Top 5 tựa phim "bóc trần" các drama và góc khuất đen tối của giới thời trang xa xỉ

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Đằng sau những thương hiệu đắt giá của các gia tộc thời trang, những mẫu thiết kế lộng lẫy là vô số câu chuyện từ thú vị đến bí mật đen tối. Tất cả đều trở thành "gia vị hoàn hảo" cho loạt tựa phim lấy chủ đề về thời trang, văn hóa - lịch sử.

The Devil Wears Prada

Dựa trên tiểu thuyết ăn khách của Lauren Weisberger, tác phẩm hài chính kịch của đạo diễn David Frankel đại diện cho những năm 2000 khi mà các tạp chí thời trang còn thịnh hành. Cô nàng Andy Sachs (Anne Hathaway) vừa chân ướt chân ráo tốt nghiệp đại học trở thành trợ lý cho biên tập viên tạp chí quyền lực Miranda Priestly (Meryl Streep).

Top 5 tựa phim "bóc trần" các drama và góc khuất đen tối của giới thời trang xa xỉ ảnh 1

Bắt đầu bộ phim, Andy coi thời trang cao cấp là thứ gì đó nằm ngoài tầm với. Càng về sau, thời trang của nữ chính ngày một nâng cấp: Bắt đầu với áo len đan kèm sơ mi với váy kẻ sọc xuề xòa và kết thúc là set đồ tinh tế đến từ bàn tay nhà thiết kế Patricia Field. Các thiết kế của Field rất sang trọng, toát kên sự góc cạnh và cá tính. Ngoài ra nếu để ý thì các bộ đồ đắt giá mà Andy mặc gần như “ngó lơ” lời khuyên của Coco Chanel về phụ kiện tối giản.

Dior and I

Tuần lễ thời trang dưới ánh nhìn của công chúng là tổ hợp của niềm vui, sự xa xỉ. Hai lần trong năm, ai cũng muốn là cô gái sải bước đi giữa lấp lánh với tấm váy đắt giá. Ai cũng muốn là nhà thiết kế mỉm cười hạnh phúc trong tràng pháo tay của khán giả. Nhưng đằng sau sự hào nhoáng, người ta quên rằng họ cũng là con người với cảm xúc, sợ hãi và áp lực như ai. Đó chính xác là những gì mà bộ phim tài liệu Dior and I của Frederic Tcheng khám phá.

Top 5 tựa phim "bóc trần" các drama và góc khuất đen tối của giới thời trang xa xỉ ảnh 2

Được đến các xưởng may Dior là một điều hiếm có. Ngay cả những người không quan tâm đến thời trang cũng sẽ bị bộ phim tài liệu này hấp dẫn. Raf Simons cho thấy mình là một nhà thiết kế tỉ mỉ, một người đàn ông kín đáo với tình yêu mãnh liệt cùng thời trang.

Coco Before Channel

Tác phẩm năm 2009 vén bức màn huyền thoại của nhà thiết kế mang tính biểu tượng, Gabrielle “Coco” Chanel, để đến với chân dung cùng những thương tổn và tham vọng cao cả của bà. Đạo diễn và biên kịch bởi Anne Fontaine, Coco Before Channel với diễn xuất của Audrey Tautou trong vai chính còn khắc họa sự phân cấp trong xã hội Pháp.

Top 5 tựa phim "bóc trần" các drama và góc khuất đen tối của giới thời trang xa xỉ ảnh 3

Màn trình diễn đầy nghệ thuật của Tautou truyền tải sự kiên cường của Coco qua những lời bình luận gay gắt và thái độ hoài nghi của cô về tình yêu. Khi Coco bước lên nấc thang xã hội, thời trang của nhân vật này ngày càng khẳng định cái tôi riêng. Tờ New York Times gọi bộ phim là “một tác phẩm chính kịch về thời trang xứng đáng với cái tên của nó”.

Valentino: The Last Emperor

Valentino: The Last Emperor thuộc thể loại tài liệu ra mắt năm 2008 kể về cuộc đời của Valentino Garavani - cha đẻ thương hiệu thời trang cao cấp thế giới Valentino. Phim là cuộc khám phá thế giới độc nhất vô nhị của một trong những cái tên nổi tiếng nhất nước Ý.

Bắt lấy khoảnh khắc trong chương cuối sự nghiệp của Valentino, Valentino: The Last Emperor khám phá các chủ đề lớn hơn tác động đến ngành kinh doanh thời trang. Trọng tâm của bộ phim là mối quan hệ giữa Valentino và đối tác kinh doanh kiêm bạn đời trong hơn nửa thập kỷ là Giancarlo Giammetti.

Top 5 tựa phim "bóc trần" các drama và góc khuất đen tối của giới thời trang xa xỉ ảnh 4

House of Gucci

Những thăng trầm của gia tộc Gucci qua 3 thế hệ luôn là chủ đề hấp dẫn giới mộ điệu thời trang. Dưới bàn tay đạo diễn của Ridley Scott, House of Gucci quy tụ dàn sao Lady Gaga, Adam Driver, Al Pacino, Jared Leto và Salma Hayek. Bộ phim khai thác những “drama” của đại gia tộc Gucci. Dựa trên câu chuyện có thật gây sốc, bộ phim khai thác các yếu tố: Thời trang, tình yêu, tiền bạc, phản bội và âm mưu.

Đạo diễn, nhà sản xuất Ridley Scott cho biết: “Đó là một câu chuyện thú vị về lịch sử của một gia tộc. Nhà Gucci được ví như một gia đình hoàng tộc trong ngành công nghiệp thời trang, và sự suy tàn của nó đã manh nha từ chính bên trong nội bộ gia tộc rồi lan rộng ra. Một câu chuyện như vậy chẳng phải là rất thú vị hay sao?”

Top 5 tựa phim "bóc trần" các drama và góc khuất đen tối của giới thời trang xa xỉ ảnh 5

Để đảm bảo phần phục trang bám sát giai đoạn lịch sử, Ridley Scott đã nhờ đến nhà thiết kế trang phục lâu năm Janty Yates - chủ nhân Oscar với Gladiator - để thiết kế phục trang cho Patrizia Reggiani (Lady Gaga), Maurizio Gucci (Driver) và các nhân vật đình đám còn lại trong House of Gucci.

Top 5 tựa phim "bóc trần" các drama và góc khuất đen tối của giới thời trang xa xỉ ảnh 9
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Mối quan hệ thật của Shinichi - Kaito Kid gây sốc: Người bênh vực, người bất bình

Mối quan hệ thật của Shinichi - Kaito Kid gây sốc: Người bênh vực, người bất bình

HHT - "Thám Tử Lừng Danh Conan: Ngôi Sao Năm Cánh 1 Triệu Đô" (Conan movie 27) đã lên sóng tại Nhật Bản, hé lộ sự thật thân phận gây sốc giữa bố của Shinichi (Conan) và Kaito Kid (Kaito Kuroba). Fan cặp đôi của thám tử - siêu trộm khó chấp nhận, trong khi nhiều người lật lại truyện tranh và tìm ra bằng chứng tác giả đã "thả hint" về thân thế từ lâu.