Trẻ thiếu ngủ có thể bị rối loạn tăng động

Trẻ thiếu ngủ có thể bị rối loạn tăng động
Một nghiên cứu mới cho thấy việc thiếu ngủ ở trẻ nhỏ có thể góp phần vào sự phát triển của căn bệnh rối loạn tăng động và rối loạn thiếu chú ý (ADHD).

Trẻ thiếu ngủ có thể bị rối loạn tăng động

> Trẻ sinh non dễ bị tăng động, giảm chú ý
> Phương pháp chữa tăng động giảm chú ý cho trẻ em gây tranh cãi
> Anh: Trẻ em mắc chứng ADHD – nỗi lo của cha mẹ

Một nghiên cứu mới cho thấy việc thiếu ngủ ở trẻ nhỏ có thể góp phần vào sự phát triển của căn bệnh rối loạn tăng động và rối loạn thiếu chú ý (ADHD).

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Đây là kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu SRI International ở Menlo Park, California (Mỹ). Họ đã tiến hành nghiên cứu 6.860 trẻ em ở độ tuổi trước khi tới trường.

Theo các nhà nghiên cứu, thời gian ngủ không đầy đủ có thể góp phần vào sự phát triển của căn bệnh ADHD ở trẻ.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Erika Gaylor, một nhà nghiên cứu cấp cao của SRI International, cho biết: “Những trẻ em ngủ ít hơn trong thời kỳ trước khi đi học thường hiếu động hơn và ít chú ý so với các bạn bè đồng trang lứa. Những phát hiện này cho thấy không được ngủ đủ giấc, trẻ có thể có nguy cơ phát triển căn bệnh ADHD."

Theo các tác giả, căn bệnh ADHD này thường không được chuẩn đoán cho đến khi trẻ đi học tiểu học. Tuy nhiên, những dấu hiệu của nó thường thấy ở độ tuổi trước đó. Và những vấn đề về giấc ngủ, đặc biệt là khó ngủ, thường xuyên được báo cáo ở những trẻ em và thanh niên bị bệnh ADHD.

Trước đó, một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng khi trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá và nhiễm chì trong thời thơ ấu thường đối mặt với một nguy cơ cao với căn bệnh ADHD.

Theo Minh Trâm
Bee.net.vn

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại
Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại
TPO - Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...