Trắc nghiệm kokology: Hãy thử biến mình thành một “ảo thuật gia” nhé bạn!

Trắc nghiệm kokology: Hãy thử biến mình thành một “ảo thuật gia” nhé bạn!
HHT - Bạn nghĩ nếu mình cũng có kỹ năng như những ảo thuật gia thì bạn có thích không? Nào, hãy tưởng tượng… Đêm nay là cơ hội lớn của bạn. Khán giả đang đợi, và tấm màn sân khấu sắp sửa được kéo ra…

Những lá bài nhảy múa trên không. Những chú thỏ chui ra từ một cái mũ. Một “trợ lý” biến mất theo làn khói. “Phép thuật” trên sân khấu thực ra là một trò chơi đánh lừa khán giả, nhưng được đưa lên tầm giải trí. Khi bạn xem trình diễn ảo thuật, bạn biết mình đang “bị lừa”, nhưng dù bạn có nghĩ kỹ thế nào, hay nhìn kỹ đến đâu, thì dường như bạn vẫn không bao giờ có thể hiểu ra được bí mật đằng sau màn trình diễn đó. Chỉ biết rằng dù gì, nó cũng rất hấp dẫn. Và có lẽ, phần quan trọng nhất trong màn trình diễn của một ảo thuật gia không phải là ở sự thành thạo các kỹ thuật hay chuẩn bị đạo cụ, mà là khả năng làm cho khán giả tin.

Trắc nghiệm kokology: Hãy thử biến mình thành một “ảo thuật gia” nhé bạn! ảnh 1

Bạn nghĩ nếu mình cũng có kỹ năng như những ảo thuật gia thì bạn có thích không? Nào, hãy tưởng tượng… Đêm nay là cơ hội lớn của bạn. Khán giả đang đợi, và tấm màn sân khấu sắp sửa được kéo ra…

1. Bạn là một ảo thuật gia trình diễn trên sân khấu, chuẩn bị bắt đầu cho một tour diễn dài hơi. Hôm nay là đêm mở màn, và bạn đang đợi người dẫn chương trình giới thiệu tiết mục của mình. Bạn cảm thấy thế nào vào khoảnh khắc trước khi show diễn bắt đầu?

2. Một phần của màn trình diễn của bạn bao gồm việc gọi một khán giả lên sân khấu để “giúp” bạn. Bạn sẽ gọi ai lên trợ giúp? Hãy đưa ra tên một người mà bạn biết.

3. Cho dù đã có nhiều năm luyện tập và kinh nghiệm, nhưng không hiểu sao, màn trình diễn của bạn thất bại thảm hại. Bạn nói gì với người mà bạn đã gọi lên sân khấu để trợ giúp?

4. Bạn quay lại phòng thay đồ sau màn trình diễn. Bạn cảm thấy thế nào vào lúc này, khi show diễn đã kết thúc?

Đây, lời giải thích cho những câu trả lời của bạn:

Đôi khi, người ta gọi “ảo thuật” là “mánh”, và điều đó có lý do đấy. Bởi người ta phải khiến cho khán giả nhìn thấy những thứ không hẳn như họ tưởng, hoặc bỏ qua những thực tế rành rành trước mắt. Nói chung, những màn ảo thuật đều bao gồm sự đánh lừa. Cho nên, cách mà bạn tưởng tượng ra chính màn trình diễn của mình sẽ cho thấy cách bạn nhìn bản thân khi nói đến việc lừa dối người khác, đặc biệt là những người thân thiết nhất với bạn.

Trắc nghiệm kokology: Hãy thử biến mình thành một “ảo thuật gia” nhé bạn! ảnh 2

1. Cảm xúc của bạn khi đợi lúc mình ra sân khấu cho biết những gì bạn cảm thấy khi lập kế hoạch (hoặc nghĩ đến) một việc cần nói dối. Hầu hết mọi người sẽ nghĩ những điều như: “Hy vọng mình không làm hỏng bét”, hoặc “Ôi, mình lo lắng quá”. Nhưng cũng có những người nghĩ: “Mình sẽ bước ra sân khấu và khiến cho tất cả khán giả phải ấn tượng” - những người này có vẻ “miễn nhiễm” với sự lo lắng vốn có khi nói dối rồi.

2. Người mà bạn đề nghị lên sân khấu trợ giúp mình là người mà bạn coi là đơn giản, ngây thơ, thậm chí là hơi… ngố. Nói tóm lại, đó là người mà bạn nghĩ là dễ bị lừa.

3. Lời bạn nói sau khi làm hỏng màn trình diễn cho thấy kiểu phản ứng mà bạn sẽ có khi bị phát hiện nói dối. Bạn có đỏ mặt trước khi lắp bắp: “Xin lỗi nhé” (cho thấy bạn rất xấu hổ khi bị phát hiện nói dối), hay bạn chỉ cố cười trừ cho qua chuyện: “Ái chà, có lẽ điều này chứng minh rằng chẳng có ai là hoàn hảo cả” (cho thấy bạn thường lấp liếm cho qua chuyện)? Hay bạn thuộc một nhóm ít người giả vờ rằng sai sót này chỉ là một phần của show diễn? Thế thì bạn thuộc dạng giỏi nói dối rồi đấy.

4. Cảm xúc của bạn sau khi màn trình diễn kết thúc chính là điều mà bạn cảm thấy sau khi làm hoặc nói điều gì đó không trung thực.

Trắc nghiệm kokology: Hãy thử biến mình thành một “ảo thuật gia” nhé bạn! ảnh 3

- “Căng thẳng thật. Đúng là một chuyện lộn xộn!” -> Có vẻ bạn không giỏi nói dối người khác, và bạn thấy rất mệt mỏi khi nghĩ đến việc mình đã làm.

- “Thế là xong, mình sẽ không theo nghề này nữa” -> Có lẽ bạn không phù hợp với những việc thiếu trung thực đâu. Bạn sẽ cảm thấy rất chán ngán sau khi nói hoặc làm điều gì đó dối trá. Bạn thực sự thích làm một người trung thực và chăm chỉ cơ.

- “Lần sau mình sẽ làm tốt” -> Bạn không cảm thấy ngại lắm sau một việc làm hoặc lời nói không trung thực. Và bạn sẵn sàng tiếp tục làm như thế.

- “Mình thấy công việc này thật phấn khích” -> Bạn hình thành thói quen nhanh thật đấy. Bạn thấy thích thú khi mình đã “qua mặt” được người khác và rất có khả năng sẽ là “ngựa quen đường cũ”.

Theo Trích HHT 1271
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bước vào Vũ trụ Galileo qua ngòi bút của "ông hoàng trinh thám" Higashino Keigo

Bước vào Vũ trụ Galileo qua ngòi bút của "ông hoàng trinh thám" Higashino Keigo

HHT - “Thám tử Galileo” là một trong những nhân vật thám tử nổi tiếng của dòng văn trinh thám châu Á, được sáng tạo bởi nhà văn Nhật Bản Higashino Keigo. Có nhiều vụ án tưởng chừng không thể tìm ra được thủ phạm đã được “Thám tử Galileo” đưa ra ánh sáng một cách ly kỳ trong một số đầu sách đã xuất bản dưới đây.
Chuyện nhà Tí: Cuốn sách kể những điều dung dị của nhà văn Phan Thị Vàng Anh

Chuyện nhà Tí: Cuốn sách kể những điều dung dị của nhà văn Phan Thị Vàng Anh

HHT - Không kịch tính, không cố ý gây sốc, Chuyện nhà Tí (và nhiều chuyện nhà khác) đơn giản là những câu chuyện đời thường nhưng lại mang đến nhiều suy tư. Đọc để thấy cuộc sống này vẫn còn nhiều thú vị ngay trong những điều nhỏ bé nhất. Nhưng trên hết, nó nhắc ta nhớ rằng, ai cũng vật lộn với những câu chuyện như thế mỗi ngày.
Chuyện ở quán canh hầm 24h: Khám phá nhân duyên Việt - Hàn đáng yêu

Chuyện ở quán canh hầm 24h: Khám phá nhân duyên Việt - Hàn đáng yêu

HHT - "Chuyện ở quán canh hầm 24h" là tản văn gói ghém những câu chuyện nhân duyên dễ thương xuyên suốt các chuyến bay Việt Nam và Hàn Quốc, được nhà văn QinS-eoul chắp bút sau 3 năm “ở ẩn”. QinS-eoul cũng chính là cây bút đứng sau những bài viết của chuyên mục Bánh Dày & Bánh Tteok quen thuộc trên báo Hoa Học Trò.