Trẩy hội Trăng rằm: Cùng khám phá Tết Trung Thu ở các quốc gia châu Á

Trẩy hội Trăng rằm: Cùng khám phá Tết Trung Thu ở các quốc gia châu Á
HHT - Không chỉ riêng ở Việt Nam, tại một số quốc gia châu Á khác, Tết Trung Thu cũng được xem là một trong những lễ hội truyền thống lớn và được trông đợi nhất trong năm.

Nhật Bản

Trẩy hội Trăng rằm: Cùng khám phá Tết Trung Thu ở các quốc gia châu Á ảnh 1

Tết Trung Thu ở Nhật Bản hay còn được gọi là “Lễ hội ngắm trăng” (Otsukimi) được tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch hằng năm. Dù đã có “tuổi đời” hơn 1.000 năm, thế nhưng, đối với người dân xứ sở Mặt Trời mọc thì đây là dịp để họ tôn vinh Mặt Trăng trong mùa Thu, thời điểm trăng tròn nhất trong năm.

Hiện nay, tuy ở Nhật không còn sử dụng lịch Âm nữa, thế nhưng không khí Tết Trung Thu không vì lẽ đó mà phai nhạt. Người Nhật vẫn bày mâm cỗ lớn trước nhà, thong thả ngắm trăng, nhâm nhi chút trà bánh và trò chuyện với nhau. Một điểm đặc trưng khác ở “xứ sở Phù Tang” chính là họ sẽ không ăn bánh nướng hoặc bánh dẻo mà thay vào đó là các loại bánh truyền thống điển như bánh “Tsukimi dango” - một loại bánh làm từ nếp “bé xinh” - “mũm mĩm” minh hoạ cho vầng trăng tròn đây trên bầu trời. Hay hình ảnh những chiếc lồng đèn cá chép - biểu trưng cho lòng dũng cảm của các bé trai cũng là một điểm đặc biệt của Trung Thu ở Nhật Bản.

Trẩy hội Trăng rằm: Cùng khám phá Tết Trung Thu ở các quốc gia châu Á ảnh 2

Tsukimi dango - "bánh thỏ ngọc" của người Nhật.

Hàn Quốc

“Hội Trăng Rằm” ở Hàn Quốc lại có một tên gọi khác là Chuseok (Lễ tạ ơn). Sở dĩ đây còn được gọi là Lễ tạ ơn của người Hàn Quốc là bởi ý nghĩa của lễ hội này xuất phát từ tấm lòng biết ơn, mong muốn được cảm tạ tổ tiên đã cho họ một vụ mùa bội thu đồng thời cầu chúc cho cuộc sống sẽ càng thêm ấm no, hạnh phúc trong tương lai. Chuseok cũng là dịp để người thân gia đình sum họp, quây quần cùng nhau chia sẻ tâm tình cũng như thưởng thức các món ăn truyền thống của dân tộc.

Trẩy hội Trăng rằm: Cùng khám phá Tết Trung Thu ở các quốc gia châu Á ảnh 3

Chuseok được coi là một dịp lễ lớn ở Hàn Quốc.

Trẩy hội Trăng rằm: Cùng khám phá Tết Trung Thu ở các quốc gia châu Á ảnh 4

Songpyeon - loại bánh đặc trưng cho dịp lễ này.

Thái Lan

Tết Trung Thu ở Thái Lan hay còn gọi là “Lễ cầu trăng” được tổ chức vào đúng ngày 15/8 âm lịch hằng năm. Trong dịp này người dân trên khắp “đất nước chùa tháp” sẽ tổ chức lễ cúng trăng, mọi người cùng ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều phúc lành và tốt đẹp nhất sẽ đến với họ.

Trẩy hội Trăng rằm: Cùng khám phá Tết Trung Thu ở các quốc gia châu Á ảnh 5

Malaysia

Người dân Malaysia cũng chào đón Tết Trung Thu hết sức sôi nổi. Malaysia tổ chức lễ hội bánh trung thu kéo dài từ ngày 19 đến 21/9 âm lịch. Song song đó họ còn tổ chức lễ hội lồng đèn vào ngày 16/9 âm lịch hằng năm. Trong suốt lễ hội, khắp các phố phường ở Malaysia sẽ được trang hoàn lung linh sắc màu bởi hàng trăm chiếc lồng đèn đủ màu sắc, kiểu dáng khác nhau. Ngoài ra còn có thêm rất nhiều hoạt động văn hóa giải trí thú vị khác cũng được tổ chức trong dịp lễ hội đặc biệt này.

Trẩy hội Trăng rằm: Cùng khám phá Tết Trung Thu ở các quốc gia châu Á ảnh 6

HUY LÊ - Ảnh tổng hợp từ nhiều nguồn

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?