Trung Quốc chấm điểm công dân từ cuối 2020 để giảm người xấu

Trung Quốc chấm điểm công dân từ cuối 2020 để giảm người xấu
HHT - Trung Quốc sẽ dựa vào những hành vi xã hội của người dân để đánh giá họ. Những người bị chấm điểm thấp sẽ bị hạn chế trong việc di chuyển.

Theo Bloomberg, Trung Quốc đang lên kế hoạch đánh giá 1,3 tỷ dân của quốc gia này thông qua các hành vi xã hội. Từ năm 2021, những thử nghiệm ban đầu sẽ áp dụng với người dân tại Bắc Kinh.

Theo một kế hoạch được đăng tải lên trang web của chính quyền thành phố, Bắc Kinh sẽ thu thập dữ liệu từ một số phòng ban quản lý, từ đó đưa ra đánh giá để thưởng hoặc trừng phạt 22 triệu công dân dựa trên các hành động của họ ngoài xã hội và cả trên Internet.

Những người được đánh giá có "tín dụng xã hội" tốt sẽ được hưởng nhiều lợi ích, trong khi đó những người phạm pháp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống.

Trung Quốc chấm điểm công dân từ cuối 2020 để giảm người xấu ảnh 1
Người dân Trung Quốc thường xuyên sử dụng các nền tảng trực tuyến và chúng luôn bị chính quyền Trung Quốc giám sát. Ảnh: Bloomberg.

Theo kế hoạch của chính phủ, dự án này nhằm phân loại những thành phần xấu trong xã hội và những người bị coi là "không đáng tin cậy" sẽ không thể đi bất cứ đâu dù chỉ một bước.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia cho biết, vào cuối tháng 5, những người có tín dụng cá nhân xấu ở Trung Quốc đã bị chặn không thể đặt vé di chuyển với hơn 11 triệu chuyến bay và 4 triệu chuyến tàu cao tốc.

Bên cạnh Bắc Kinh, hàng chục thành phố khác tại Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch áp dụng chương trình này. Thành phố Hàng Châu đã ra mắt hệ thống đánh giá tín dụng cá nhân người dân vào đầu năm 2018.

Hệ thống này sẽ cộng điểm khen thưởng những hành vi có ích với xã hội như công việc tình nguyện, hiến máu và áp dụng các trừng phạt với những hành vị trái pháp luật như vi phạm luật giao thông.

Theo kế hoạch của chính phủ Bắc Kinh, cơ quan sẽ liên kết với nhiều cơ sở dữ liệu từ các công ty cung cấp dịch vụ Internet khác nhau để có thể có nắm được mọi hoạt động, tương tác của mỗi người dân trên các dịch vụ này.

Người dân Trung Quốc có thói quen sử dụng các ứng dụng trực tuyến như WeChat của Tencent hay Alipay của Ant Financial, những tài khoản này thường liên kết với số điện thoại di động và được chính phủ giám sát rất chặt chẽ. Ngoài ra, Trung Quốc còn sở hữu hàng chục triệu camera tích hợp AI, có thể theo dõi và tìm ra người phạm tội trong đám đông. 

Theo news.zing.vn
MỚI - NÓNG
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt: Chung Seop giống "bố vợ" Gwan Sik, Kim Seon Ho lột xác
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt: Chung Seop giống "bố vợ" Gwan Sik, Kim Seon Ho lột xác
HHT - Không chỉ tình đầu Park Yeong Beom, mà Chung Seop cũng khá giống Yang Gwan Sik - bố của Geum Myeong. Tuy nhiên, có vẻ mối tình thứ hai với chàng họa sĩ mới là bến đỗ đúng cho hôn nhân của "cục vàng" nhà họ Yang. Tương tự như Gwan Sik, Chung Seop nói ít làm nhiều, thầm lặng và mạnh mẽ, chở che cho người mình yêu.
Quý Nữ - Khi Chim Nhạn Trở Về tập 13, 14, 15: Mẹ con Hàn Nhạn gỡ hiểu lầm đầy xót xa
Quý Nữ - Khi Chim Nhạn Trở Về tập 13, 14, 15: Mẹ con Hàn Nhạn gỡ hiểu lầm đầy xót xa
HHT - Phần quá khứ Nguyễn Tích Vân muốn che giấu, ở hai tập mới, Trang Hàn Nhạn đã hoàn toàn thấu tỏ. Khán giả đau xé lòng khi thấy hai mẹ con ôm nhau khóc. Các tập tới của "Khi Chim Nhạn Trở Về" (Quý Nữ) hứa hẹn sẽ căng như dây đàn khi Trang Sĩ Dương dần để lộ dã tâm, nhìn ra được con gái đang muốn đối đầu trực diện với mình.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu tô thắm thêm lịch sử văn hiến, hào hùng của dân tộc

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu tô thắm thêm lịch sử văn hiến, hào hùng của dân tộc

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong suốt 29 năm qua, gần 580 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và triển vọng được tôn vinh đều là những tấm gương sáng và có những thành tích đặc biệt xuất sắc, cống hiến nổi bật trên các lĩnh vực cho đất nước, ghi đậm nét dấu ấn, trí tuệ, tài năng Việt Nam, tô thắm thêm lịch sử văn hiến hào hùng của dân tộc và ghi danh trên bản đồ thế giới.
Trung Quốc: Anh bảo vệ trở thành luật sư sau 10 năm “nghe ké” bài ở ĐH Bắc Kinh

Trung Quốc: Anh bảo vệ trở thành luật sư sau 10 năm “nghe ké” bài ở ĐH Bắc Kinh

HHT - Một anh bảo vệ ở Trung Quốc - hay đúng hơn phải gọi anh là “cựu bảo vệ” - đang được nhắc đến như một tấm gương về sự kiên trì và quyết tâm. Anh đã chịu khó làm bảo vệ ở ĐH Bắc Kinh - vì biết đây là trường đại học rất danh giá - để “nghe nhờ” các bài giảng và nhặt sách cũ của sinh viên để học, để rồi giờ đây anh trở thành luật sư - đúng nghề mà anh yêu thích.