Triệu hồi ngay những món thần dược "giải khát mát người" trong những ngày nắng nóng

Triệu hồi ngay những món thần dược "giải khát mát người" trong những ngày nắng nóng
HHT - Nắng nóng như thế này thì ai cũng mơ về một ly nước mát lạnh. Có nhiều loại nước uống bổ dưỡng không chỉ giúp bạn dịu cơn khát ngay lập tức, mà còn hỗ trợ cơ thể giải nhiệt cực nhanh.

Củ mã thầy (củ năng)

Triệu hồi ngay những món thần dược "giải khát mát người" trong những ngày nắng nóng ảnh 1

Thường thì chúng mình hay ăn liền cả củ mã thầy, nhưng nhai một lúc bạn thường thấy bị bã. Xay hay ép mã thấy lấy nước thì uống ngon và mát hơn nhiều vì củ này có tác dụng giải nhiệt, chống khát. Lưu ý này: Bạn nên mua mã thầy còn nguyên vỏ, chịu khó về nhà rửa thật sạch rồi tự gọt vỏ, hoặc xem người bán gọt ngay tại chỗ. Mã thầy đã gọt vỏ sẵn phơi ngoài trời nóng rất dễ bị ôi hỏng, khi mua phải ngửi và kiểm tra kỹ.

Dưa bở

Triệu hồi ngay những món thần dược "giải khát mát người" trong những ngày nắng nóng ảnh 2

Dưa bở có ưu điểm là mát, thanh nhiệt, giá rẻ nhưng vị hơi nhạt. Món dưa bở phổ biến nhất là cắt thành từng miếng, cho vào tủ lạnh rồi mang ra chấm đường ăn. Cam đoan với bạn là món dưa bở dầm thì ngon hơn nhiều. Bạn chỉ cần chọn một quả dưa bở đã chín (lớp vỏ ngoài bắt đầu nứt ra), gọt vỏ rồi dầm kỹ cả cùi lẫn hạt với đường cho thật nhuyễn, sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ăn chung với đá. Đảm bảo bạn ăn tới đâu thấy dễ chịu tới đó ngay.

Mía

Triệu hồi ngay những món thần dược "giải khát mát người" trong những ngày nắng nóng ảnh 3

Tác dụng lớn nhất của mía là giải nhiệt, chống khát nước. Bạn chỉ cần ăn vài khẩu mía cũng giúp cơ thể mát mẻ đi nhiều. Nhưng uống một cốc nước mía mát lạnh thì vẫn thích hơn. Nước mía mà cho thêm vài lát chanh hay quất cho có mùi thơm dịu nữa là càng tuyệt. Quan trọng nhất là bạn phải tìm được hàng bán nước mía sạch sẽ, chứ nước mía vốn ngọt rất dễ thu hút kiến ruồi đến bu quanh.

Chanh

Triệu hồi ngay những món thần dược "giải khát mát người" trong những ngày nắng nóng ảnh 4

Đi đâu xa về vừa nóng vừa mệt mà được uống một cốc nước chanh đường, thả thêm vài viên đá thì còn gì sung sướng hơn? Mẹo pha nước chanh ngon là bạn hãy hòa sẵn đường với nước lạnh xong mới vắt chanh vào, sau đó cho thêm vài lát vỏ thái nhỏ vào cho thơm. Tuyệt đối không dùng nước ấm để pha, kẻo bạn sẽ có một cốc nước chanh đắng ngắt đấy!

Bột sắn dây

Triệu hồi ngay những món thần dược "giải khát mát người" trong những ngày nắng nóng ảnh 5

Cũng có tác dụng thanh nhiệt trong mùa Hè. Thời điểm này ngoài miền Bắc đang đúng mùa sắn dây cũng như hoa bưởi, bạn mua bột sắn về tự ướp với hoa bưởi là tốt nhất. Ngược lại với cách pha nước chanh, bạn nên cho bột sắn vào hòa tan với nước lạnh trước, sau mới cho thêm đường. Vắt thêm vài giọt chanh hay quất trước khi hòa đường nữa thì càng ngon, vì nước sẽ có cả vị chua mát dìu dịu.

Đậu xanh

Triệu hồi ngay những món thần dược "giải khát mát người" trong những ngày nắng nóng ảnh 6

Món chè đậu xanh nhuyễn pha với nước cốt dừa bạn hay ăn ngoài hàng vốn đã ngon, nhưng chè đậu xanh ăn tốt nhất là khi còn nguyên lớp vỏ. Ngâm đậu xanh còn vỏ vào nước lạnh chừng nửa tiếng cho mềm, sau đó bắc lên bếp đun liu riu cho đến khi hạt đậu chín mềm, cho  lớp vỏ tách rời ra thì nêm đường vừa miệng là được. Bạn đã có ngay món chè đậu xanh thanh nhiệt, giúp cơ thể không còn nóng bức nữa.

Mướp đắng

Triệu hồi ngay những món thần dược "giải khát mát người" trong những ngày nắng nóng ảnh 7

Với loại quả này, bạn có thể ép trực tiếp lấy nước hoặc thái thành lát, cho thêm nước vào đun sôi. Nước mướp đắng tốt thì tốt, nhưng có vị đắng nên không phải bạn nào cũng thích uống đâu!

Theo TỔNG HỢP
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm