Trường ĐH Bách khoa TP.HCM: Sinh viên vào học từ 6 giờ sáng?

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM: Sinh viên vào học từ 6 giờ sáng?
HHT - Thông báo mới về khung giờ giảng dạy của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM từ 6 giờ sáng, kết thúc lúc 22 giờ 10 phút đang gây xôn xao sinh viên.
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM: Sinh viên vào học từ 6 giờ sáng? ảnh 1
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong giờ thực hành. Ảnh: HÀ ÁNH.

Sinh viên hoang mang

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa có thông báo thay đổi khung giờ giảng dạy. Theo đó, khung giờ giảng dạy của trường bắt đầu từ 6 giờ sáng và kết thúc lúc 22 giờ 10 đêm. Trong số 17 tiết học của một ngày, đáng chú ý là ba tiết bắt đầu lúc 6 giờ sáng, 12 giờ trưa và 21 giờ 20 phút tối.

Mỗi tiết học kéo dài 50 phút, nghỉ giải lao 10 phút (riêng buổi tối học liên tục không giải lao).

Thông báo này ngay sau khi đăng tải trên fanpage Facebook của trường đã nhận được nhiều ý kiến tỏ ra hoang mang của sinh viên. Facebooker Nguyễn Thu Thảo cho rằng đây là “tin động trời”. Trong khi Trần Hòa bình luận: “6 giờ sáng chắc cúp học hết”.

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM: Sinh viên vào học từ 6 giờ sáng? ảnh 2
Khung giờ học mới của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Ảnh: HÀ ÁNH.

Trang Phạm thì nói: “Dù ghi chú không xếp thường xuyên nhưng không có nghĩa là không xếp. Các trường khác giờ vào học sớm nhất mình biết được là 7 giờ 15, còn mình giờ học 6 giờ 30 thôi nói không ai tin”.

Còn Võ Phương Linh đặt câu hỏi: “Không biết trường khi đưa ra thông báo có cân nhắc, khảo sát tình hình, nhu cầu dạy học của sinh viên, giảng viên không? Riêng mình tin chưa đến 1/3 sinh viên, giảng viên trường muốn điều này”.

Trong khi Đặng Quang Trường ý kiến: “6 giờ sáng đến 22 giờ 10 đêm là bình thường chứ có gì mà căng”.

Chỉ áp dụng hệ vừa làm vừa học

Trao đổi với phóng viên, PGS-TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết khung giờ giảng dạy này áp dụng cho nhiều chương trình và hệ đào tạo khác nhau. Trong đó, những khung giờ đặc biệt vào lúc 6 giờ sáng hoặc 21 giờ 20 đêm chỉ dành cho hệ vừa làm vừa học.

“Điều này xuất phát từ nguyện vọng của sinh viên hệ vừa làm vừa học. Nhiều người từ các địa phương khác đến trường học tập trung trong thời gian ngắn. Vì vậy có kiến nghị trường xếp các lớp học sớm hơn và trễ hơn bình thường để có thể kết thúc đợt học nhanh hơn”, PGS-TS Phúc lý giải.

Với sinh viên hệ chính quy, theo PGS-TS Phúc, giờ học chính thức bắt đầu từ 7 giờ sáng. So với khung giờ trước đây là trễ hơn nửa tiếng (theo khung cũ sinh viên vào học lúc 6 giờ 30 sáng).

PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cũng khẳng định, trường sẽ không xếp giờ học cho sinh viên chính quy trong khoảng 6 đến 6 giờ 50 sáng.

Ngoài ra cũng theo PGS-TS Thắng, thay đổi trong khung giờ dạy mới còn ở việc sắp xếp lại các tiết học. Trước đây có những buổi sinh viên học liên tục 6 tiết thì nay tối đa chỉ còn 5 tiết. Tuy nhiên thời khóa biểu hiếm khi xếp giờ học 5 tiết mà chủ yếu 2-4 tiết (trừ môn thí nghiệm đặc thù cần thời gian liên tục).

Nói về giờ học buổi trưa, theo PGS-TS Thắng: “Trước đây khung giờ của trường có 30-45 phút giờ nghỉ trưa thì nay sẽ không còn nữa. Tuy nhiên sinh viên hoàn toàn có thể chủ động trong việc chọn giờ học, giờ nghỉ trưa phù hợp của mình”. 

Theo thanhnien.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?