việc làm tại các công ty quảng cáo, nhưng sẽ có rất ít nhà tuyển dụng khác nhận họ. Và cũng không dễ để sinh viên ngành này có thể "nhảy việc" ngay lập tức sang một lĩnh vực khác.

Truyền thông

Thông thường, sinh viên ngành Truyền thông sẽ học cách nghiên cứu khoa học về truyền thông, làm cho truyền thông dễ tiếp cận hơn với đại chúng, thúc đẩy các biện pháp truyền thông hiệu quả... Ngoài ra còn có các lớp về hùng biện bằng lời nói và hình ảnh, cách quảng bá thông điệp của mình một cách tốt nhất.

Truyền thông là một lĩnh vực quá rộng nên ngành học sẽ không có trọng tâm cụ thể. Mặc dù điều này nghe có vẻ khả quan, nhưng trên thực tế, chính việc học quá rộng sẽ gây khó khăn khi tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Những người có bằng truyền thông thường làm việc trong các lĩnh vực như báo chí, tiếp thị và quản trị kinh doanh.

Top 20 ngành học tưởng cực xịn với Gen Z nhưng lại khó xin việc nhất hiện nay ảnh 2

Ngành học có nội dung kiến thức quá rộng cũng không dễ để xin việc sau này.

Nhiều công việc mà sinh viên chuyên ngành Truyền thông có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp đòi hỏi những ngành học phải chuyên sâu về lĩnh vực đó. Vì vậy, nếu đi tìm việc làm với một tấm bằng truyền thông không chuyên sâu thì bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn.

Khoa học máy tính

Chuyên ngành Khoa học máy tính thường được được xem là rất triển vọng để có một sự nghiệp thành công sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, tấm bằng khoa học máy tính cũng rất khó xin việc.

Nguyên nhân là do bằng cấp về khoa học máy tính rất rộng, giống như bằng cấp về truyền thông. Một số sinh viên theo học ngành khoa học máy tính với mong muốn kiếm được một công việc trong lĩnh vực lập trình, công nghệ thông tin hoặc an ninh mạng. Tuy nhiên, có nhiều khóa học chuyên sâu cho những định hướng nghề nghiệp này giúp sơ yếu lý lịch của bạn đẹp hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Top 20 ngành học tưởng cực xịn với Gen Z nhưng lại khó xin việc nhất hiện nay ảnh 3

Tấm bằng khoa học máy tính cũng rất khó xin việc, nhất là khi vừa ra trường.

Để tăng khả năng cạnh tranh, bạn sẽ phải học lên cao hơn hoặc học chuyên sâu hơn và tập trung vào một lĩnh vực, chẳng hạn như lập trình hoặc an ninh mạng. Nếu không, bạn khó có thể tìm được việc làm với trình độ học vấn và kinh nghiệm non nớt khi vừa mới ra trường.

Tư pháp hình sự

Rất nhiều sinh viên vì mê mẩn các bộ phim truyền hình như NCIS (tạm dịch: Cục Điều tra Tội phạm Hải quân Mỹ) hoặc Criminal Minds (tựa Việt: Hành vi tội phạm) nên đã theo học lĩnh vực tư pháp hình sự. Các diễn viên trong phim làm cho các công việc như thám tử và đặc vụ trông thật hấp dẫn và thú vị. Tuy nhiên, thực tế của những công việc như thế này là vừa nguy hiểm vừa dễ thất nghiệp.

Top 20 ngành học tưởng cực xịn với Gen Z nhưng lại khó xin việc nhất hiện nay ảnh 4

Đây là công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn vì bạn sẽ phải thất nghiệp một thời gian trước khi có một cộng việc ổn định.

Sau khi tốt nghiệp, nhiều sinh viên chuyên ngành Tư pháp hình sự sẽ phải chịu cảnh thất nghiệp một thời gian dài trước khi tìm được một công việc bàn giấy hiếm hoi mà họ đủ điều kiện xin vào làm. Sinh viên có thể làm các công việc hành chính cho thành phố hoặc nơi cư trú. Những người khác có thể tiếp tục học cao hơn hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ để theo đuổi sự nghiệp sĩ quan cảnh sát, luật sư hoặc nhân viên bảo trợ trẻ em cơ nhỡ.

(còn tiếp)

Top 20 ngành học tưởng cực xịn với Gen Z nhưng lại khó xin việc nhất hiện nay ảnh 8
Theo EDsmart
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm